Chủ Nhật, 24/03/2024
An toàn thực phẩm Dị ứng thực phẩm Chế độ ăn hạn chế (Hoặc chế độ ăn loại trừ)

Chế độ ăn hạn chế (Hoặc chế độ ăn loại trừ)

Bài viết thứ 9 trong 41 bài thuộc ebook Dị ứng thực phẩm
 

Chế độ ăn hạn chế (hay còn gọi là chế độ ăn loại trừ) là chế độ ăn loại trừ bớt các thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng khỏi khẩu phần ăn uống, qua đó hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán dị ứng thực phẩm. Phương pháp này kết hợp với các phương pháp xét nghiệm lẩy da hoặc xét nghiệm máu có thể giúp ích trong việc chẩn đoán bệnh dị ứng thực phẩm thông qua lượng kháng thể IgE và cả những bệnh rối loạn có liên quan, ví dụ như các loại dị ứng có liên quan đến đường ruột.

Chế độ ăn hạn chế (loại trừ)

Chế độ ăn uống hạn chế này thường kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần. Trong thời gian này, người bệnh sẽ không ăn các loại thực phẩm bị nghi ngờ gây dị ứng trong khi bác sĩ theo dõi triệu chứng của bệnh nhân. Nếu các triệu chứng dị ứng ở người bệnh biến mất thì có khả năng cao một trong số các thực phẩm hạn chế là nguyên nhân gây dị ứng. Khi đó, chúng ta có thể kết thúc giai đoạn thử nghiệm. Trong một vài trường hợp, thử nghiệm xác định nguyên nhân dị ứng này còn kéo dài thêm một bước nữa là cho người bệnh dùng trở lại từ từ các thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng. Nếu các triệu chứng trở lại, thì khả năng kết luận người bệnh bị dị ứng với loại thực phẩm này càng cao.

Nếu chế độ ăn hạn chế này chưa có hiệu quả, người bệnh sẽ được đề nghị thử nghiệm phương pháp kích thích qua miệng để xác nhận lại kết quả.

Lưu ý: Chế độ ăn hạn chế chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát của một chuyên gia dị ứng có kinh nghiệm.

Các phương pháp thử nghiệm khác đã được chứng minh khoa học :

Tài liệu tham khảo:

http://www.foodallergy.org/diagnosis-and-testing/food-elimination-diet