Thứ Năm, 21/11/2024
An toàn thực phẩm Dị ứng thực phẩm Nhãn Kosher ở Mỹ và dị ứng thực phẩm

Nhãn Kosher ở Mỹ và dị ứng thực phẩm

Bài viết thứ 27 trong 41 bài thuộc ebook Dị ứng thực phẩm
 

Nhãn Kosher dùng để đánh dấu những sản phẩm thực phẩm tuân thủ theo luật Do Thái giúp người Do Thái phân biệt thành phần sản phẩm và tuân thủ luật ăn kiêng của họ. Lưu ý là nhãn sản phẩm này không phải dành cho người dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, bài viết sau đây (được viết bởi Rabbi Yitzchok Lerman, một người Do Thái) phân tích những điểm trong nhãn Kosher giúp người dị ứng chọn lựa thực phẩm thích hợp cho họ (bao gồm dị ứng sữa, thịt, cá và động vật có vỏ).

Lần đầu tiên chúng tôi phát hiện con gái của chúng tôi bị dị ứng với sữa là khi cháu được sáu tuần tuổi. Vợ tôi đã quay trở lại với công việc nên chúng tôi đã trộn một ít sữa công thức được nhận từ bệnh viện vào sữa mẹ. Trong vòng nửa giờ, con gái của chúng tôi bị phát ban khắp ngực.

Bốn năm sau đó, hai con gái của chúng tôi bị dị ứng tổng cộng với sáu loại thực phẩm: trứng, sữa, đậu phộng, hạt cây, cá và mè.

Dị ứng thực phẩm là điều khó khăn lớn đối với người Do Thái, bởi vì hầu hết nền văn hóa và tín ngưỡng của chúng tôi được xây dựng xung quanh thực phẩm. Chúng tôi có các bữa ăn lớn với gia đình và bạn bè vào ngày thứ bảy (Shabbat), ngày lễ và ở hầu hết các buổi lễ đặc biệt đều có thức ăn phục vụ. Gần đây chúng tôi dự một buổi lễ đặt tên cho em bé, buổi lễ có một lượng lớn bánh ngọt có chứa sữa và các loại hạt khác nhau. Tất nhiên con tôi muốn ăn, hơn nữa mang theo bánh ngọt riêng chuẩn bị từ nhà không phải lúc nào cũng dễ dàng, bánh ngọt chế biến sẵn tại nhà lại khó có thể ngon và được ưa thích bằng các loại bánh ngọt được phục vụ tại buổi lễ.

Trước khi chúng tôi đi đến một sự kiện, chúng tôi ngồi xuống với con gái lớn của chúng tôi (cháu được ba tuổi) và nói với cháu rằng trước khi cháu ăn bất cứ thứ gì thì nên hỏi chúng tôi trước, bởi vì các loại hạt và sữa sẽ gây cho cháu khó chịu và bị tiêu chảy. Chúng tôi luôn cẩn trọng, tôi và vợ tôi mỗi người luôn để mắt trông chừng đến một đứa. Tôi chắc rằng nhiều bạn đã từng trải nghiệm và có thể tưởng tượng, có một chút khó khăn để giao tiếp với bạn bè và tận hưởng buổi lễ khi phải luôn trông chừng bọn trẻ.

Chúng tôi LUÔN LUÔN mang theo bộ tiêm tự động epinephrine và thuốc kháng histamin bên người, vì ngay cả những tương tác chéo nhỏ nhất cũng có thể gây ra dị ứng (như chúng tôi đã không may từng gặp phải).

Là người Do Thái chính thống chúng tôi giữ một chế độ ăn uống đặc biệt gọi là “Kosher.” Tôi và vợ tôi rất ngạc nhiên khi nhận ra rằng chế độ ăn kiêng của chúng tôi thực sự giúp giữ con gái của chúng tôi an toàn. Nhưng bạn không cần phải là người Do Thái để tận hưởng những lợi ích này, chỉ cần biết cách vận dụng khái niệm Kosher là bạn có thể thay đổi cách mà bạn mua thực phẩm.

Nhãn kosher ở Mỹ và dị ứng thực phẩm

Tổ chức Nghiên cứu và Giáo dục về Dị ứng thực phẩm FARE (Food Allergy Research and Education) đã tham kho ý kiến ​​vi Hi đng Kosher quc tế và biên son mt s li khuyên cho vic làm thế nào đ gii mã nhãn Kosher:

Nhãn Kosher có thể là một chỉ dẫn đầu tiên để nhận định một loại thực phẩm có chứa chất gây dị ứng cho bạn hay không, điều quan trọng cần lưu ý là các quy định Kosher khác với các quy định ghi nhãn thực thi bởi FDA và USDA. Theo các tiêu chuẩn Kosher, nếu một sản phẩm chứa ít hơn 1/60 của thành phần không phải Kosher, nó vẫn đủ điều kiện để dán nhãn Kosher. Ghi nhãn Kosher nhằm mục đích giúp những người theo tín ngưỡng Do Thái tuân thủ theo chế độ ăn kiêng Kosher chứ không phải dành mục đích cho người bị dị ứng thực phẩm. Vì vậy, mặc dù các sản phẩm Kosher phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, bạn cũng nên đọc kỹ tất cả các nhãn và gọi điện cho các nhà sản xuất để đặt câu hỏi nếu bạn không chắc chắn liệu một sản phẩm là an toàn cho bạn hay không.

