Nội dung chính
Tiến sĩ Lewis Cantley, nhà nghiên cứu về ung thư cho biết : “Đường làm tôi sợ.”
Đường bổ sung là thành phần tồi tệ nhất trong chế độ ăn hiện đại. Nhận thức về tác hại của nó (liên kết đến 1.c.7.35) đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua. Mặc dù vậy một số người vẫn tin rằng, đường chỉ bề nổi của vấn đề.
Do trong đường đơn có chứa fructose (liên kết đến 1.c.7.9), có thể làm rối loạn sự trao đổi chất của bạn. Nếu ăn nhiều đường, nó gây ra lượng cholesterol và triglycerides cao, nó sẽ kháng insulin và tích tụ mỡ trong gan và khoang bụng … trong ít nhất là 10 tuần. Đường bổ sung (như xi rô bắp chứa nhiều fructose) được cho là một trong những nguyên nhân chính của một số bệnh nguy hiểm hàng đầu thế giới như béo phì, tiểu đường, bệnh tim và thậm chí ung thư.
Hiện nay… có tất cả các loại chất ngọt hay đường được quảng cáo là tốt cho “sức khỏe” trên thị trường. Nhưng vấn đề là nó vẫn gây hại như đường thông thường. Trong một số trường hợp, các loại đường “khỏe mạnh” thậm chí còn tồi tệ hơn … và chúng được thêm một cách tự do vào tất cả các loại thực phẩm mà sau đó được bán trên thị trường là với nhãn “thực phẩm sức khỏe.” (Liên kết đến 1.c.7.39)
Dưới đây là 6 loại đường “lành mạnh” mà thực sự rất có hại.
1. Mật cây thùa (Agave Nectar)
Mật cây thùa (thường được gọi là xi-rô Agave) là một chất làm ngọt rất phổ biến trong cộng đồng về sức khỏe tự nhiên.
Chất ngọt này được chào mời như là một thay thế lành mạnh cho đường bởi vì nó có chỉ số đường huyết thấp.
Chỉ số đường huyết (GI) của các loại thực phẩm có tiềm năng làm tăng nhanh lượng đường trong máu một cách đột ngột. Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều thực phẩm có GI cao là không lành mạnh.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của đường đối với chỉ số đường huyết thì không nghiêm trọng so với lượng fructose có trong mật cây thùa.
Fructose tuy không làm tăng đường huyết hoặc insulin trong thời gian ngắn, nhưng khi cơ thể tiêu thụ với số lượng cao, nó sẽ gây kháng insulin … nếu dùng lâu dài nó sẽ gây ra bệnh mãn tính do lượng đường trong máu và nồng độ insulin tăng vọt.
Nếu đường huyết tăng lên trong một thời gian ngắn thì không phải là xấu, nhưng khi hiện tượng này trở thành mãn tính (lượng đường huyết luôn cao mọi lúc) thì đây thực sự là thảm họa.
Vì lý do này … mà lượng fructose là vấn đề quan tâm hơn nhiều so với chỉ số đường huyết trong đường, đường thông thường chứa khoảng 50% fructose, trong khi mật cây thùa là có tới 70-90% fructose.
Do đó, tác hại của mật cây thùa còn lớn và tồi tệ hơn cả đường thông thường.
2. Đường mía nguyên chất và hữu cơ (Raw Organic Cane Sugar)
Tôi nhìn thấy rất nhiều “sản phẩm cho sức khỏe” đường từ mía nguyên chất và hữu cơ.
Đừng để cái tên đó đánh lừa bạn … Đây chỉ là đường.
Đường hữu cơ vẫn là đường và cho dù nó có là “nguyên chất” hay không thì không có gì khác biệt.
Cách làm ngọt này được xử lý có thể khác đường “thông thường” mà bạn tìm thấy trên các kệ siêu thị, nhưng thành phần hóa học của chúng chính xác là như nhau.
Quan trọng nhất, cơ thể bạn sẽ không nhận ra sự khác biệt. Nó sẽ phá vỡ đường thành glucose và fructose trong khi tiêu hóa và nó sẽ có tác hại tương tự với sự trao đổi chất của bạn.
Dù cho bất cứ mục đích hay ý nghĩa gì thì nguyên liệu trong đường mía nguyên chất và hữu cơ hoàn toàn giống với đường thông thường.
3. Nước mía ép đã bay hơi
Tôi thường thấy dòng chữ “Nước mía ép đã bay hơi” trên các nhãn thực phẩm chế biến.
