Nội dung chính
Dị ứng hạt cây (tree nut allergy) là một loại dị ứng thực phẩm phổ biến ở trẻ em và người lớn. Nó gây ra phản ứng dị ứng nặng (như sốc phản vệ) (anaphylaxis), có thể gây tử vong. Do đó để phòng tránh dị ứng này, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên biết cách dùng dụng cụ tiêm tự động epinephrine (epinephine auto-injector) (chẳng hạn như EpiPen®, Auvi-Q™ hoặc Adrenaclick®), đồng thời tránh tuyệt đối ăn các loại hạt, sản phẩm có thành phần từ hạt và đọc kĩ nhãn thành phần khi mua sản phẩm.
Dị ứng hạt cây thường kéo dài suốt đời. Theo các nghiên cứu gần đây, khoảng 9% trẻ em có thể khỏi bệnh khi trưởng thành. Ngoài ra, anh chị em của người bệnh cũng là đối tượng có nguy cơ bị dị ứng cao. Do đó bác sĩ khuyên những đối tượng này nên đi xét nghiệm dị ứng.
Các loại hạt cây (tree nut) phổ biến gồm có quả óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, quả hồ trăn và quả hạch Brazil. Các loại hạt này không thuộc họ đậu như đậu phộng, cũng không thuộc các loại hạt (seed) như hạt hướng dương, hạt mè (đọc thêm về Những tác nhân dị ứng khác).
Người bị dị ứng với một loại hạt thì có nguy cơ bị dị ứng với các loại hạt khác rất cao. Do đó, chuyên gia dị ứng khuyên bệnh nhân nên tránh tất cả các loại hạt. Chuyên gia dị ứng khuyên bệnh nhân nên tránh ăn đậu phộng vì các thành phần trong đậu phộng có nhiều khả năng gây ra tương tác chéo (cross-contact) với các hạt cây trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.
Cách phòng tránh các loại hạt gây dị ứng
Luật Liên Bang về Cách ghi nhãn thực phẩm dị ứng và Luật Bảo vệ người tiêu dùng (FALCPA) yêu cầu tất cả các sản phẩm thực phẩm đóng gói được bán ở Mỹ có chứa các hạt cây phải được liệt kê cụ thể trên nhãn như một thành phần thực phẩm.
Bạn nên đọc kĩ thành phần ghi trên nhãn trước khi mua và tiêu thụ bất kỳ sản phẩm nào. Vì thành phần trong các thực phẩm đóng gói có thể thay đổi mà không báo trước, nên hãy nhớ kiểm tra lại thành phần mỗi khi mua sản phẩm. Nếu thắc mắc, bạn có thể hỏi nhà sản xuất.
Tính đến thời điểm này, việc dùng nhãn khuyến cáo (như “có thể chứa”) trên các loại thực phẩm đóng gói mang tính tự nguyện và chưa có hướng dẫn rõ ràng cho việc sử dụng loại nhãn này. Tuy nhiên, FDA đã bắt đầu phát triển một chiến lược dài hạn giúp các nhà sản xuất kê khai thành phần trên nhãn rõ ràng và nhất quán, để những người bị dị ứng thực phẩm và người chăm sóc bệnh nhân dị ứng biết thông tin về 8 loại thực phẩm gây dị ứng cao.
Tìm hiểu thêm về ghi nhãn thực phẩm.
Các loại thực phẩm có chứa hạt cây
- Quả hạnh (almond)
- Các loại hạt nhân tạo (artificial nuts)
- Quả hạch Brazil (Brazil nut)
- Hạt dẻ gai (beechnut)
- Bí hồ lô (butternut)
- Hạt điều (cashew)
- Hạt dẻ nâu (chestnut)
- Hạt từ cây chinquapin
- Quả dừa
- Hạt phỉ (filbert/hazelnut)
- Gianduja (một hỗn hợp sô cô la-nut)
- Bạch quả (Hạt ginkgo)
- Hạt hickory
- Vải/vải thiều/hạt vải (litchi/lichee/lychee nut)
- Hạt Macca (macadamia nut)
- Bánh hạnh nhân/bột hạnh nhân (marzipan/almond paste)
- Hạt nangai
- Chiết xuất hạt tự nhiên (ví dụ hạnh nhân, quả óc chó)
- Các loại bơ từ hạt (như bơ hạt điều)
- Thức ăn từ hạt
- Nhân hạt phỉ (nut meat)
- Các loại sữa trộn với hạt (ví dụ sữa hạnh nhân, sữa hạt điều)
- Bột từ hạt xay nhuyễn (ví dụ bột hạnh nhân) (nut paste)
- Các loại hạt mảnh (nut pieces)
- Hạt hồ đào (pecan)
- Pesto (loại sốt của Ý có hạt thông)
- Hạt pili
- Hạt thông (pine nut) (tiếng Ấn Độ gọi là pignoli, pignolia)
- Quả hồ trăn (pistachio)
- Praline (loại chocolate hạt dẻ)
- Hạt mỡ (shea nut)
- Quả óc chó (walnut)
Các loại hạt này cũng có thể có trong:
- Hương liệu chiết xuất từ quả óc chó đen
- Chiết xuất hạt tự nhiên
- Quá trình chưng cất hạt/chiết xuất cồn
- Dầu hạt (ví dụ dầu quả óc chó, dầu hạnh nhân)
- Hương liệu chiết xuất từ quả óc chó
Một số nguồn có chứa hạt cây ít được để ý tới*
- Các protein trong hạt có thể được tìm thấy trong các thực phẩm như ngũ cốc, bánh quy giòn, bánh, kẹo, sôcôla, thanh năng lượng (energy bar), hương café, các món lạnh để tráng miệng, nước xốt, xốt thịt nướng và một số thực phẩm nguội như Mortadella.
