Thứ Năm, 21/11/2024

Dị ứng đậu nành

Bài viết thứ 16 trong 41 bài thuộc ebook Dị ứng thực phẩm
 

Dị ứng đậu nành là một trong những dạng dị ứng ngày càng phổ biến, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và em bé. Khoảng 0,4 % trẻ em bị mắc loại dị ứng này. Các nghiên cứu cho thấy bệnh dị ứng đậu nành ở trẻ em xảy ra vào những năm đầu đời và thường sẽ tự hết khi trẻ gần 3 tuổi. Nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn các em sẽ hết bị dị ứng đậu nành khi lên 10 tuổi.

Các phản ứng dị ứng với đậu nành thường nhẹ; tuy nhiên, mặc dù hiếm, nhưng các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ cũng có thể xảy ra. Do đó những bệnh nhân dị ứng này nên luôn có sẳn bộ tiêm epinephrine tự động (epinephrine auto-injector) chẳng hạn:  EpiPen®, Auvi-Q ™ hoặc Adrenaclick. Để ngăn ngừa dị ứng khi biết bạn bị dị ứng đậu nành, bạn nên tránh tuyệt đối đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành. Nhớ đọc kĩ nhãn thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm để tránh các thực phẩm có thành phần từ đậu nành.

Đậu nành thuộc họ đậu, bao gồm các loài thực vật khi chín vỏ tách ra. Các loại đậu khác như: đậu Hà Lan, đậu lăng và đậu phộng. Những người bị dị ứng với đậu nành thì chưa chắc bị dị ứng các loại đậu khác. Nếu bạn bị dị ứng với đậu nành, bạn ít khi bị dị ứng với loại đậu khác, bao gồm đậu phộng.

Tại Hoa Kỳ, đậu nành được sử dụng rộng rãi trong các thực phẩm chế biến. Tuy đậu nành không phải là một thực phẩm chính trong bữa ăn nhưng có rất nhiều thức ăn chế biến từ đậu nành, do đó việc loại bỏ các thực phẩm này sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng. Bạn nên tham khảo ý kiến ​của chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch ăn uống hợp lý.

Tránh đậu nành

Tại Mỹ, Luật Liên Bang về Bảo vệ người tiêu dùng và cách dán nhãn thực phẩm dị ứng (FALCPA) quy định tất cả các sản phẩm thực phẩm đóng gói ở Mỹ có chứa thành phần đậu nành phải ghi tên “đậu nành” (“soy”) trên bao bì.

Bạn nên đọc kĩ thành phần ghi trên nhãn trước khi mua và tiêu thụ bất kỳ sản phẩm nào. Vì thành phần trong các thực phẩm đóng gói có thể thay đổi mà không báo trước, nên kiểm tra lại thành phần mỗi khi mua sản phẩm. Nếu có thắc mắc, bạn có thể hỏi nhà sản xuất.

Tính đến thời điểm này, việc dùng nhãn khuyến cáo (như “có thể chứa”) trên các loại thực phẩm đóng gói mang tính tự nguyện và chưa có hướng dẫn rõ ràng cho việc sử dùng loại nhãn này. Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration – FDA) đã bắt đầu phát triển một chiến lược dài hạn giúp các nhà sản xuất kê khai thành phần trên nhãn rõ ràng và nhất quán, để những người bị dị ứng thực phẩm và người chăm sóc bệnh nhân dị ứng biết thông tin về 8 loại thực phẩm có tiềm năng gây dị ứng.

Thực phẩm cần tránh khi dị ứng đậu nành

Tránh thực phẩm chứa đậu nành và các thành phần từ đậu nành

  • Edamame (đậu nành Nhật Bản)
  • Miso (tương Miso của Nhật)
  • Natto (món ăn của Nhật làm từ hạt đậu tương lên men)
  • Shoyu (nước tương Nhật Bản)
  • Đậu nành bao gồm: albumin đậu nành (soy albumin), pho mát đậu nành (soy cheese), chất xơ đậu nành (soy fiber), bột đậu nành (soy flour), đậu nành mảnh (soy grit), kem đậu nành (soy ice cream), sữa đậu nành (soy milk), các loại hạt đậu nành (soy nut), mầm đậu nành (soy sprout), sữa chua đậu nành (soy yogurt)
  • Đậu tương (soya)
  • Đậu nành (sữa đông từ đậu nành, hạt đậu nành)
  • Protein đậu nành: soy protein concentrate (SPC); soy protein hydrolyzed; soy protein isolated (SPI)
  • Nước tương (soy sauce)
  • Tương chay Tamari
  • Tempeh (món ăn truyền thống từ đậu nành của Indonesia)
  • Sợi protein đậu nành (textured vegetable protein) (TVP)
  • Đậu hũ

Đậu nành đôi khi tìm thấy trong:

  • Các món ăn Châu Á (Asian cuisine)
  • Chất tạo đặc từ thực vật (vegetable gum)
  • Tinh bột thực vật (vegetable starch)
  • Nước luộc rau (vegetable broth)

Các sản phẩm chứa đậu nành ít người biết

  • Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm các món nướng, cá ngừ và thịt đóng hộp, ngũ cốc, bánh quy (cookies), bánh quy giòn (cracker), thanh ngũ cốc giàu protein năng lượng (high-protein energy bar) và snack, sữa có công thức được chứng minh là tốt cho bé (infant formula), bơ đậu phộng ít béo (low-fat peanut butter), thịt chế biến (processed meat), nước sốt, nước dùng và súp đóng hộp (canned broth and soup).

* Lưu ý: Danh sách trên chỉ nhấn mạnh một số sản phẩm/thức ăn có thể chứa đậu nành mà người tiêu dùng thường ít để ý đến (như là: trên nhãn thực phẩm của một sản phẩm cụ thể, trong một bữa ăn ở nhà hàng, trong việc sáng tạo món ăn). Danh sách thực phẩm kể trên không phải lúc nào cũng sẽ chứa đậu nành, nó chỉ nhằm khuyến cáo người tiêu dùng nên đọc nhãn thực phẩm và hỏi kĩ thành phần trước khi dùng sản phẩm này.

Cần lưu ý những điều sau:

Theo FDA, dầu đậu nành tinh chế (refined soybean oil) không nằm trong danh sách chất gây dị ứng. Nghiên cứu cho thấy hầu hết bệnh nhân dị ứng đậu nành có thể dùng dầu đậu nành đã qua tinh chế kĩ (không ép lạnh hay ép đùn dầu đậu nành) (not cold-pressed, expeller-pressed or extruded soybean oil). Nếu bị dị ứng với đậu nành, bạn có thể hỏi bác sĩ có nên tránh dầu đậu nành hay không.

  • Các món ăn Châu Á được xếp vào loại có nguy cơ gây dị ứng đậu nành cao, vì phần lớn món ăn có thành phần từ đậu nành dẫn đến nguy cơ tương tác chéo (cross-contact) của các thành phần trong thức ăn, thậm chí với các món không có đậu nành.

Tài liệu tham khảo

http://www.foodallergy.org/allergens/soy-allergy