Đừng bị lừa bởi cái tên … nước mía đã bay hơi chỉ là một tên ưa thích khác cho đường.
Đây là rõ ràng là lời nói dối từ các nhà sản xuất thực phẩm đến người tiêu dùng, nó được ghi vậy để làm ẩn nội dung có đường trong thực phẩm.
Thực sự … nếu bạn thấy chữ “bay hơi” và “nước” trong cùng một từ trên một nhãn thành phần, nó sẽ làm bạn tự hỏi còn có gì khác mà các nhà sản xuất đang cố gắng để dấu bạn.
Khi các chất làm ngọt đi qua ruột và gan của bạn, cơ thể bạn sẽ không nhận ra sự khác biệt nào giữa “nước bay hơi” và đường thông thường hay xi rô bắp chứa fructose cao
4. Đường nâu
Khi đường được chế biến và rỉ mật như một sản phẩm phụ.
Đôi khi, sau khi đường đã được tinh chế và xử lý, một lượng nhỏ mật rỉ được thêm vào.
Điều này làm cho đường có màu nâu và khi đó ta sẽ gọi chúng là đường nâu.
Mật rỉ có khoảng 50% đường, nhưng chúng cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất.
Nói một cách đơn giản, đường nâu là đường thường pha loãng với đường cô đặc và ít hại hơn.
Số lượng nhỏ các khoáng chất KHÔNG làm cho nó không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
5. Đường dừa
Đường dừa có nguồn gốc từ nhựa của cây dừa.
Phương pháp sản xuất là rất tự nhiên … nó chỉ đơn giản bao gồm việc chiết xuất các chất lỏng có đường trong dừa, rồi sau đó làm cho nó bốc hơi.
Đường dừa chứa một lượng nhỏ chất xơ và một số chất dinh dưỡng, và có chỉ số đường huyết thấp hơn đường thông thường.
Nhưng một lần nữa … chỉ số đường huyết chỉ là phần nổi của tảng băng trôi khi nói đến những tác hại của loại đường này. Điều thực sự quan trọng là liệu sản phẩm này có chứa nhiều fructose hay không.
Đường dừa thực sự có lượng fructose. Nó chứa một lượng nhỏ fructose tự do, nhưng 75-80% của nó là sucrose, trong đó fructose chiếm một nửa.
Do đó, tổng hàm lượng fructose đường dừa là ở khoảng 35-45%.
Vì nó chứa lượng fructose ít hơn đường thông thường, cộng thêm có chứa lượng nhỏ chất xơ (liên kết đến 1.e.18) và các chất dinh dưỡng khác, bạn có thể nói rằng đường dừa ít hại hơn so với đường thông thường.
Tuy nhiên … là “ít hại” hơn đường chứ nó KHÔNG làm cho bạn khỏe mạnh hơn.
6. Mật ong
Mật ong (liên kết đến 1.e.15) có chứa một số chất dinh dưỡng … trong đó có chất chống oxy hóa và một lượng nhỏ các vitamin và khoáng chất. Nó gồm 80% đường, tính theo trọng lượng.
Điều đó được nói đến ở đây là theo một số nghiên cứu đã so sánh mật ong và đường nguyên chất và điều lưu ý rằng mật ong có ít hại đến tiêu hóa hơn.
Giống như đường dừa, mật ong là “ít hại” hơn so với đường thông thường.
Nhưng một lần nữa … là “ít hại” hơn đường không có nghĩa là nó tốt.
Nếu bạn đang khỏe mạnh, có tiêu thụ mật ong chất lượng ở mức vừa phải hay tốt. Thì nó chắc chắn là một lựa chọn tốt hơn so với đường thông thường hoặc xi-rô bắp với lượng fructose cao.
Nhưng mật ong không phải là một chất làm ngọt vô hại và chắc chắn nó sẽ không giúp bạn giảm cân (liên kết đến 1.c.8.3), như một số người đã tin như vậy.
Thông điệp dành cho bạn
Tất cả các đường mà bạn ăn sẽ đi xuống ruột của bạn, được chia thành glucose và fructose và cuối cùng đến gan.
Gan của bạn không biết (hoặc không quan tâm) liệu đường mà bạn ăn có là hữu cơ hay không.
Tài liệu tham khảo:
http://authoritynutrition.com/6-healthy-sugars-that-can-kill-you/