Thứ Năm, 21/11/2024
An toàn thực phẩm Dị ứng thực phẩm Mối liên hệ giữa dị ứng thực phẩm và các loại dị ứng khác – phản ứng chéo

Mối liên hệ giữa dị ứng thực phẩm và các loại dị ứng khác – phản ứng chéo

Bài viết thứ 37 trong 41 bài thuộc ebook Dị ứng thực phẩm
 

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra dị ứng là do các phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể với nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn này bao gồm sản phẩm động vật, mạt bụi, nấm mốc, mủ cao su, phấn hoa, dược phẩm, thực vật, nọc độc cũng như thực phẩm. Hầu hết bệnh dị ứng phi thực phẩm có thể đi kèm với các phản ứng đường miệng hoặc đường tiêu hóa. Tỷ lệ người mắc phải các phản ứng đường ruột do dị ứng phi thực phẩm thay đổi phụ thuộc vào loại dị ứng và dân số. Ví dụ, có đến 80% các trường hợp bị dị ứng với phấn hoa gặp phải những phản ứng liên quan đến đường miệng hoặc đường ruột.

Mối liên hệ giữa dị ứng thực phẩm và các loại dị ứng khác - Phản ứng chéo

Nguyên nhân gây ra phản ứng chéo là do những điểm tương đồng về cấu trúc giữa các protein của nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như phấn hoa và thực phẩm. Nghiên cứu phân tử hiện đang mang lại các thông tin hữu ích trong việc dự đoán các phản ứng chéo. Xem thêm về phản ứng chéo

Tần suất mắc bệnh trong dân số

  • Khoảng 70% bệnh nhân bị dị ứng thực phẩm cũng mắc phải các loại dị ứng khác, trong đó có cả chứng sốt cỏ khô.
  • Khoảng 15-20% dân số mắc chứng sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng) và khoảng 50% trong số này sẽ mắc phải loại dị ứng về đường miệng (hội chứng dị ứng miệng; quá mẫn cảm với thực phẩm) hoặc ít phổ biến hơn là phản ứng dị ứng đường ruột.
  • Dị ứng với phấn hoa bạch dương là một dạng bệnh sốt cỏ khô thường đi kèm với dị ứng thực phẩm ở các nước phát triển phương Tây – lên đến 80% dân số.
  • Khoảng 30-80% trường hợp dị ứng với mủ cao su gặp phải các phản ứng dị ứng thực phẩm.
  • Độ phản ứng chéo giữa dị ứng với động vật có vỏ và dị ứng với mạt bụi thì khá phổ biến.
  • Trẻ em bị viêm da dị ứng/chàm có tỷ lệ cao (ít nhất là 30%) mắc phải dị ứng thực phẩm, chủ yếu là với sữa bò, trứng và đậu phộng.
  • Tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn do dị ứng thực phẩm ở trẻ em vào khoảng 6% (hiếm hơn ở người lớn) với loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất là sữa, trứng và đậu phộng.

Các loại dị ứng

Dị ứng thường liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ thể, ví dụ như hệ tiêu hóa và hệ hô hấp bao gồm xoang, mắt, da và thậm chí cả hệ thần kinh. Việc quan sát cẩn thận và xem xét tiền sử gia đình bởi bác sĩ là rất cần thiết để tìm ra các mối liên hệ giữa các loại dị ứng.

Phản ứng chéo phổ biến giữa phấn hoa và thực phẩm

  • Phấn hoa bạch dương: táo, cà rốt, cần tây, lê, cà chua, các loại quả mọng, các loại hạt (không phổ biến: nhiều loại trái cây và gia vị khác)
  • Phấn hoa cây rau muối (goosefoot): chuối, dưa, đào (không phổ biến: xuân đào, măng tây, kiwi, khoai tây, ô liu, hành tây)
  • Phấn hoa ngải cứu: cà rốt, cần tây, hạt hồi, đào (không phổ biến: nhiều loại trái cây, rau và gia vị khác)
  • Phấn hoa cỏ phấn hương: dưa hấu, dưa chuột, chuối, hoa hướng dương.
  • Cỏ timothy: táo, vải, cà chua, cần tây, ngô, ớt chuông, ớt bột.

