Nội dung chính
Bạn hoàn toàn không phải là người duy nhất nếu bạn bắt đầu mang thai khi cân nặng quá lớn so với chiều cao. Ở Hoa Kỳ, hơn một nửa phụ nữ mang thai bị tình trạng thừa cân hay béo phì.
Bạn được xem là thừa cân nếu trước khi mang thai chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong khoảng từ 25 đến 29,9. (BMI phản ánh mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng của bạn, và là chỉ số để ước lượng lượng mỡ trong cơ thể). Bạn được xem là béo phì nếu có chỉ số BMI từ 30 trở lên.
Bạn không chắc chắn về chỉ số BMI của mình? Hãy thử dùng bảng tính BMI của chúng tôi.
Nên tăng bao nhiêu cân khi mang thai khi bạn đã bị thừa cân hay béo phì
Việc nên tăng bao nhiêu cân khi mang thai phụ thuộc vào chỉ số BMI của bạn:
- Nếu BMI từ 25 đến 29,9: Bạn nên tăng khoảng 7-11 kg (15-25 pound) khi đến cuối kỳ thai, hoặc khoảng 1-1,4 kg (2-3 pound) mỗi tháng trong quý thứ 2 và 3.
- Nếu BMI từ 30 trở lên: bạn chỉ nên tăng từ 5-9 kg (11-20 pound) trong suốt quá trình mang thai.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 trên tạp chí Sản – Phụ khoa (Obstetrics & Gynecology) cho thấy những phụ nữ mang thai tăng cân nhiều hơn so với lượng khuyến cáo có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ 50% cao hơn so với các phụ nữ mang thai có trọng lượng nằm trong giới hạn khuyến cáo.
Tôi có thể ăn kiêng để giảm cân khi mang thai không?
Thời kỳ mang thai chắc chắn không phải là thời gian thích hợp để thực hiện chế độ ăn uống giảm cân: Việc hạn chế lượng thức ăn có khả năng gây nguy hiểm cho bạn và em bé. Nhưng nhiều phụ nữ thừa cân có thể giảm cân trong quá trình mang thai mà không cần ăn kiêng.
Trong 3 tháng đầu tiên, phụ nữ mang thai thường bị giảm cân do kết quả của việc ốm nghén: tình trạng buồn nôn làm giảm cảm giác thèm ăn, việc nôn mửa khiến bạn mất đi lượng calo ăn vào. Nhưng ngay cả khi như vậy, em bé của bạn vẫn nhận được đủ lượng năng lượng cần thiết.
Phụ nữ thừa cân có thêm năng lượng dự trữ trong chất béo của cơ thể, do vậy sẽ không nguy hại gì cho sự phát triển của em bé khi bạn không tăng cân hoặc thậm chí giảm một ít cân trong giai đoạn đầu mang thai. Điều không ổn là khi bạn cố tình giảm cân bằng cách cắt giảm lượng calo (và, như một kết quả, sẽ làm hạn chế chất dinh dưỡng).
Làm thế nào để kiểm soát việc tăng cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì?
Tập thể dục và ăn những thực phẩm tốt cho sức khoẻ giúp bạn đạt được mục tiêu tăng cân, đồng thời có tác động tích cực đến quá trình mang thai của bạn, làm giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề khi mang thai như tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật. Chúng cũng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái trong quá trình mang thai và thậm chí thời kỳ sau sinh.
Chế độ ăn uống khỏe mạnh khi mang thai
Tìm hiểu, lập kế hoạch, và theo dõi giúp bạn có chế độ ăn khỏe mạnh trong thời gian mang thai và tuân theo Bảy nguyên tắc dinh dưỡng khi mang thai (liên kết đến 1.b.a.55).
Sử dụng Nhật ký thực phẩm khi mang thai (liên kết đến 1.b.a.56) để chắc chắn rằng bạn đang nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước mỗi ngày. Cuốn nhật ký cũng rất hữu ích cho việc theo dõi tâm trạng và mức độ đói, vì vậy bạn có thể nhận ra những điều mà bạn cần điều chỉnh.
Nếu cần hỗ trợ để lên kế hoạch bữa ăn trong quá trình mang thai, bạn nên tìm một chuyên gia dinh dưỡng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ cần được tư vấn để đạt được sức khỏe tối ưu – bao gồm chế độ ăn khỏe mạnh và trọng lượng phù hợp – trước khi mang thai.
Tập thể dục thường xuyên
Nếu việc tập thể dục là điều tương đối mới đối với bạn, hãy bắt đầu với các bài tập dành cho người mới mang thai. Bạn có thể cảm thấy thích thú với tập thể dục nhẹ như đi bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu nhẹ. Không nên tập luyện mà không cho người tư vấn về sức khoẻ biết trước về tình trạng sức khỏe của bạn. Và bạn nên chắc chắn là mình thực hiện theo các quy tắc của tập thể dục an toàn khi mang thai.
Một số phụ nữ có thể giảm cân trong thời gian mang thai nếu họ thực hiện chế độ ăn uống khỏe mạnh và có một số thay đổi trong lối sống, vì vậy để đảm bảo sức khỏe, bạn cần kiểm tra với bác sỹ nếu điều này xảy ra với bạn.
Tài liệu tham khảo
http://www.babycenter.com/0_overweight-and-pregnant-how-to-manage-weight-gain-during-pre_1313887.bc