Nội dung chính
- 1 1. Thèm ăn mặc dù đã no
- 2 2. Ăn nhiều hơn bạn dự định
- 3 3. Ăn cho đến khi cảm thấy quá mức “no căng”
- 4 4. Bạn cảm thấy có lỗi nhưng vẫn tiếp tục làm thế
- 5 5. Đưa ra lời bào chữa trong đầu
- 6 6. Thất bại nhiều lần trong việc lập các quy tắc cho chính mình
- 7 7. Ăn trong âm thầm
- 8 8. Không thể dừng lại dù gặp vấn đề về thể trạng
- 9 Tài liệu tham khảo:
8 triệu chứng điển hình của những người mắc chứng nghiện ăn (hoặc có “mối quan hệ không lành mạnh với thực phẩm”).
Tuần trước, tôi thực hiện một cuộc khảo sát và hỏi mỗi người.
Một e-mail được gửi cho 17,094 cá nhân và có 875 người trong số đó trả lời.
Dưới đây là mô tả cho mỗi triệu chứng, cùng với những kết quả từ các cuộc khảo sát.
1. Thèm ăn mặc dù đã no
Bạn thường có cảm giác thèm ăn, thậm chí sau khi ăn một bữa ăn bổ dưỡng và no căng.
Ví dụ: Bạn vừa ăn xong một bữa ăn ngon với thịt bò, khoai tây và rau nhưng sau đó vẫn thèm ăn kem tráng miệng.
Bạn thấy đấy, cảm giác thèm ăn và đói không phải là một. Bạn không cảm thấy “đói” bởi vì bạn chỉ vừa ăn xong một bữa ăn lành mạnh và bổ dưỡng, nhưng có một sự thôi thúc nào đó trong não của bạn để ăn một cái gì đó khác.
Điều này khá phổ biến và không nhất thiết có nghĩa rằng bạn có vấn đề. Hầu hết mọi người đều có cảm giác thèm ăn.
Nhưng nếu điều này xảy ra thường xuyên và bạn có vấn đề thực sự về kiểm soát bản thân, đó chính là dấu hiệu có vài thứ xảy ra không tự nhiên.
Sự thèm ăn này không phải là nhu cầu của bạn về năng lượng hoặc chất dinh dưỡng, mà nó chính là việc não bộ giải phóng dopamine trong hệ thống củng cố của não. (dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp não bộ kiểm soát chuyển động và phối hợp vận động)
2. Ăn nhiều hơn bạn dự định
Có hại gì khi ăn một miếng nhỏ bánh sô cô la?
Một chút sẽ giết không bạn vì tất cả mọi thứ điều tốt khi điều độ, đúng không?
Đây là hai nhận xét mà chúng ta được nghe khá thường xuyên khi chúng ta từ chối việc chào bán thực phẩm không lành mạnh.
Cả hai đều hợp lí. Một ít sẽ không có nhiều tác hại và nếu chúng ta có thể ăn bánh trong một chừng mực nhất định thì không sao.
Nhưng đối với một số người, sẽ không chỉ là ăn một miếng sôcôla nhỏ hay một miếng bánh. Một miếng biến thành 20 miếng và một lát bánh biến thành một nửa cái bánh.
“Tất cả hoặc không” hiện tượng phổ biến đối với mọi người nghiện ăn. Không có cái gọi là “điều độ” – điều đó là không thể.
Nói với một người nghiện ăn đồ ăn vặt (liên kết đến 1.c.7.6) phải biết điều độ cũng giống như nói với một người nghiện rượu phải uống bia điều độ, điều đó là không thể.
Khi mắc chứng thèm ăn, có trên 54% người tham gia khảo sát thường xuyên hay luôn luôn ăn nhiều hơn dự định.
3. Ăn cho đến khi cảm thấy quá mức “no căng”
Hãy nói rằng bạn đang thèm ăn…
Bây giờ bạn bắt đầu ăn, ăn và ăn, cho đến khi bạn cảm thấy no (có nghĩa là, bạn không no khi bắt đầu ăn … xem triệu chứng 1).
Nhưng … nó không dừng lại ở đó.
Bạn tiếp tục ăn, sau đó bạn ăn thêm một vài thứ. Cuối cùng bạn cũng dừng lại, khi “cơn thèm” của bạn được thỏa mãn, bạn nhận ra rằng bạn đã ăn quá nhiều và bạn cảm thấy hoàn toàn no căng.
