Thứ Năm, 21/11/2024
Dinh dưỡng Dinh dưỡng hợp lý Chế độ ăn ít chất béo có thực sự hiệu quả?

Chế độ ăn ít chất béo có thực sự hiệu quả?

Bài viết thứ 37 trong 50 bài thuộc ebook Cách ăn uống khoa học
 

Từ vài thập kỷ trước đến nay, các cơ quan y tế đã khuyên mọi người nên tuân theo một chế độ ăn uống ít chất béo.

Cùng thời điểm khI các hướng dẫn về chế độ ăn uống ít chất béo được hình thành, người dân nghĩ rằng chất béo bão hòa là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch.

Quan điểm này trở thành nền tảng của chế độ dinh dưỡng trong vài thập kỷ qua.

Đây là lý do để các tổ chức y tế lớn chuyển từ thịt, trứng (liên kết 1.c.7.14) và các sản phẩm từ sữa nguyên kem (có chất béo cao) để hướng tới các loại ngũ cốc, đậu, trái cây và rau quả (ít chất béo, lượng carbohydrate cao).

Các nguyên tắc này được dựa trên các bằng chứng rất kém thuyết phục vào thời điểm đó và nhiều nhà khoa học được coi trọng đã phản đối và nói rằng chúng có thể gây ra những hậu quả không lường trước được.

Ngày nay, những ý kiến này đã được bác bỏ hoàn toàn (liên kết với 1.c.7.24). Nhiều nghiên cứu có chất lượng cao cho thấy rằng trong thực tế không có mối liên quan giữa chất béo bão hòa và bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, những hướng dẫn này vẫn không thay đổi, mặc dù cơ sở khoa học của chúng đã bị bác bỏ.

Các hướng dẫn về chế độ ít chất béo và đại dịch béo phì

Các hướng dẫn về chế độ ít chất béo đã được công bố lần đầu vào năm 1977. Kể từ đó, các tổ chức y tế lớn và chính phủ đã không thay đổi quan điểm của họ.

Lời khuyên này có hiệu quả trong việc chống lại bệnh béo phì?  Đồ thị sau có ý nghĩa hơn nhiều lời nói.

Chế độ ăn ít chất béo

Dĩ nhiên, nhiều điều đã thay đổi trong xã hội lúc bấy giờ và đồ thị này không chứng minh được rằng các hướng dẫn trên gây ra bệnh béo phì, chỉ là tình trạng béo phì bắt đầu gia tăng cùng lúc khi các hướng dẫn chế độ ăn ít béo được công bố.

Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy vô lý khi cho rằng chúng ta nên loại bỏ chất béo và  cho phép bổ sung đường tinh luyện và đườngvào chế độ ăn uống.

Bởi vì mọi người đều nghĩ rằng chất béo là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, vì vậy tất cả các loại thức ăn vặt ít béo tràn ngập thị trường.

Những loại thực phẩm đã được bổ sung với đường tinh luyện, đường và si-rô bắp chứa hàm lượng fructose cao -HFCS, và chính những thực phẩm này lại có liên quan đến bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và tất cả những bệnh mà chế độ ăn uống ít chất béo bị lầm tưởng có khả năng điều trị.

Vấn đề chính: Các hướng dẫn về chế độ ít chất béo đã được công bố lần đầu vào năm 1977, cùng một khoảng thời gian chính xác khi đại dịch béo phì bắt đầu.

Một câu chuyện về 3 nghiên cứu lớn

Vì chế độ ăn uống ít chất béo được sự ủng hộ của chính phủ và các tổ chức y tế lớn nên các nghiên cứu về nó đã nhận được rất nhiều kinh phí.

Một vài nghiên cứu lớn đã được thực hiện với chế độ ăn này và ở đây tôi muốn thảo luận về 3 nghiên cứu trong số chúng.

Đây là những thử nghiệm ngẫu nhiên với sự kiểm soát ở quy mô lớn nơi người dân được chia thành hai nhóm.

Một nhóm được đặt vào một chế độ ăn uống ít chất béo, trong khi nhóm còn lại không thay đổi bất cứ điều gì và hoạt động như một nhóm đối chứng.

Đây là bằng chứng khoa học, kết quả đạt được tốt như mong muốn về việc đánh giá hiệu quả của chế độ ăn ít chất béo.

  1. Sáng kiến cho sức khỏe phụ nữ (WHI)

Sáng kiến cho sức khỏe phụ nữ được bắt đầu bởi Viện Y tế quốc gia từ những năm 1991 trở lại đây. Một phần của nghiên cứu là sự can thiệp của chế độ ăn uống ít chất béo, nhằm mục đích giảm béo phì, bệnh tim mạch và ung thư.

