Thứ Năm, 21/11/2024
Dinh dưỡng Dinh dưỡng hợp lý 10 lý do đáng lo ngại tại sao đường gây hại cho bạn?

10 lý do đáng lo ngại tại sao đường gây hại cho bạn?

Bài viết thứ 40 trong 50 bài thuộc ebook Cách ăn uống khoa học
 

Đường bổ sung là thành phần có hại nhất trong bữa ăn hiện đại. Đường có thể có những tác động xấu lên quá trình chuyển hóa và gây bệnh. Dưới đây là 10 lý do đáng lo ngại tại sao bạn nên tránh đường bổ sung như tránh dịch bệnh.

Nguồn ảnh: http://affirmationsregina.com

  1. Đường bổ sung không chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu và có hại cho răng của bạn

Bạn có thể đã nghe điều này hàng triệu lần trước đây,nhưng nó có ý nghĩa khi nhắc lại.

Các đường bổ sung (như đường sucrose và siro bắp chứa nhiều fructose (high fructose corn syrup) chứa nhiều calo mà KHÔNG chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Vì lý do này, chúng được gọi là calo “rỗng” (xem 1.c.8.5).

Chúng không chứa protein, chất béo thiết yếu, các vitamin và các khoáng chất mà chỉ chứa duy nhất năng lượng.

Khi người ta ăn đến 10-20% calo từ đường (hoặc nhiều hơn), điều này có thể trở thành một vấn đề lớn và gây nên sự thiếu hụt dưỡng chất.

Đường cũng rất có hại cho răng, bởi vì nó cung cấp năng lượng dễ tiêu hóa cho các vi khuẩn gây hại có trong miệng.

Nội dung chính: Đường chứa nhiều calo, không chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nó cũng là nguyên nhân gây sâu răng vì sự nuôi dưỡng các vi khuẩn có hại trong miệng.

  1. Đường bổ sung chứa nhiều fructose, có thể làm cho gan của bạn quá tải

Để hiểu tại sao đường có hại cho bạn, thì bạn cần hiểu nó được làm từ gì.

Trước khi đường vào máu từ hệ tiêu hóa, nó được phân giải thành hai loại đường đơn…đường glucose và fructose.

  • Glucose được tìm thấy trong mỗi tế bào sống trên hành tinh. Nếu chúng ta không hấp thu từ bữa ăn, cơ thể chúng ta có thể tổng hợp nên nó.
  • Fructose thì khác. Cơ thể chúng ta không thể tổng hợp nó với số lượng đáng kể và nhu cầu sinh lý của cơ thể cũng không cần nó.
  • Những thực phẩm chứa fructose (xem 1.c.7.9) thì có thể chỉ được gan chuyển hóa ở gan với số lượng đáng kể.

Điều này không thành vấn đề nếu chúng ta ăn nó ít (như từ trái cây) hoặc khi chúng ta vừa tập thể dục. Trong trường hợp này, fructose sẽ được chuyển hóa thành glycogen và được dự trữ ở gan cho đến khi chúng ta cần.

Tuy nhiên, nếu gan chứa nhiều glycogen nhiều rất nhiều so với mức bình thường, ăn nhiều fructose sẽ làm gan quá tải, buộc gan phải chuyển hóa fructose thành chất béo.

Khi chúng ta liên tục ăn nhiều đường, quá trình này có thể dẫn đến gan chứa chất béo và nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Hãy ghi nhớ rằng tất cả những điều này KHÔNG đúng với trường hợp trái cây (xem 1.c.7.8). Chúng hầu như không thể xảy ra khi hấp thu fructose quá tải từ trái cây.

Chúng cũng có sự khác nhau lớn giữa mỗi người. Những người khỏe mạnh và năng động có thể ăn nhiều đường hơn so với những người thụ động và ăn chế độ ăn phương tây nhiều carbohydrate, nhiều calo.

Nội dung chính: Những người thụ động và ăn chế độ ăn phương Tây, lượng đường fructose lớn từ đường bổ sung được chuyển hóa thành chất béo ở gan.

  1. Gan hoạt động quá tải với đường fructose có thể gây ra bệnh gan chứa chất chất béo (“gan nhiễm mỡ”) không cồn.

Khi đường fructose chuyển thành chất béo ở gan, nó được vận chuyển như các hạt VLDL cholesterol (Very Low Density Lipoprotein – Lipoprotein tỷ trọng rất thấp).

Tuy nhiên, không phải tất cả các chất béo đều ra ngoài, một số có thể nằm ở gan.

