Thứ Ba, 16/04/2024
An toàn thực phẩm Dị ứng thực phẩm Dị ứng với động vật không xương sống có vỏ

Dị ứng với động vật không xương sống có vỏ

Bài viết thứ 18 trong 41 bài thuộc ebook Dị ứng thực phẩm
 

Động vật không xương sống có vỏ (gọi tắt là động vật có vỏ – shellfish) có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng (như sốc phản vệ). Vì vậy, những người bị dị ứng động vật có vỏ được khuyên rằng nên luôn có sẵn bộ tiêm epinephrine tự động (chẳng hạn như EpiPen®, Auvi-Q ™ hoặc Adrenaclick®). Dị ứng này thường tồn tại cả đời. Khoảng 60% người bị dị ứng với động vật có vỏ trải qua phản ứng dị ứng đầu tiên ở tuổi trưởng thành. Tôm, cua và tôm hùm là nguyên nhân gây bệnh dị ứng với động vật có vỏ nhiều nhất. Cá vây và động vật có vỏ không phải cùng nhóm thực phẩm về mặt dị ứng, do đó dị ứng với một loại không nhất thiết có nghĩa là bạn phải tránh cả hai. Để ngăn chặn phản ứng, cần tránh nghiêm ngặt  động vật có vỏ và các sản phẩm làm từ động vật có vỏ. Luôn đọc nhãn thành phần để xác định thành phần từ động vật có vỏ.

Dị ứng với động vật có vỏ

Có hai loại động vật có vỏ: động vật giáp xác (như tôm, cua, ghẹ, tôm hùm) và động vật thân mềm (như trai, sò, hàu và sò điệp). Phản ứng với động vật giáp xác có xu hướng đặc biệt nghiêm trọng. Nếu bạn bị dị ứng với một nhóm các động vật có vỏ, bạn có thể ăn một số loại từ các nhóm khác. Tuy nhiên, vì hầu hết những người bị dị ứng với một loại động vật có vỏ thường bị dị ứng với các loại khác, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân của họ tránh ăn tất cả các loại. Nếu bạn đã được chẩn đoán bị dị ứng với động vật có vỏ, không ăn bất kỳ động vật có vỏ mà không có ý kiến từ bác sĩ của bạn.

Để ngăn chặn phản ứng, cần tránh nghiêm ngặt động vật có vỏ và các sản phẩm làm từ động vật có vỏ. Luôn đọc nhãn thành phần để xác định thành phần động vật có vỏ. Ngoài ra, tránh chạm vào  động vật có vỏ, vào khu chợ cá và ở trong khu vực đang nấu nướng động vật có vỏ (protein trong hơi nước cũng có thể gây nguy hại).

Tránh xa động vật có vỏ

Luật bảo vệ người tiêu dùng và ghi nhãn dị ứng thực phẩm liên bang (FALCPA) yêu cầu tất cả các sản phẩm thực phẩm đóng gói được bán ở Mỹ có thành phần động vật có vỏ phải liệt kê động vật có vỏ cụ thể được sử dụng trên nhãn.

Đọc tất cả các nhãn hiệu sản phẩm một cách cẩn thận trước khi mua và tiêu thụ. Thành phần trong các sản phẩm thực phẩm đóng gói có thể thay đổi mà không báo trước, vì vậy phải kiểm tra báo cáo thành phần cẩn thận mỗi lần bạn mua. Nếu bạn có thắc mắc, hãy gọi cho nhà sản xuất.

Tính đến thời điểm này, việc sử dụng nhãn khuyến cáo (như “có thể chứa”) trên các loại thực phẩm đóng gói là tự nguyện, không có hướng dẫn sử dụng cho việc này. Tuy nhiên, FDA đã bắt đầu phát triển một chiến lược dài hạn để giúp các nhà sản xuất sử dụng các khuyến cáo này một cách rõ ràng và nhất quán, để người tiêu dùng bị dị ứng thực phẩm và những người chăm sóc họ có thể được thông báo về sự hiện diện tiềm năng của các chất gây dị ứng chính.

Tìm hiểu thêm về nhãn thực phẩm.

Tránh các loại thực phẩm có chứa động vật có vỏ hoặc bất kỳ các thành phần nào sau đây:

  • Hàu
  • Cua
  • Tôm đất (crawdad, crayfish, ecrevisse)
  • Tôm krill
  • Tôm hùm (tôm rồng, tôm hùm Na Uy, tôm vịnh Moreton, tôm càng, gạch tôm hùm)
  • Tôm panđan (tôm hồng)
  • Tôm (crevette, tôm càng)

Điều quan trọng cần lưu ý là động vật thân mềm không được coi là chất gây dị ứng chính theo FALCPA và có thể không được thể hiện đầy đủ trên nhãn sản phẩm.

Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn để tránh các loại động vật thân mềm hoặc các thành phần sau đây:

  • Bào ngư
  • Ngao (trai nhỏ, ốc vòi voi, littleneck, pismo, quahog)
  • Mực nang
  • Loài ốc đá (lapas, opihi)
  • Trai
  • Bạch tuộc
  • Hàu
  • Ốc mút (ốc bờ)
  • Hải sâm
  • Nhím biển
  • Điệp
  • Ốc (escargot)
  • Mực (calamari)
  • Ốc biển lớn (sò Turban)

Động vật có vỏ đôi khi được tìm thấy trong:

  • Súp Bouillabaisse
  • Mực nang
  • Glucosamine
  • Nước cá hầm
  • Gia vị hải sản (ví dụ chiết xuất từ cua, sò)
  • Chả cá (surimi)

Luôn nhớ những điều sau:

  • Nếu bạn bị dị ứng hải sản, hãy tránh nhà hàng hải sản. Thậm chí nếu bạn gọi một món không phải hải sản trên thực đơn, tương tác chéo vẫn có thể xảy ra.
  • Các nhà hàng châu Á thường phục vụ các món ăn có sử dụng nước mắm là thành phần gia vị chính. Hãy sử dụng thận trọng hoặc hoàn toàn tránh đến những nơi này.
  • Protein trong động vật có vỏ có thể bay lên theo hơi nước khi đang được nấu và có thể nguy hại. Hãy tránh xa khu vực nấu ăn.
  • Thức ăn làm từ rong/tảo biển (carrageenan), hoặc “rêu Ailen,” không phải là động vật có vỏ. Nó là một loại tảo biển đỏ được sử dụng trong một loạt các loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm từ sữa, như một chất nhũ hóa, chất ổn định và chất làm đặc. Nó an toàn cho hầu hết những người bị dị ứng thực phẩm.
  • Dị ứng với iôt (iodine), dị ứng với chất liệu phóng xạ (được sử dụng trong một số thủ tục X quang), và động vật có vỏ không liên quan. Nếu bạn bị dị ứng với động vật có vỏ, bạn không cần phải lo lắng về phản ứng chéo với chất liệu phóng xạ hoặc iôt.

Tài liệu tham khảo

http://www.foodallergy.org/allergens/shellfish-allergy