Nội dung chính
Phản ứng dị ứng với thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến da, hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột), hệ hô hấp và trong các trường hợp nặng, có thể ảnh hưởng đến cả hệ tim mạch. Các phản ứng dị ứng xảy ra từ mức độ nhẹ đến nặng, bao gồm cả sốc phản vệ (tham khảo Bài Sốc phản vệ), là tình trạng có khả năng đe dọa đến tính mạng. Ở Mỹ, cứ mỗi 3 phút thì có 1 người phải cấp cứu vì dị ứng thực phẩm.
Các triệu chứng dị ứng điển hình xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi ăn phải loại thực phẩm gây dị ứng. Cần lưu ý rằng trẻ em có thể thể hiện hay diễn tả các triệu chứng theo cách khác với người lớn như mô tả bên dưới.
Trường hợp dị ứng nhẹ:
Người bị dị ứng có thể có một hay nhiều triệu chứng sau:
- Nổi mề đay (các vùng da bị sưng phồng, ngứa và có màu hơi đỏ)
- Chàm (các vùng da nổi ban khô, ngứa dai dẳng)
- Xuất hiện những vùng đỏ trên da hoặc xung quanh mắt
- Ngứa ở miệng hoặc ống tai
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Tiêu chảy
- Đau dạ dày
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
- Hắt hơi
- Ho khan nhẹ
- Có vị khó chịu trong miệng
- Co thắt tử cung
Trường hợp dị ứng nặng:
Người bị dị ứng có thể có một hay nhiều triệu chứng sau:
- Sưng tấy môi, lưỡi và/hoặc cổ họng
- Khó nuốt
- Thở gấp hoặc khò khè
- Tái xanh
- Tụt huyết áp (cảm giác uể oải, yếu ớt, mệt mỏi, ngất xỉu)
- Mất ý thức
- Đau ngực
- Mạch yếu hoặc mạch ngắt quãng (weak or “thread” pulse)
- Cảm giác tim ngừng đập (sense of “impending doom”)
Các triệu chứng nặng, xuất hiện đơn lẻ hay kết hợp cùng các triệu chứng nhẹ hơn, đều là dấu hiệu của tình trạng sốc phản vệ và cần có sự điều trị ngay lập tức.
Trẻ em diễn tả các triệu chứng dị ứng như thế nào?
Trẻ em có những cách riêng để thể hiện các trải nghiệm và cảm giác của chúng, bao gồm cả việc thể hiện các triệu chứng di ứng. Thời gian quý báu để điều trị sẽ bị bỏ lỡ nếu người lớn không kịp thời nhận ra các triệu chứng hay không hiểu những gì mà trẻ em nói với họ.
Một số trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ thường có biểu hiện đưa tay vào miệng để kéo hay cào vào lưỡi của mình do ngứa hay khó chịu vì dị ứng. Giọng của trẻ cũng có thể thay đổi (trở nên khàn hay gắt hơn), hoặc nói lắp.
Sau đây là những cách mà trẻ có thể sử dụng để mô tả triệu chứng dị ứng:
- “Thức ăn này cay quá.”
- “Lưỡi của con nóng quá/bị bỏng.”
- “ Có cái gì đó khó chịu ở lưỡi con.”
- “Lưỡi của con như bị kiến bò/đang cháy.”
- “Lưỡi/miệng của con bị ngứa.”
- “Con có cảm giác có tóc ở trên lưỡi.”
- “Con có cảm giác nhột ở miệng.”
- “Có 1 con ếch trong cổ họng con.”
- “Có cái gì đó mắc kẹt trong cổ họng con.”
- “Lưỡi của con bị đầy/bị đơ.”
- “Môi con bị đơ/cứng.”
- “Con có cảm giác có con bọ ở bên trong.” (mô tả lỗ tai bị ngứa)
- “Cổ họng của con bị dày lên.”
- “Con có cảm giác như có cục gì đằng sau lưỡi con.”
Nếu bạn nghi ngờ trẻ đang có các phản ứng dị ứng, hãy nhanh chóng thực hiện các biện pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo:
http://www.foodallergy.org/symptoms