Hầu hết những người bị sốt cỏ khô có phản ứng chéo với hai hoặc nhiều loại thực phẩm. Các triệu chứng thường gặp nhất là ngứa, sưng, ngứa trong miệng hay trên môi và khoảng 10% có triệu chứng về đường ruột.

Phản ứng chéo phổ biến giữa các loại thực phẩm khác nhau

  • Tôm, tôm hùm, cua, ít phổ biến hơn: mực, sò điệp, sò, hàu (liên quan: dị ứng mạt bụi). Xem thêm về dị ứng với động vật có vỏ
  • Mực, sò, nghêu, hàu, ít phổ biến: tôm, tôm hùm, cua
  • Đậu phộng, đậu lupin
  • Quả hạch (quả óc chó, hạt dẻ, đậu Brazil, quả bồ đào), hạt dẻ cười, hạt điều
  • Sữa bò, sữa từ các loài động vật có vú (ví dụ, hơn 90% sữa dê và sữa cừu, thịt bò (10%))
  • Trứng gà, hiếm khi gặp ở trứng các loài gia cầm khác và thịt gia cầm
  • Ngũ cốc (lúa mì, yến mạch, lúa mạch, lúa mạch đen, kê, lúa miến, ngô, gạo): dị ứng chéo thường không phổ biến. 20% phản ứng chéo với một loại ngũ cốc khác
  • Dị ứng với bột – xem xét xem bột có chứa mạt bụi hay không
  • , phản ứng chéo rất phổ biến, thậm chí giữa cá biển và cá nước ngọt. Không phản ứng chéo với động vật có vỏ. Phân biệt với chứng không dung nạp histamin (tức là không dị ứng).
  • Hạt, hạt mè, mù tạt, hạt hướng dương
  • Đào và dưa thường phản ứng chéo với trái cây khác (các phản ứng thường nhẹ)

Hội chứng dị ứng mủ cao su – 30-80% các trường hợp dị ứng mủ cao su mắc phải dị ứng thực phẩm

  • Mủ cao su, chuối, bơ, hạt dẻ, táo, kiwi, khoai tây, cà chua, dưa hấu, đu đủ. Ít phổ biến hơn: sung, dứa, đào, lê, chanh dây, quả óc chó, hạnh nhân, bưởi, dâu tây, rau bó xôi, rau diếp, cần tây, các loại gia vị khác. Dị ứng chéo với sản phẩm từ mủ cao su, cũng như một số loại cây (ví dụ như sung, cây trúc đào, cây xương rồng).

Các triệu chứng

Phản ứng dị ứng liên quan đến đường tiêu hóa có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng, từ ngứa miệng vô hại đến sốc phản vệ nguy hiểm tính mạng và có thể kéo dài từ vài giờ đến nhiều ngày. Ít nhất 30% người bệnh sẽ có triệu chứng tương tự rối loạn chức năng ruột, như hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy hoặc khó tiêu, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy và các vấn đề nhai nuốt hoặc trào ngược. Ngứa ran, sưng, ngứa miệng, lưỡi và cổ họng là dấu hiệu dị ứng phổ biến liên quan đến hội chứng dị ứng phấn hoa (hội chứng quá mẫn cảm với thực phẩm), là loại dị ứng thực phẩm phổ biến ở thanh thiếu niên và người lớn. Những triệu chứng này thường đi kèm với sốt cỏ khô. Những biểu hiện khác của dị ứng thực phẩm là phản ứng trên da như ngứa (mề đay), phát ban, phù nề hoặc sưng và các vấn đề hô hấp, chẳng hạn như chảy nước mũi, viêm xoang, hen suyễn hoặc viêm phế quản. Phản ứng hệ thần kinh chẳng hạn như mệt mỏi, mệt mỏi kinh niên, mất khả năng tập trung, đau nửa đầu và rối loạn tâm thần và các triệu chứng cơ xương, bao gồm đau cơ và khớp ngày càng được ghi nhận nhiều. Dị ứng thực phẩm có thể dẫn đến các phản ứng bên ngoài đường tiêu hóa chẳng hạn như chàm (eczema), không có triệu chứng nào liên quan đến đường tiêu hóa. Triệu chứng nặng nhất gặp phải là sốc phản vệ.

