Chủ Nhật, 24/03/2024

Ghi nhãn thực phẩm

Bài viết thứ 21 trong 41 bài thuộc ebook Dị ứng thực phẩm
 

Ghi nhãn thực phẩm

Tại Mỹ, Luật ghi nhãn thực phẩm dị ứng và bảo vệ người tiêu dùng (FALCPA) có hiệu lực từ 01/06/2006 yêu cầu các nhãn thực phẩm (bao gồm các loại thực phẩm thông thường, chế phẩm bổ sung vào chế độ ăn uống, thực phẩm công thức dành cho trẻ sơ sinh và các loại thực phẩm chữa bệnh) có chứa chất gây dị ứng chính (sữa, trứng, cá, động vật giáp xác, đậu phộng, các loạt hạt, lúa mì và đậu nành) phải ghi chú chất gây dị ứng bằng ngôn ngữ  thông dụng ngay trong danh mục thành phần của sản phẩm hoặc bằng các cách sau:

  • sử dụng từ “có chứa” trước tên của loại chất dị ứng chủ yếu trong thực phẩm, ví dụ: “có chứa sữa, lúa mì” HOẶC
  • nếu ghi trong danh mục thành phần của thực phẩm, thì đặt trong dấu ngoặc đơn, ví dụ: “albumin (trứng)”

Thành phần gây dị ứng phải được khai báo khi sử dụng với bất cứ hàm lượng nào, ngay cả khi chúng được sử dụng như chất tạo màu, mùi hay được pha trộn với các gia vị khác. Ngoài ra, nhà sản xuất phải liệt kê cụ thể loại hạt (ví dụ: hạt hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều) hay loại hải sản (ví dụ: cá ngừ, cá hồi, tôm, tôm hùm) đã được sử dụng.

Mặc dù luật FALCPA đã giúp các nhãn thực phẩm trở nên dễ đọc hơn, FARE (cơ quan nghiên cứu và giáo dục về dị ứng thực phẩm – Food Allergy Research Education) khuyên người tiêu dùng cá nhân và các gia đình có người dị ứng thực phẩm nên đọc kỹ tất cả các thông tin nhãn mác trên bao bì mỗi khi sử dụng. Các thành phần thực phẩm có thể thay đổi mà không có cảnh báo, do đó việc đọc thông tin trên nhãn mỗi lần sử dụng sẽ giúp bạn tránh được các thành phần gây ra dị ứng.

Cụm từ “có thể chứa”

Việc sử dụng các nhãn khuyến cáo (ví dụ: có các cụm từ cảnh báo như “có thể chứa”, “được chế biến tại nhà máy đang cùng chế biến” hay “được sản xuất bằng những thiết bị có”) là lựa chọn tự nguyện của nhà sản xuất. Do chưa có luật yêu cầu bắt buộc sử dụng các cụm từ này, nên họ có thể dùng hoặc không dùng trong trường hợp thực phẩm có chất gây dị ứng. Theo hướng dẫn của FDA đối với ngành công nghiệp thực phẩm, các nhãn khuyến cáo “không nên được dùng như một biện pháp thay thế cho việc tuân thủ quy trình sản xuất tốt thực phẩm, đồng thời phải trung thực và không gây hiểu lầm”. Nếu bạn không chắc chắn việc thực phẩm có chất gây dị ứng hay không, bạn nên liên hệ nhà sản xuất để hỏi thông tin về thành phần và quy trình sản xuất thực phẩm.

Ban hành nhãn thực phẩm

Tại Mỹ, nếu bạn tin rằng một sản phẩm đã bị ghi sai thông tin trên nhãn hoặc bị nhiễm chất có hại, bạn có thể tìm đến trung tâm khiếu nại người tiêu dùng của FDA tại khu vực của bạn và liên hệ với họ bằng cách truy cập trang web www.fda.gov/opacom/backgrounders/complain.html. Bạn cũng có thể liên hệ với Hệ thống báo cáo sự việc gây hại thuộc Trung tâm An toàn thực phẩm & dinh dưỡng ứng dụng của FDA qua điện thoại, hoặc email, hoặc gửi thư.

Cần lưu ý rằng FARE không phải một cơ quan quản lý của các nhà sản xuất và các cảnh báo dị ứng của FARE chỉ được ban hành khi USDA, FDA hoặc nhà sản xuất đã chính thức đưa ra một tuyên bố về sản phẩm.

Tìm hiểu thêm về việc cần làm khi bạn cho rằng một sản phẩm đã sai thông tin nhãn.  

Các nguồn tham khảo thêm:

Những mẹo để tránh dị ứng thực phẩm

Các câu hỏi thường gặp về FALCPA

Dị ứng thực phẩm và nhãn mác đối với chế độ ăn kiêng Kosher

Mua các thẻ đọc nhãn loại bỏ túi (Wallet-sized Label Reading Cards)

Tài liệu tham khảo

http://www.foodallergy.org/food-labels