Hơn 36% người tham gia khảo sát thường xuyên hay luôn luôn tiếp tục ăn cho đến khi cảm hoặc là thường xuyên hoặc tất cả thấy quá no. Trong một số trường hợp, điều này có thể được coi như là ăn uống chè chén say sưa.
4. Bạn cảm thấy có lỗi nhưng vẫn tiếp tục làm thế
Khi chúng ta làm điều gì đó trái lại các giá trị, nguyên tắc, quyết định mà chúng ta đã thực hiện trong đức tin tốt của mình, chúng ta thường cảm thấy tồi tệ khi nghĩ về nó vì chúng ta biết điều đó là không “đúng”.
Điều này được gọi là “lương tâm cắn rứt” thường xảy ra ở đa số chúng ta. Đó là một cảm giác vừa tốt vừa xấu.
Tốt, bởi vì nó có nghĩa là chúng ta quan tâm. Xấu, bởi vì nó chỉ làm chúng ta cảm thấy khó chịu khi nó xảy ra. Đó là một cảm giác kinh khủng.
Đối với những người thừa cân và những người đã cố gắng để phát huy “sức mạnh ý chí” và kiểm soát sự tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh, rơi vào cảm giác thèm ăn có thể dẫn đến lương tâm cảm thấy có lỗi.
Chúng tôi có thể cảm thấy rằng chúng ta đang làm điều gì đó sai, lừa dối chính mình. Chúng tôi có thể cảm thấy yếu ớt và vô kỷ luật.
Tuy nhiên, chúng ta lặp lại toàn bộ những điều ấy hết lần này đến lần khác.
Điều này dường như rất phổ biến, chỉ có 19% số người khảo sát không bao giờ hoặc hiếm khi tiếp tục ăn các loại thực phẩm mà họ cảm thấy có lỗi sau khi ăn chúng.
5. Đưa ra lời bào chữa trong đầu
Khi bạn đã quyết định tránh ăn vặt vào một ngày cụ thể nào đó, nhưng dù thế nào sự thèm ăn vẫn luôn hiện diện, bạn có thể tưởng tượng trong đầu bạn xuất hiện 2 luồng suy nghĩ và chúng đang tranh đấu với nhau.
Một bên đó chính là quyết định hợp lý và lý trí bạn để tránh ăn vặt. Có lẽ bạn đã quyết định chỉ ăn (liên kết đến 1.c.7.10) vào ngày thứ Bảy.
Nhưng bên còn lại là sự thèm muốn… hôm nay là ngày thứ Tư và bạn cảm thấy có một cái gì đó ngọt ngào vào buổi chiều.
Ngay bây giờ bạn có một sự thôi thúc để ăn một cái gì đó mà trước đó bạn đã quyết định bạn không được đi ăn vào ngày này.
Các quyết định hợp lý bạn đã thực hiện để tránh ăn vặt trở thành “thách thức” bởi ý nghĩ mới này… và bạn nên thoải mái ngày hôm nay và ăn bất cứ thứ gì bạn muốn.
Vào những thời điểm đó, bạn bắt đầu “suy nghĩ” về việc liệu bạn có nên hay không nên nuông chiều bản thân. Bạn có thể đưa ra một số lý do vì sao nó sẽ là một ý tưởng tốt để thỏa mãn cơn thèm và bắt đầu ăn.
Điều này dường như là rất phổ biến. Có 30% người tham gia khảo sát làm điều đó thường xuyên hoặc luôn luôn, gần 40% đôi khi làm việc đó.
6. Thất bại nhiều lần trong việc lập các quy tắc cho chính mình
Khi mọi người đang đấu tranh với sự tự chủ của mình bằng cách này hay cách khác, họ thường cố gắng để lập các quy tắc cho chính mình.
Ví dụ: chỉ ngủ trong những ngày cuối tuần, luôn luôn làm bài tập về nhà ngay sau giờ học, không bao giờ uống cà phê sau 2pm. Những điều đại loại như thế?
Hầu hết mọi người, kể cả tôi, những quy tắc này hầu như luôn luôn thất bại.
Thiết lập các quy tắc về ăn uống dường như là không thể, đặc biệt là đối với những người gặp vấn đề thèm ăn.
Một bữa ăn thoải mái mỗi tuần … hai bữa ăn thoải mái một tuần … một ngày Thứ Bảy ăn uống tự do, lúc mà tất cả các quy định đều gác sang một bên … chỉ ăn đồ ăn vặt ở các bữa tiệc, sinh nhật và các ngày lễ?
Cá nhân tôi cùng với nhiều người khác đã thử tất cả các quy tắc này.
Họ đã thất bại, mọi lúc.
