Thứ Năm, 21/11/2024
Dinh dưỡng Dinh dưỡng hợp lý Đường “làm mất kiểm soát” não của bạn và làm bạn nghiện như thế nào?

Đường “làm mất kiểm soát” não của bạn và làm bạn nghiện như thế nào?

Bài viết thứ 14 trong 50 bài thuộc ebook Cách ăn uống khoa học
 

1.c.7.5.

“Không ai có thể sử dụng sự kìm hãm nhận thức, ý chí hơn là một bộ máy sinh hóa qua mỗi phút của mỗi ngày, của mỗi năm” – Bác sĩ Robert H. Lustig.

Nếu bạn đã từng cố gắng cắt giảm lượng đường, bạn có thể thấy nó khó đến chừng nào. Trong một số trường hợp, nó dường như là không thể.

Dường như khi gặp các loại thực phẩm như là đường và một số loại thực phẩm ăn vặt khác thì não không còn hoạt động như bình thường.

Hệ thống não của chúng ta điều chỉnh sự hấp thu thực phẩm và ngăn chặn sự rối loạn tăng cân. Câu hỏi là: Tại sao?

Để hiểu tại sao điều này xảy ra, bác sĩ Robert H. Lustig, chuyên gia hệ nội tiết nhi khoa và bác sĩ Elissa S. Epel, nhà tâm lý học, đã giải thích trong đoạn video ngắn về cơ chế mà đường và các thực phẩm ăn vặt khác có thể “làm mất kiểm soát” các phản ứng hóa học trong não để làm cho chúng ta muốn ăn nhiều hơn.

Sự kích thích quá mức của các trung tâm truyền dẫn thần kinh của não gây ra nghiện

Đường gây ra béo phì, chủ yếu là do nó có chứa nhiều fructose.

Có nhiều cách mà đường làm cho chúng ta ăn nhiều hơn và tăng cân.

Bài viết này sẽ đề cập đến một trong những cơ chế này, đường tác động mạnh mẽ lên trung tâm truyền dẫn thần kinh của não.

Khi chúng ta ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, một lượng lớn dopamine được giải phóng trong vùng nhân não (nucleus accumbens).

Khi chúng ta ăn những loại thực phẩm này nhiều và thường xuyên, thụ thể dopamine bắt đầu giảm điều hòa. Từ đó có ít thụ thể dopamine hơn.

Điều này có nghĩa là khi chúng ta ăn những thực phẩm này trong lần tiếp theo, những tác động của thụ thể dopamine giảm. Chúng ta sẽ cần ăn nhiều thực phẩm này hơn trong lần tiếp theo để đạt được cùng mức độ mà thần kinh truyền dẫn.

Thực phẩm chứa đường và các thực phẩm ăn vặt khác, vì có những tác động lớn lên hệ truyền dẫn thần kinh của não, nên sẽ có chức năng tương tự như chất gây nghiện như là cocaine và nicotine.

Các trung tâm não bộ cùng đóng vai trò này. Những người có khuynh hướng nghiện sẽ trở nên nghiện những loại thực phẩm này và mất kiểm soát lượng cần ăn.

Điều này là nền tảng mà các thực phẩm chứa đường và các thực phẩm ăn vặt khác (xem 1.7.c.6) làm mất kiểm soát hệ thống hóa học của não làm cho chúng ta thích hơn và ăn nhiều hơn.

Đường có những ảnh hưởng lớn lên thái độ của chúng ta

Đối với một số người, có những thay đổi về cấu trúc trong não khi bắt gặp những loại thực phẩm này. Trong nhiều trường hợp, chúng có thể dẫn đến sự nghiện tăng lên.

Tôi có thể hỗ trợ cho ý tưởng này thông qua những trải nghiệm của chính tôi.

Tôi đang hồi phục cơn nghiện thuốc từ sau 6 lần. Tôi đã từng là một người hút thuốc nhiều năm và nó là một cuộc chiến dài để tôi từ bỏ nó. Bạn có thể nói rằng tôi biết sự nghiện rất rõ.

Tôi ở đây để nói với bạn rằng việc nghiện các thực phẩm chứa đường và thực phẩm ăn vặt thì cũng tương tự như các chất gây nghiện, nicotine, amphetamine và cannabis.

Không có sự khác biệt ở đây, ngoại trừ chất gây nghiện là khác nhau và hậu quả thì không nghiêm trọng như nhau.

Vì tìm hiểu về điều này, tôi đã nói với vài người khác những người phục hồi cơn nghiện và tất cả đều nói rằng họ nghiện thực phẩm ăn vặt cũng tương tự như cách họ đã từng nghiện thuốc và rượu.

Tôi đã không ăn đường (xem 1.c.7.9) hoặc gluten trong khoảng 5 tháng nay. Tôi giảm khoảng 30 pounds (1 pound = 0.454 kg) và tôi không bao giờ nghiện những loại thực phẩm này nữa.

Chỉ có một điều duy nhất có hiệu quả lâu dài cho những người nghiện vượt qua cơn nghiện của họ đó chính là sự kiêng tuyệt đối (xem 1.c.7.10).

Đây là cách hiệu quả cho tôi từ bỏ chất gây nghiện và là cách duy nhất tôi có thể cắt giảm các thực phẩm chứa đường và các thực phẩm ăn vặt khác.

Tài liệu tham khảo:

http://authoritynutrition.com/how-sugar-makes-you-addicted/