Viêm da dị ứng/eczema có liên quan tới dị ứng trứng, sữa bò và đậu phộng, việc loại bỏ các chất gây dị ứng làm thuyên giảm bệnh đáng kể ở hầu hết trẻ em. Hầu hết các trường hợp cải thiện dần theo độ tuổi thiếu niên, nhưng một số lại mắc phải dị ứng đường hô hấp.

Kiểm soát

Mặt quan trọng nhất của việc kiểm soát dị ứng là việc xác định chính xác loại thực phẩm gây dị ứng hoặc (các) yếu tố gây dị ứng khác. Việc loại trừ hoàn toàn các thành phần được xác định gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn uống hiện được coi là việc quan trọng hàng đầu, vì việc này ngăn ngừa sự xuất hiện và sự gia tăng của các triệu chứng. Một chế độ ăn kiêng tuyệt đối thường rất khó khăn, tùy thuộc vào các thành phần thức ăn, thường xuyên đòi hỏi chuyên gia tư vấn về chế độ ăn uống, động lực và quyết tâm từ người bệnh. Nên đọc kỹ các thành phần trên nhãn thực phẩm, thuốc, trên các sản phẩm gia dụng và mỹ phẩm trong một số trường hợp. Lời khuyên về thực phẩm thay thế thì rất quan trọng đối với các trường hợp dị ứng trái cây hoặc rau quả để ngăn ngừa thiếu chất.

Nguy cơ gây dị ứng của nhiều thành phần sẽ giảm xuống khi đun nấu và chế biến, nhưng nói chung không loại bỏ hoàn toàn, trừ đậu phộng và các loại hạt cây.

Nếu việc loại bỏ hoàn toàn là không thể được hoặc có thể được, thì một số loại thuốc chống dị ứng có thể hữu ích. Chúng bao gồm cromoglycate, ketotifen, sự kết hợp giữa thuốc kháng histamin và probiotic. Hiện chưa có đủ bằng chứng để củng cố việc sử dụng các steroid hoặc các chất mới hơn, ngoại trừ trong trường hợp viêm dạ dày tăng bạch cầu eosin. Kim tiêm điều trị khẩn cấp (ví dụ như Epipen™) nên được tiêm trong trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Liệu pháp miễn dịch (gây tê) đối với một số bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng thực phẩm phấn hoa, có thể thành công ở một số nhỏ người bệnh, tuy nhiên sau đó hiệu quả thường không duy trì lâu dài. Các phương pháp điều trị khác bao gồm tiêm chủng, chống IgE và các kháng thể khác, peptide toleragen, epitope tái tổ hợp giảm mẫn cảm, thuốc kháng dưỡng bào, cũng như sự biến đổi phân tử protein trong thực phẩm gây dị ứng.

Các điểm cần lưu ý

Phản ứng chéo giữa dị ứng thực phẩm với phấn hoa có thể tăng trong mùa thụ phấn và giảm sau đó. Do đó, một số loại thực phẩm nhất định chỉ có thể ăn được khi hết mùa thụ phấn.

Nếu mắc phải dị ứng cá, thì tốt nhất là tránh ăn tất cả các loại cá do khả năng phản ứng chéo cao. Phản ứng với cá, đặc biệt là với cá không tươi, có thể là do nhạy cảm với histamin hơn là do dị ứng.

Phản ứng chéo phổ biến nhất của chứng dị ứng trái cây là giữa đào với dưa hấu.

Dị ứng thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng bên ngoài đường ruột, như eczema, mà lại không gây các triệu chứng có liên quan đến đường ruột.

Tài liệu tham khảo

http://www.foodintolerances.org/non-food-allergies.aspx