Đối tượng trong nghiên cứu là 48.835 phụ nữ sau mãn kinh, chọn ngẫu nhiên cho hai nhóm: nhóm có chế độ ăn ít chất béo (nhóm chất béo thấp) hoặc nhóm đối chứng. Nhóm chất béo thấp được hướng dẫn để ăn ít chất béo và tăng tiêu thụ các loại trái cây, rau và ngũ cốc.

Sau khoảng thời gian 7,5 – 8 năm, nhóm chất béo thấp chỉ nặng thêm 0,4 kg (!) Ít hơn so với nhóm đối chứng và không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh tim mạch hay ung thư.

  1. Thử nghiệm về sự can thiệp của nhiều yếu tố rủi ro (MRFIT)

MRFIT là một nghiên cứu lớn khác liên quan đến 12.866 người đàn ông có nguy cơ bị đau tim cao. Các kết quả đã được công bố sau năm 1982.

Nếu bất cứ ai nhận được lợi ích từ một chế độ ăn uống ít chất béo (nếu chế độ này thực sự hiệu quả), sau đó sẽ được xếp vào nhóm này

Những người này được hướng dẫn bỏ hút thuốc lá, ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol, tăng mức tiêu thụ dầu thực vật (một chế độ ăn uống ít chất béo điển hình). Và họ đã làm nhưng chế độ này không mang lại hiệu quả.

Sau khoảng thời gian nghiên cứu 7 năm, theo nghĩa đen là không có sự khác biệt trong tỷ lệ nhồi máu cơ tim hoặc tử vong, mặc dù trong thực tế nhiều người đàn ông trong nhóm chất béo thấp đã bỏ hút thuốc lá. Nói đơn giản, các chế độ ăn uống ít chất béo 100% là không hiệu quả.

  1. Hành động vì sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường (Nghiên cứu trực tiếp vào vấn đề)

Các hành động vì sức khỏe trong nghiên cứu về bệnh tiểu đường là một nghiên cứu can thiệp sâu vào lối sống của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại II, nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, đau tim và đột quỵ

Nó là một nghiên cứu dài 13,5 năm, nhưng họ dừng lại ở mức 9,6 năm vì họ thấy rằng nó không hiệu quả.

Cách làm của nghiên cứu này khác so với các nghiên khác là nó kiểm soát  lượng calo để tạo ra việc giảm cân bằng cách hạn chế calo ở mức độ cao (tổng lượng 1.200 – 1.800 kcal mỗi ngày) và tăng cường hoạt động thể chất.

Sau 9,6 năm, nhóm bị can thiệp đã giảm được 6% trọng lượng của họ, so với 3,5% ở nhóm đối chứng. Đây tuy không phải là một sự khác biệt lớn, nhưng có ý nghĩa quan trọng.

Các nhóm ở chế độ ăn uống ít chất béo đã giảm cân và cải thiện ở một số vấn đề về sức khỏe như  triệu chứng ngưng thở khi ngủ, cải thiện vận động và chất lượng cuộc sống, nhưng không có sự khác biệt trong nguy cơ mắc bệnh tim giữa các nhóm.

Một chế độ ăn uống ít chất béo dường như có thể dẫn đến kết quả giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường, nhưng điều này chỉ xảy ra nếu đi kèm với việc tập thể dục và hạn chế calo ở mức độ cao. Ngay cả khi giảm cân, bệnh nhân không kéo dài tuổi thọ hơn, đồng thời không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh tim.

Vấn đề chính: Nghiên cứu lớn và dài hạn cho thấy chế độ ăn ít chất béo thường không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, hay các bệnh nghiêm trọng khác trong đời sống.

Chế độ ăn uống ít chất béo có thể ảnh hưởng bất lợi đến các dấu ấn sinh học về máu.

Mặc dù chế độ ăn ít chất béo được khuyến khích bởi các tổ chức như Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chúng có nguy cơ làm ảnh hưởng xấu đến các yếu tố liên quan đến bệnh tim.

Tôi chắc rằng bạn đã nghe nói về LDL được gọi là cholesterol “xấu”. Nó chỉ là một nửa sự thật vấn đề nằm ở kích thước hạt LDL.

Cơ thể bạn càng chứa nhiều hạt nhỏ LDL, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ lớn hơn. Nếu các hạt này chủ yếu có kích thước lớn, nguy cơ bệnh tim của bạn sẽ thấp hơn.

Điều mà chế độ ăn ít chất béo thực sự làm là có thể thay đổi LDL từ LDL lớn lành tính sang LDL đặc, nhỏ có hại  và gây tắc động mạch. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng chế độ ăn ít chất béo có thể làm giảm HDL  cholesterol “tốt”  và tăng lượng triglyceride trong máu, một nhân tố gây bệnh nghiêm trọng.

