Thứ Tư, 29/11/2023
Dinh dưỡng Dinh dưỡng cho mẹ và bé Khi nào trẻ có thể bắt đầu ăn cá?

Khi nào trẻ có thể bắt đầu ăn cá?

 
1.b.b.54
www.doctorshangout.com

Cá có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh của con bạn ngay khi trẻ bắt đầu ăn dặm, thường là khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi. Nhưng nếu con bạn có bệnh chàm mãn tính hoặc dị ứng thức ăn thì trước tiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn cần đến gặp bác sĩ để tư vấn vì cá là một trong những loại thực phẩm gây dị ứng hàng đầu, và hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bắt đầu với những thức ăn ăn dặm truyền thống (chẳng hạn như bột ngũ cốc cho em bé và thịt, trái cây, hoặc rau xay nhuyễn) trước khi cho trẻ dùng cá.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics – AAP) trong phần Dị ứng và Miễn dịch nói rằng đa số trẻ em – bao gồm cả những trẻ có bệnh chàm nhẹ, hoặc gia đình có tiền sử bị dị ứng thức ăn hay bệnh hen suyễn – có thể bắt đầu ăn các loại thức ăn như cá sau khi dùng một vài loại thực phẩm ít gây dị ứng (như ngũ cốc, rau củ và trái cây) mà không bị dị ứng.

Một vài trẻ không nên bắt đầu ăn các loại thực phẩm gây dị ứng như cá cho đến khi được sự đồng ý của bác sĩ. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu con bạn:

  • Có triệu chứng chàm nặng sau khi tuân theo kế hoạch điều trị da liễu của bác sĩ
  • Đã từng bị dị ứng tức thời với một loại thức ăn nào đó trong quá khứ
  • Đã được chuẩn đoán bị dị ứng thức ăn

Khi dùng một loại thức ăn gây dị ứng, AAP khuyến cáo nên cho trẻ ăn tại nhà hơn là ở nhà giữ trẻ hoặc nhà hàng. Và với bất kỳ loại thức ăn mới nào, hãy cho trẻ ăn từ ba đến năm ngày trước khi thử các món khác. Bằng cách đó bạn có thể theo dõi phản ứng của trẻ và biết món ăn nào có thể gây dị ứng.

Những dấu hiệu của dị ứng thức ăn là sưng mặt (bao gồm cả lưỡi và môi), phát ban, thở khò khè, đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu trên – nhẹ hoặc nặng – hoặc khó thở ngay sau khi ăn một loại thức ăn mới, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bên cạnh những dấu hiệu dị ứng trên, có một vài điều khác mà bạn cần phải thận trọng:

  • Thuỷ ngân: Cá rất giàu protein, vitamin D, axit béo omega-3 và những chất dinh dưỡng khác, nhưng một vài loại cá chứa hàm lượng thuỷ ngân lớn. Thủy ngân ở liều cao được cho là có hại cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của trẻ. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo bạn nên tránh cho trẻ ăn cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình – những loại cá ăn thịt chứa hàm lượng thuỷ ngân cao nhất.

Để giữ hàm lượng thuỷ ngân thấp, AAP khuyên cha mẹ nên giảm lượng cá trẻ ăn đến dưới 12 ounce (340 gram) mỗi tuần. Các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân thấp là cá ngừ trắng đóng hộp (loại cá ngừ có nhãn “light tuna”, chứ không phải cá ngừ albacore, hay cá ngừ “màu trắng” – những loại này có hàm lượng thuỷ ngân cao hơn), cá hồi, cá tuyết, cá tra, cá bơn và cá minh thái.

  • Vi khuẩn và vi rút: Hãy chắc chắn rằng cá được nấu chín để diệt các vi khuẩn và vi rút gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ  thường phát triển mạnh trong các loại cá sống hoặc nấu chưa chín.
  • Nghẹt thở: Để tránh gây nghẹt thở hãy loại bỏ xương, thái mỏng thịt và xay nhuyễn cá.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/408_when-can-my-baby-eat-fish_1368510.bc