Có 80% số người đã có ít nhất một số thất bại trong việc thiết lập các quy tắc về tiêu thụ thực phẩm. 49% trả lời thường xuyên hoặc luôn luôn thất bại.
7. Ăn trong âm thầm
Người có tiền sử thất bại nhiều lần trong việc thiết lập các quy tắc thường bắt đầu ăn vặt âm thầm một mình.
Họ có thể thích ăn một mình, khi không có ai ở nhà, một mình trong xe hơi hoặc khuya sau khi người khác đã đi ngủ.
Tôi đã từng lái xe đến cửa hàng, mua đồ ăn vặt và ăn một mình trong xe. Nếu tôi ở nhà một mình, tôi sẽ ăn nó ở đó … nhưng tôi chắc chắn phải vứt bỏ và giấu các bao bì để không ai có thể phát hiện những gì tôi đã làm.
Tôi cảm thấy xấu hổ về nó và tôi không thích suy nghĩ của những người thân khi họ nhận ra tôi yếu đuối thế nào và những gì tôi đã làm cho bản thân mình.
Rõ ràng điều này là khá phổ biến. Có 26% số thường xuyên hay luôn luôn và gần 25% thỉnh thoảng.
8. Không thể dừng lại dù gặp vấn đề về thể trạng
Chắc một điều là các loại thực phẩm chúng ta ăn có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe.
Trong thời gian ngắn, đồ ăn vặt có thể dẫn đến tăng cân, mụn trứng cá, hơi thở hôi, mệt mỏi, sức khỏe răng miệng kém và những vấn đề phổ biến khác.
Nhưng về lâu dài, năm này sang năm khác tiếp tục lạm dụng cơ thể, mọi thứ có thể bắt đầu thực sự trầm trọng.
Ăn đồ ăn vặt một thời gian dài có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường loại II, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer, mất trí và thậm chí mắc một số loại ung thư.
Người trải qua bất kỳ các vấn đề thể trạng nào và họ biết rằng vấn đề này có liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ những thức ăn không lành mạnh, nhưng vẫn không thể thay đổi thói quen, thì họ đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Trong số 870 cá nhân đã trả lời câu hỏi này, có 54% (476 người) trả lời đồng ý hay rất đồng ý.
Câu hỏi này là quan trọng nhất.
Nhiều người biết rằng thức ăn vặt có hại, nhưng vẫn không thể kiểm soát việc họ tiêu thụ chúng.
Một số chi tiết về cuộc khảo sát
Hầu hết những người tham gia là nữ
Tuy nhiên, tôi đã kiểm tra và mô hình là rất tương tự nhau cho cả nam và nữ.
Độ tuổi của người tham gia:
Tôi muốn chỉ ra rằng hầu hết những người tham gia là những người đang tìm kiếm thông tin giảm cân khi họ đã đăng ký vào danh sách gửi thư.
Điều này có nghĩa là khảo sát này có thể không đại diện hết cho mọi người nói chung.
Tôi không sử dụng từ nghiện trong các cuộc khảo sát, mà chỉ đề cập rằng đây là cuộc khảo sát về mối quan hệ của con người với thực phẩm.
Bạn có nghiện ăn vặt không?
DSM-IV là một hướng dẫn sử dụng bởi các chuyên gia y tế để chẩn đoán các rối loạn tâm thần.
Nếu bạn nhìn vào các tiêu chí để đánh giá, bạn có thể dễ dàng thấy rằng nhiều triệu chứng trong số 8 triệu chứng trên phù hợp với các định nghĩa y học về việc nghiện.
Nếu bạn đang tự hỏi liệu bạn có vấn đề với chứng nghiện thực phẩm hay không, bạn chỉ cần tự hỏi mình một câu hỏi sau:
Bạn đã nhiều lần cố gắng bỏ ăn hoặc cắt giảm tiêu thụ các loại đồ ăn vặt, nhưng bạn không thể phải không?
Nếu bạn như thế, thì chắc chắn một điều – bạn đang gặp vấn đề và bạn nên làm một điều gì đó tốt hơn.
Cho dù bạn là một người hoàn toàn bị “nghiện” khiphù hợp với các định nghĩa y học của việc nghiện (liên kết đến 1.c.7.5), theo tôi điều đó không thành vấn đề.
Điểm mấu chốt ở đây là sâu trong trái tim của bạn, bạn muốn bỏ, nhưng bạn không thể.
Tài liệu tham khảo:
http://authoritynutrition.com/8-symptoms-of-food-addiction/