Vấn đề chính: chế độ ăn uống ít chất béo có thể ảnh hưởng xấu đến các nhân tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim như dạng cholesterol LDL, HDL và triglyceride.

Tại sao chế độ ăn uống ít béo không mang lại hiệu quả?

Có một vài phần quan trọng của chế độ ăn uống ít chất béo tôi nghĩ là có hiệu quả.

Ví dụ, các chế độ ăn kiêng nhấn mạnh giảm tiêu thụ đường tinh luyện, thay thế các loại ngũ cốc tinh chế với ngũ cốc nguyên hạt và tăng tiêu thụ các loại rau.

Tất cả những thay đổi này sẽ dẫn đến giảm cân và giảm nguy cơ bệnh tim. Nhưng tại sao chề độ ăn ít chất béo lại khônghiệu quả?

Vâng … đó là bởi vì những chế độ ăn này còn mắc phải một vài vấn đề sai lầm rất nghiêm trọng.

Chế độ ăn ít chất béo ủng hộ việc cắt giảm chất béo bão hòa (liên kết với 1.c.7.16), nhưng chất béo bão hòa là vô hại và thậm chí có thể cải thiện hồ sơ lipid trong máu.

Ngoài ra, chế độ ăn này còn ủng hộ tăng tiêu thụ các loại dầu thực vật (liên kết với 1.c.7.25), thứ có thể góp phần gây ra tình trạng viêm và làm gia tăng nguy cơ bệnh tim.

Một tác dụng phụ của việc giảm lượng chất béo là con người tránh các thực phẩm từ động vật như thịt và trứng, những thứ này thì giàu protein và có thể tạo ra cảm giác no, giúp giảm cân.

Có lẽ các chế độ ăn uống ít chất béo thực sự ít nhất sẽ mang lại chút ít hiệu quả nếu nó không khuyên mọi người giảm chất béo bão hòa và tăng cường tiêu thụ các loại dầu thực vật.

Vấn đề chính: Các chế độ ăn uống ít chất béo điển hình đạt được một vài điều hợp lý, chẳng hạn như cắt giảm lượng đường. Tuy nhiên, nó cũng mắc phải một số điều sai quan trọng, chẳng hạn như thay thế chất béo bão hòa với các loại dầu thực vật.

Chế độ ăn uống ít chất béo không giải quyết bên trong của các vấn đề về trao đổi chất

Béo phì không phải là một vấn đề riêng biệt. Nó liên quan đến nhiều vấn đề về trao đổi chất khác như bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2.

Những vấn đề này được biết đến là hội chứng chuyển hóa, còn được gọi là hội chứng kháng insulin.

Nó liên quan đến sự đề kháng insulin, tăng triglycerides, HDL cholesterol thấp, béo bụng và huyết áp cao.

Có thể thấy là béo phì không gây ra những vấn đề này … vì nhiều người béo phì nhưng trao đổi chất vẫn khỏe mạnh và nhiều người gầy vẫn gặp phải những vấn đề này.

Bắt buộc hạn chế calo có thể giải quyết một triệu chứng ( là lượng calo tăng và tăng cân) … nhưng nó không có hiệu quả trong việc điều trị các rối loạn chức năng trao đổi chất cơ bản đó chính là gốc rễ của vấn đề.

Vấn đề chính: Lý do chế độ ăn ít chất béo không hiệu quả có thể giải thích do nó không giải quyết được các vấn đề trao đổi chất cơ bản, những vấn đề đó đang làm cho con người mắc bệnh và béo phì ngay từ lúc đầu.

Một chế độ ăn thực tế đã được chứng minh là hiệu quả

Nếu bạn đã theo dõi blog của tôi trong một khoảng thời gian, thì bạn sẽ biết rằng tôi là một fan hâm mộ lớn của chế độ ăn kiêng ít carbohydrate (liên kết với 1.c.7.11).

Chế độ ăn ít carbohydrate giúp giảm nhiều cân hơn và cải thiện tất cả các yếu tố nguy cơ chính gây bệnh nhiều hơn so với chế độ ăn ít chất béo.

Một trong những lý do chế độ ăn uống ít carbohydrate rất hiệu quả là do nó giúp giảm đề kháng insulin và nó giải quyết các vấn đề cơ bản thay vì chỉ là các triệu chứng.

Mặc dù chế độ ăn kiêng ít carbohydrate (low-carb) không giải quyết những vấn đề này, nhưng chế độ ăn low carb ít nhất vẫn tốt hơn rất nhiều so với chế độ ăn ít chất béo. Mặc dù không có bằng chứng nào về sự hiệu quả của chế độ ăn ít béo, nó vẫn còn được khuyến khích cho đến nay.

Tài liệu tham khảo:

http://authoritynutrition.com/do-low-fat-diets-work/