Nội dung chính
Người tiêu dùng bị dị ứng sữa và các bậc cha mẹ của người tiêu dùng bị dị ứng sữa nên phần nào thận trọng về việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm được dán nhãn là ”không chứa sữa” (dairy-free) hoặc “không phải sữa” (non-dairy). Những thuật ngữ này có thể xuất hiện khá nổi bật trên các nhãn của gói thực phẩm. Tuy nhiên, chúng không nên được sử dụng để xác định ngay tuyên bố thành phần xuất hiện trên nhãn gói.
Các thuật ngữ này có nghĩa là gì?
Không chứa sữa (dairy-free)
Không có bất kỳ quy định nào về định nghĩa cho thuật ngữ này. Có nghĩa là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) không thiết lập bất kỳ quy định nào về việc sử dụng thuật ngữ nói trên trong nhãn thực phẩm. Tất nhiên, FDA không cho phép việc sử dụng các thuật ngữ sai và gây hiểu nhầm nói chung trên nhãn thực phẩm. Nhưng nếu không có quy định về khái niệm được đặt ra thì sẽ không có sự bảo đảm rằng thực phẩm được dán nhãn là “dairy-free” trong thực tế không chứa bất kỳ protein sữa nào.
Người tiêu dùng bị dị ứng sữa có nên mua các sản phẩm mang nhãn “dairy-free” không? Không, người tiêu dùng không nên căn cứ vào nhãn “dairy-free” mà nên căn cứ vào thành phần nguyên liệu được công bố trên nhãn. Mặc dù các sản phẩm như vậy thường sẽ không gây dị ứng, nhưng trước đây chương trình nghiên cứu dị ứng thực phẩm (FARRP) đã xác định các sản phẩm từ một số nhà sản xuất nhỏ có chứa sữa mặc dù chúng được dán nhãn là “không chứa sữa” (dairy-free). Một số công ty có thể sử dụng thuật ngữ này để mô tả sản phẩm không chứa lactose (lactose-free) hoặc hàm lượng lactose thấp dành cho những người tiêu dùng không dung nạp đường lactose. Hoặc các nhà sản xuất có thể sử dụng thuật ngữ này trên các sản phẩm không chứa các thành phần sữa truyền thống như là sữa và kem nguyên chất, nhưng lại chứa các dẫn xuất của sữa như là casein hoặc whey. Tuy nhiên, nếu các sản phẩm có chứa protein sữa, chúng không an toàn cho cá nhân bị dị ứng với sữa sử dụng. Do đó, những người bị dị ứng với sữa không thể dựa vào nhãn “dairy free” mà cần phải xem xét kỹ lưỡng các thành phần được công bố trên nhãn để tránh các sản phẩm có chứa bơ sữa.
Không phải sữa (non-dairy)
Có định nghĩa về mặt pháp lý dành cho thuật ngữ này. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là định nghĩa pháp lý này thực sự cho phép sự hiện diện của các protein sữa, đó là casein, trong các sản phẩm. Non-dairy được sử dụng phổ biến cho các loại bột kem cà phê làm từ casein, một loại protein từ sữa, thay vì sữa hoặc kem nguyên chất. Thuật ngữ non-dairy là một kết quả phụ có từ lâu đời từ những cơ quan sữa quyền lực muốn đảm bảo rằng các sản phẩm thay thế sữa và kem không thể mang tên như là sản phẩm sữa.
Non-dairy không có nghĩa là các sản phẩm không chứa sữa. Quy định cụ thể FDA cho phép sử dụng casein (casein là một trong những chất gây dị ứng chủ yếu của sữa) trong các sản phẩm dán nhãn “non-dairy”. Tuy nhiên, thuật ngữ “casein” sẽ xuất hiện trong bảng thành phần dinh dưỡng và phải được theo sau bởi một lời giải thích trong ngoặc, ví dụ như là (một dẫn xuất từ sữa). Mặc dù non-dairy là một thuật ngữ thường được dùng cho các sản phẩm bột kem cà phê, nó cũng được sử dụng tương tự cho các sản phẩm khác có chứa casein. Một lần nữa, kiểm tra cẩn thận các thành phần là cách tốt nhất cho người tiêu dùng tự bảo vệ bản thân.
Nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp thực phẩm đều cho rằng các quy định của FDA cho thuật ngữ “non-dairy” là không thích hợp và không hiệu quả. Tuy nhiên, muốn thay đổi những quy định đã tồn tại trong Bộ luật liên bang là một quá trình lâu dài và phức tạp.
Tài liệu tham khảo
https://farrp.unl.edu/resources/gi-fas/opinion-and-summaries/dairy-free-and-non-dairy