Điều này dẫn đến bệnh gan chứa chất béo không cồn, một vấn đề đang ngày càng tăng ở các nước phương Tây, có mối liên hệ với các bệnh về chuyển hóa.

Nghiên cứu cho thấy những người có gan chứa chất béo hấp thu đường fructose cao hơn 2 – 3 lần so với người bình thường.

Nội dung chính: Đường fructose dư được chuyển hóa thành chất béo, có thể được dự trữ ở gan và gây nên bệnh gan chứa chất béo không do rượu.

  1. Đường có thể gây tình trạng kháng insulin, một bước khởi đầu dẫn đến vấn đề chuyển hóa và bệnh đái tháo đường

Insulin là một hormone rất quan trọng trong cơ thể.

Nó cho phép đường glucose (đường máu) vào các tế bào trong máu và truyền thông tin đến các tế bào để bắt đầu đốt cháy đường thay vì chất béo.

Có quá nhiều đường glucose trong máu là rất độc hại và một trong những nguyên nhân của các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra, như mù lòa.

Một đặc trưng của rối loạn chuyển hóa do chế độ ăn phương Tây, là insulin không hoạt động bình thường. Các tế bào trở nên “chống lại” insulin.

Điều này cũng được biết đến như triệu chứng kháng insulin, được tin là động cơ dẫn đến nhiều loại bệnh bao gồm  hội chứng chuyển hóa, béo phì, bệnh tim mạch và đặc biệt là bệnh đái tháo đường loại II (đái tháo đường không phụ thuộc insulin).

Nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu thụ đường có liên quan đến sự kháng insulin, đặc biệt với trường hợp tiêu thụ ở số lượng lớn.

Nội dung chính: Khi con người ăn nhiều đường, có thể dẫn đến kháng hormone insulin, và gây ra nhiều bệnh tật.

  1. Sự kháng insulin có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường loại II

Khi các tế bào của chúng ta trở nên kháng lại các tác động của insulin, các tế bào beta tụy sẽ tạo ra nhiều insulin.

Đây là điều cốt yếu, bởi vì lượng đường trong máu tăng cao thường xuyên có thể gây hại nghiêm trọng.

Cuối cùng, vì sự kháng cự insulin trở nên xấu hơn, tuyến tụy không thể theo kịp nhu cầu sản sinh đủ insulin để làm giảm hàm lượng đường trong máu.

Vì điều này, hàm lượng đường trong máu tăng đột biến và được chuẩn đoán là do bệnh đái tháo đường loại II.

Như được đề cập, đường có thể gây ra sự kháng insulin, không có gì ngạc nhiên để thấy ở những người uống các đồ uống ngọt chứa đường thì có 83% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại II .

Nội dung chính: Bởi vì những ảnh hưởng xấu của đường lên chức năng của insulin, là dẫn đến nguy cơ bệnh đái tháo đường loại II.

  1. Đường có thể gây ra bệnh ung thư cho bạn

Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu về tử vong trên toàn thế giới và được mô tả bởi sự nhân đôi và phát triển các tế bào một cách không kiểm soát.

Insulin là một trong những hormone chủ yếu điều hòa sự tăng trưởng này.

Vì lý do này, nhiều nhà khoa học cho rằng có hàm lượng insulin tăng cao liên tục (một hậu quả của việc tiêu thụ đường) có thể dẫn đến ung thư.

Thêm vào đó, những vấn đề chuyển hóa liên quan đến tiêu thụ đường là một động cơ được biết đến về các bệnh viêm nhiễm, một nguyên nhân tiềm ẩn khác của bệnh ung thư.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn.

Nội dung chính: Có bằng chứng đáng tin cậy rằng, đường, bởi vì những ảnh hưởng xấu lên sự chuyển hóa, có thể dẫn đến ung thư.

  1. Bởi vì những tác động của đường lên các hormone và não, đường có những tác động riêng lên tăng cường chất béo

Tất cả các calo không được tạo ra như nhau.

Các thực phẩm khác nhau có những tác động khác nhau lên não và các hormone để kiểm soát lượng thực phẩm ăn vào.

Các nghiên cứu cho thấy rằng fructose không có những tác động lên cảm giác no giống như glucose.

Trong một nghiên cứu về những người uống thức uống chứa đường fructose hoặc chứa đường glucose, kết quả cho thấy, những người uống thức uống chứa fructose có ít hoạt động lên cảm giác no của não bộ và cảm thấy đói nhiều hơn so với trường hợp uống thức uống chứa glucose.