- Người bệnh cũng nên tránh các thức uống có cồn chứa thành phần hương liệu từ hạt. Do những đồ uống này không theo quy định của FALCPA, nên nếu có thắc mắc bạn nên hỏi nhà sản xuất chính xác thành phần hương liệu trong đồ uống.
*Lưu ý: Danh sách trên chỉ nêu một số sản phẩm thực phẩm điển hình có thể chứa các loại hạt mà người tiêu dùng ít để ý đến (như trên nhãn thực phẩm của một sản phẩm cụ thể, trong một bữa ăn ở nhà hàng, trong việc sáng tạo chế biến món ăn). Những thực phẩm kể trên không phải lúc nào cũng có chứa hạt, nó chỉ nhằm khuyến cáo người tiêu dùng nên đọc nhãn thực phẩm và hỏi kỹ thành phần trước khi dùng sản phẩm này.
Những điều cần lưu ý
- Theo luật pháp Hoa Kỳ, các loại hạt có tên như sau: hạt dẻ gai (beechnut), bạch quả (ginkgo), hạt mỡ (shea nut), hạt hickory, hạt từ cây chinquapin, hạt vải thiều, hạt pili và quả dừa phải ghi rõ thành phần, cho dù các phản ứng dị ứng của chúng chưa được xác định rõ.
- Theo trường Đại học Mỹ về Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch (The American College of Allergy, Asthma & Immunology) (ACAAI) quả dừa được xếp như một loại trái cây, nhưng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) lại xếp dừa như một hạt cây. Theo nghiên cứu, hầu hết những người bị dị ứng với hạt cây có thể ăn dừa. Tuy nhiên, nếu bị dị ứng hạt cây, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi ăn dừa.
- Bệnh nhân dị ứng nên tránh các loại dầu hạt cây vì có chứa protein từ hạt cây. Nó được sử dụng trong các loại kem, sản phẩm chăm sóc tóc và xà phòng.
- Ở Trung Quốc, Châu Phi, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam, các tiệm kem và tiệm bánh có dùng nhiều loại hạt cho món kem và món bánh, do đó gây nguy cơ cao cho người dị ứng, ngay cả khi bạn mua bánh hay kem không có thêm hạt. Ngoài ra, việc dùng nhiều loại hạt còn gây ra tương tác chéo (cross-contact) giữa các thành phần trong hạt.
- Tránh các chất chiết xuất tự nhiên, chẳng hạn như chiết xuất hạnh nhân nguyên chất. Chiết xuất hương liệu nhân tạo thì an toàn cho người dị ứng.
- Các loại sau đây không phải là hạt: hạt nhục đậu khấu (nutmeg), củ năng (water chestnut) và quả bí đỏ hồ lô (butternut squash).
- Dầu Argan là loại dầu ăn có nguồn gốc từ hạt của cây Argan và đã kiểm chứng không gây dị ứng. Dầu Argan ít phổ biến ở Mỹ, nó có mặt nhiều ở Morocco.
- Hạt tiêu hồng (được gọi là Brazil pepper, rose pepper, christmasberry) có thể gây dị ứng với người bị dị ứng hạt điều. Quả mọng khô (như schinus, cùng họ với hạt điều) dùng như loại gia vị nhưng khác với hạt tiêu đen và trái cây như ớt chuông (chilli pepper) dù được dán nhãn là “hạt tiêu” (“pepper”).
Tài liệu tham khảo:
http://www.foodallergy.org/allergens/tree-nut-allergy