Thứ Hai, 25/11/2024
Dinh dưỡng Dinh dưỡng hợp lý Các loại đồ uống cần hạn chế dùng

Các loại đồ uống cần hạn chế dùng

Bài viết thứ 47 trong 50 bài thuộc ebook Cách ăn uống khoa học
 

Đồ uống chứa chất tạo ngọt tổng hợp

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những loại đồ uống có chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm tăng cân nặng. Đồ uống ăn kiêng (sweet “diet” drink) có thể khiến bạn thèm đồ ngọt hơn, từ đó sử dụng loại đồ uống này có khả năng dẫn đến tăng cân.

Ngoài ra, những ảnh hưởng đến sức khỏe của đồ uống ăn kiêng chứa đường tổng hợp vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Vì vậy hãy hạn chế sử dụng những loại đồ uống này và nếu bạn muốn một loại thức uống giải khát với hương vị, hãy thử cho một lát chanh vào ly nước của mình.

(Nguồn ảnh: https://genk.vn/day-la-tat-ca-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-duong-hoa-hoc-20180517183107596.chn)

Nước trái cây

Nước ép trái cây là một nguồn cung cấp nhiều loại vitamin, nhưng cũng có hàm lượng calo cao từ đường trái cây. Do vậy bạn chỉ nên uống một ly nhỏ (120ml – 180ml) mỗi ngày. Nếu bạn đang thèm trái cây, hãy thử dùng trái cây tươi. Trái cây tươi có lượng đường thấp hơn nhiều so với lượng nước ép tương đương đồng thời cung cấp thêm chất xơ.

(Nguồn ảnh: https://ungthuvietnam.com/ngan-ngua-ung-thu/thuc-pham-gay-ung-thu/uong-nuoc-ep-trai-cay-lam-tang-nguy-co-gay-ung-thu.html)

Sữa

Không cần phải uống nhiều hơn một hoặc hai ly sữa ít béo hoặc tách béo mỗi ngày. Lượng sữa uống vào có thể được giảm đi nếu có sự hấp thụ canxi từ những nguồn thực phẩm khác.

Đối với trẻ em, sữa là một nguồn thực phẩm dồi dào canxi, vitamin D, protein và các vi chất cần thiết khác. Lượng tiêu thụ lý tưởng cho sữa và canxi không rõ ràng, tuy nhiên chỉ cần hai ly mỗi ngày sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà không bị dư thừa.

Sữa ít béo (low-fat milk/1% – 1,5% chất béo) hoặc sữa tách béo (skim milk/ít hơn 0,5 % chất béo), từ lâu đã được coi là một sự lựa chọn tốt nhất vì chúng chứa ít chất béo bão hoà hơn sữa giảm béo (reduced-fat milk/2% chất béo) và sữa tươi nguyên chất (whole milk/4% chất béo). Tuy nhiên, ngay cả sữa ít béo cũng chứa nhiều calo và việc tiêu thụ nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ưng thư buồng trứng. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2013 cũng chỉ ra việc sử dụng sữa giảm béo có đường thay cho sữa tươi nguyên chất không đường có thể gây hại bởi lượng chất béo giảm đi được thay thế bằng đường và các loại carbohydrate có khả năng làm tăng đường huyết. Đối với người trưởng thành, lượng tiêu thụ khuyên dùng đối với sữa và các sản phẩm từ sữa ở mức một hoặc hai ly mỗi ngày.

(Nguồn ảnh: https://milklife.com/articles/nutrition/types-of-dairy-milk)

Đồ uống có cồn

  • Việc tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức độ vừa phải có thể tốt cho sức khỏe – nhưng không thể áp dụng với tất cả mọi người. Tiêu thụ đồ uống có cồn tồn tại những rủi ro, do vậy nó không được xếp vào Đĩa Thức Ăn Lành Mạnh (Healthy Eating Plate).
  • Những người chưa từng sử dụng đồ uống có cồn thì không nhất thiết phải bắt đầu uống.
    (Nguồn ảnh: https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/healthy-eating-plate/)

Rượu có tốt không nếu như chỉ uống một lượng nhỏ?

Việc sử dụng đồ uống có cồn có thể mang lại lợi ích sức khỏe đối với một vài người, nhưng lại có thể mang lại rủi ro cho một số người khác.

Một số loại rượu mang lại nhiều lợi ích những loại khác?

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng rượu vang đỏ, đặc biệt khi thưởng thức trong bữa ăn, mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch hơn bia và rượu mạnh. Mặc dù nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe được tìm thấy trong rượu vang đỏ, các nghiên cứu dịch tễ học đã không chỉ ra được một loại đồ uống có cồn cụ thể nào có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cho dù là rượu vang, bia hay rượu mạnh.

Tài liệu tham khảo

https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/healthy-drinks/drinks-to-consume-in-moderation/