Một nghiên cứu khác cho thấy fructose không làm giảm lượng hormone gây đói (ghrelin) như glucose.

Theo thời gian, bởi vì các calo từ đường không đầy đủ, điều này có thể làm tăng lên lượng calo cần ăn vào.

Nội dung chính: Đường fructose không gây nên cảm giác no ở não hoặc làm giảm hormone gây đói (ghrelin) giống như glucose.

  1. Bởi vì nó gây ra sự giải phóng nhiều dopamine ở não, đường rất dễ bị nghiện

Đường có thể gây nghiện cho nhiều người.

Giống như thuốc phiện, đường gây nên sự giải phóng dopamine ở trung tâm tưởng thưởng của não.

Vấn đề mà đường và nhiều thức ăn nhanh có hại cho sức khỏe (junk food) là chúng có thể giải phóng dopaime nhiều hơn so với các thực phẩm được tìm thấy trong tự nhiên.

Vì lý do này, những người có tính nhạy cảm với sự nghiện có thể trở nên nghiện nặng đường và các thức ăn nhanh có hại cho sức khỏe khác (24).

Thông điệp “mọi thứ điều độ” có thể là một ý kiến xấu đối với những người nghiện thức ăn nhanh có hại cho sức khỏe (xem 1.c.7.18), bởi vì điều duy nhất có hiệu quả cho họ là sự kiêng ăn.

Nội dung chính: Vì đường là nguyên nhân giải phóng nhiều dopamine ở não, đường có thể gây nghiện cho nhiều người

  1. Đường là nhân tố đóng góp hàng đầu về sự béo phì cả ở trẻ em và người trưởng thành

Cách tác động của đường lên các hormone và não là một công thức cho thảm họa tăng cân.

Nó làm cho cảm giác no giảm dần, và có thể để chúng ta nghiện đến nỗi mất đi sự kiểm soát sự tiêu thụ thức ăn quá mức.

Không có gì lấy làm ngạc nhiên, những người tiêu thụ nhiều đường nhất hầu như là những người trở nên thừa cân hoặc béo phì. Điều này đúng ở tất cả mọi lứa tuổi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa tiêu thụ đường và sự béo phì và được chứng minh bởi một hiệp hội thống kê nổi tiếng.

Mối liên hệ này đặc biệt đúng ở trẻ em, khẩu phần thức uống ngọt chứa đường hàng ngày dẫn đến sự tăng 60% nguy cơ béo phì.

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm nếu bạn muốn giảm cân (xem 1.c.8.3) là cắt giảm đáng kể lượng đường tiêu thụ.

Nội dung chính: Bởi vì những tác động của đường lên các hormone và não, đường làm tăng đáng kể nguy cơ thừa cân hoặc béo phì.

  1. Không phải chất béo, mà chính là đường, nhân tố làm tăng lượng cholesterol của bạn, gây bệnh tim mạch

Qua nhiều thập kỷ, người ta cho rằng bệnh tim là do chất béo bão hòa, căn bệnh giết người hàng đầu trên thế giới.

Tuy nhiên, những nghiên cứu mới cho thấy chất béo bão hòa (xem 1.c.7.16) là vô hại.

Bằng chứng đang tăng lên rằng đường, KHÔNG phải chất béo, có thể là một trong những nhân tố hàng đầu dẫn đến bệnh timthông qua những ảnh hưởng xấu của đường fructose lên sự chuyển hóa.

Các nghiên cứu cho thấy một số lượng lớn đường fructose có thể làm tăng triglyceride, cholesterol có hàm lượng lipoprotein nhỏ, dày, tỷ trọng thấp (LDL) và cholesterol oxy hóa có hàm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), loại cholesterol rất có hại cho cơ thể, làm tăng lượng đường glucose trong máu, mức insulin và béo phì ở bụng, trong chỉ khoảng 10 tuần.

Đây là những nhân tố nguy cơ chính dẫn đến cho bệnh tim.

Không có gì lấy làm ngạc nhiên, nhiều nghiên cứu quan sát nhận thấy có một sự liên kết chặt chẽ giữa lượng đường tiêu thụ và nguy cơ mắc bệnh tim.

Thông tin chính

Đối với những người không thể chịu đựng được đường, đường bổ sung thì hoàn toàn gây hại. Calo rỗng giống như phần nổi của tảng băng.

Tài liệu tham khảo:

http://authoritynutrition.com/10-disturbing-reasons-why-sugar-is-bad/