Nội dung chính
Có nhiều chất trong máu có thể chuyển vào sữa mẹ. Điều này có ý nghĩa gì đối với nguồn sữa mẹ và trẻ sơ sinh?
Một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe của bạn có thể giúp con bạn có bước khởi đầu tuyệt vời. Nhưng cũng quan trọng để biết một số thực phẩm, thuốc, thảo mộc và những chất khác có thể gây trở ngại như thế nào đến việc cho con bú bằng sữa mẹ.
Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về nguồn sữa của bạn, hãy trao đổi với bác sỹ. Bạn cũng nên tìm hiểu về độ an toàn của các loại thảo mộc và thuốc thông qua Lactmed – một cơ sở dữ liệu được biên tập bởi Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, có phiên bản online và ứng dụng trên điện thoại.
Trong những biểu đồ bên dưới, hãy xem những gì bạn ăn uống và hấp thu có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào và các biện pháp phòng ngừa bạn nên áp dụng.
Thực phẩm
Nói không với ớt vì sợ rằng em bé có thể có phản ứng? Trong khi một số bà mẹ có xu hướng tránh ăn một số thực phẩm nhất định khi cho con bú, thực tế là thực phẩm hiếm khi gây ra vấn đề – bao gồm các loại đậu, các loại gia vị, cải bắp, cam quýt, và các chất gây dị ứng phổ biến.
Tất nhiên, nếu em bé của bạn có vẻ rất khó chịu mỗi khi bạn ăn một món ăn nào đó, không có lý nào bạn lại không lưu ý đến những dấu hiệu của bé. Nhưng đối với hầu hết các trường hợp, đừng vội vàng đổ lỗi cho chế độ ăn uống của bạn gây ra sự khó chịu của bé.
Các triệu chứng của dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm có thể bao gồm tiêu chảy, phát ban, khó chịu, xì hơi, liên tục nhổ nước bọt hoặc nôn, phân cứng, phân có máu hoặc dịch nhầy, chảy nước mũi, ho, hoặc nghẹt mũi.
Trong trường hợp thực phẩm gây ra xì hơi và khó chịu ở trẻ (mặc dù hiếm gặp), hầu hết là do protein sữa. Bạn có thể thử cắt giảm tất cả các sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, sữa chua, bơ) trong vài tuần để xem bé có bớt hơn không.
Ăn lên đến 12 oz (340 g) các loại cá và hải sản mỗi tuần rất tốt cho bạn và em bé của bạn, nhưng tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, chẳng hạn như cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình. Cá ngừ trắng đóng hộp (canned light tuna) có hàm lượng thủy ngân thấp hơn loại cá ngừ albacore.
Dược phẩm
Mặc dù nhiều loại thuốc an toàn khi sử dụng trong giai đoạn cho con bú, hầu hết các thuốc sẽ đi vào sữa mẹ ở mức độ nào đó và thậm chí có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn. Để an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, thậm chí với cả thuốc không kê đơn.
Thảo dược
Cũng như các loại thuốc dược phẩm, thảo dược có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến nguồn sữa cũng như em bé của bạn. Không giống như thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn, thảo dược không được quy định bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nên không đảm bảo tính an toàn, công dụng hay độ tinh khiết. Và rất ít thảo dược đã được nghiên cứu để tìm hiểu ảnh hưởng của chúng đối với trẻ bú mẹ – vì vậy ngay cả các chuyên gia cũng không hoàn toàn chắc chắn liệu chúng có an toàn hay không.
Nguồn ảnh: www.sweetiepieorganics.com
Các loại thảo dược chẳng hạn như là cỏ ba lá Hy Lạp (cỏ cà ri) (fenugreek) và thì là (fennel) đã được sử dụng qua hàng thế kỷ để thúc đẩy sự tạo sữa mẹ, nhưng ít có nghiên cứu cho biết các loại thảo mộc này có hiệu quả như thế nào hoặc chúng ảnh hưởng như thế nào đến em bé.
Và trong khi thảo mộc họ hoa cúc thường được coi là an toàn, nó thường được kết hợp với mao lương hoa vàng (goldenseal). Mao lương hoa vàng có thể gây độc với liều lượng vừa phải và các chuyên gia chưa hiểu rõ về ảnh hưởng của nó đến trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Hãy tránh nguy hiểm và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược nào.
Hầu hết các loại thảo mộc sử dụng để nấu ăn – chẳng hạn như tỏi, thì là (dill) và cây xô hương (sage) thì tốt đối với chế độ hằng ngày. Nhưng một số có thể gây ra vấn đề nếu bạn tiêu thụ chúng với hàm lượng lớn hoặc dạng cô đặc, chẳng hạn như ở dạng dược phẩm hoặc trà.
Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến một số tương tác có thể có giữa các loại thảo mộc này với các loại thảo mộc khác cũng như giữa các loại thảo mộc và các loại thuốc. Bạn có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc đông y có kiến thức về sự tiết sữa và mức độ an toàn khi sử dụng các loại thảo mộc trong thời kỳ cho con bú.
Nhiều chế phẩm thảo dược chứa rất ít hoặc không có các thành phần hoạt chất được tìm thấy trong các loại thảo dược. Vì vậy, điều quan trọng là nên mua các sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa từ các nhà sản xuất uy tín.
Thảo dược | Những điều cần biết |
Cúc La Mã (chamomile) (Đức), hoa họ cúc, gừng | Thường dùng như trà, các loại thảo dược này có thể an toàn với các bà mẹ cho con bú ở liều thông thường. Các loại thảo dược trong trà thường ở dạng cô đặc. Nên thận trọng khi dùng tất cả các loại trà thảo dược, đặc biệt khi bạn không biết tất cả các thành phần trong đó. (Tránh dùng mao lương hoa vàng, thường được kết hợp với thảo dược họ hoa cúc. Nó có thể gây độc với liều lượng vừa phải và các chuyên gia nói rằng trẻ sơ sinh có thể bị tổn thương não sau khi được tiếp xúc với nó.) |
Cỏ ba lá Hy Lạp, hoa hồi, hoa lưu ly (borage), lá mâm xôi, cây kế sữa (blessed thistle), thì là, tỏi, cây tầm ma, hạt cây thì là (fennel seed), cây goat’s rue, rễ của cây false unicorn, cây mã tiên thảo (còn gọi là cỏ roi ngựa) | Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia thảo dược uy tín trước khi dùng bất kỳ trong các loại thảo dược này. Mặc dù chúng thường được sử dụng để tăng sữa, không phải tất cả đã được khoa học chứng minh là an toàn và hiệu quả. Cỏ ba lá Hy Lạp, được dùng trong nhiều chế phẩm thảo dược để tăng lượng sữa, có thể không an toàn cho người bị tiểu đường. |
Cúc thảo dược (feverfew) | Thảo mộc này được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu. Mặc dù chưa có vấn đề gì xảy ra được biết khi sử dụng nó trong khi cho con bú, nhưng các Cơ sở Dữ liệu Tổng hợp về Thuốc Tự nhiên (Natural Medicines Comprehensive Database, NMCD) cho rằng tốt nhất là nên tránh dùng nó nếu bạn đang cho con bú vì chưa đủ hiểu biết về an toàn của nó. |
Cây St. John’s wort | Thảo dược này được sử dụng để điều trị trầm cảm. Các nghiên cứu về trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cho thấy khi mẹ đang dùng loại thảo dược này thì trong máu của trẻ sơ sinh không phát hiện được liều lượng nào và không nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, NMCD báo cáo rằng những trẻ bú mẹ mà mẹ dùng cây St. John’s wort có thể bị bơ phờ hoặc buồn ngủ và đau bụng do co thắt. NMCD khuyên các bà mẹ cho con bú nên tránh dùng cây St. John’s wort cho đến khi có nhiều hiểu biết hơn về tác dụng của nó đối với trẻ bú mẹ. Cây St. John’s wort có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác và có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. |
Trái của cây chaste | Trong khi loại thảo dược này từ lâu đã được sử dụng để thúc đẩy sự tiết sữa, nó có thể là không an toàn. Và một số nghiên cứu cho thấy rằng loại thảo dược này làm giảm hơn là làm tăng sự tiết sữa. |
Nha đam, tiểu hồi, vỏ và hạt cây hắc mai, blue cohosh, dầu hạt cây carum (caraway oil), vỏ cây hắc mai (cascara sagrada), lá cây khoản đông, cây hoa chuông (comfrey), cây germander, trà gordolobo yerba, cây rắn trắng Ấn Độ (snakeroot), cây tam thất (kim bất hoán), cây kava, dầu cây sầu đâu, trà mate tea, cây tầm gửi (mistletoe), dầu cây bạc hà hăng (pennyroyal), dầu cây bạc hà cay (peppermint), cúc móng ngựa (petasite), rễ cây đại hoàng (rhubarb), cây xô hương, cây skullcap, cây nho gấu | Thomas Hale, giáo sư Nhi khoa tại Đại học Texas Tech và là tác giả của quyển sách Dược phẩm và Sữa mẹ, khuyên rằng nên tránh dùng các loại thảo dược này trong khi cho con bú. Nó có thể gây cản trở việc tiết sữa và một số có thể gây hại cho em bé của bạn. |
Tài liệu tham khảo
http://www.babycenter.com/0_breast-milk-interactions-chart_8788.bc