Trong đầu những năm 1920, Liên minh Chính thống của giáo đoàn Do Thái ở Mỹ thành lập một tổ chức nhằm giám sát các sản phẩm để đảm bảo rằng chúng là Kosher và tổ chức này hiện đang là cơ quan cấp chứng nhận lớn nhất cho các sản phẩm Kosher. Có bao giờ bạn thắc mắc về ký hiệu “U” trong hình tròn được in trên các sản phẩm của bạn có ý nghĩa gì chưa? Nó là biểu tượng Kosher đầu tiên của tổ chức.

Có hàng trăm các tổ chức và biểu tượng chứng nhận Kosher, phần lớn là đáng tin cậy và hoạt động trên cùng một tiêu chuẩn. Các tổ chức này có quyền truy cập vào danh sách tất cả các thành phần được sử dụng để đảm bảo rằng chúng là Kosher. Sau đó, trong suốt cả năm, hàng ngàn giám sát viên được cử đi kiểm tra không báo trước tại nhiều công ty và các nhà máy trên thế giới để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn Kosher được thực hiện.

Một trong những điều luật của Kosher là không được ăn sữa và các sản phẩm thịt với nhau. Chúng không thể được sản xuất chung, nấu chung, phục vụ chung hoặc ăn cùng nhau. Biểu tượng Kosher được thiết kế để giúp người tiêu dùng tìm thấy những sản phẩm tuân theo quy tắc Kosher và có thể hữu ích cho bạn nếu bạn bị dị ứng với sữa hoặc thịt.

Nguyên tắc áp dụng với các biểu tượng Kosher như sau:

  • Nếu chỉ có một chữ “U” bên trong một vòng tròn (viết tắt như là “OU”) thì sản phẩm đó đáp ứng tiêu chuẩn Kosher và được coi như không chứa sữa và không chứa thịt. Theo các tiêu chuẩn Kosher, sản phẩm của bạn phải có một thời gian chờ là 24 giờ cũng như tuân thủ các quy trình vệ sinh nhất định trước khi có thể được chứng nhận là sản phẩm không chứa sữa và không chứa thịt để nhận được chứng nhận này. Trong ngôn ngữ Kosher, các sản phẩm có nhãn “OU” được gọi là “Pareve” hay “Parve”, tiếng Đức cổ của người Do Thái có nghĩa là “trung tính“.
  • Một lưu ý quan trọng về nhãn “OU” là đối với các thiết bị coi là “nhiễm” sữa hoặc thịt, sản phẩm cần được đun nóng đến một nhiệt độ nhất định. Điều này có thể cho phép các sản phẩm vẫn được dán nhãn “OU” ngay cả khi chúng đã được sản xuất trên thiết bị mà trước đây được sử dụng cho nguyên liệu sữa hoặc thịt, nếu chúng được sản xuất ở nhiệt độ lạnh. Ví dụ, nếu sô cô la nóng có chứa sữa đã được đổ vào một khuôn nhưng đã chưa được đun nóng đến nhiệt độ đủ cao, sau đó một sản phẩm sô cô la không có sữa được sử dụng trong cùng khuôn trên thì vẫn được dán nhãn “OU”. Vì lý do này, phải luôn luôn kiểm tra các nhãn khuyến cáo và gọi điện cho các nhà sản xuất nếu có thắc mắc.
  • Nếu sản phẩm có dán nhãn “OUD”, nhãn đó có nghĩa là nó có chứa thành phần sữa hoặc được sản xuất trên thiết bị đã tiếp xúc với sữa và nó cũng là Kosher. Cách phân loại này có thể gây nhầm lẫn, vì biểu tượng này có thể được tìm thấy trên các sản phẩm được cho rằng không chứa sữa. Ví dụ, sữa đậu nành có thể được xử lý trên cùng một dây chuyền với một sản phẩm có chứa sữa sau khi các dây chuyền được làm sạch hoàn toàn. Mặc dù sữa đậu nành có thể xem là an toàn cho những người bị dị ứng với sữa, trừ phi nhà sản xuất phải chờ 24 giờ trước khi sản xuất sữa đậu nành, nếu không họ không thể sử dụng các biểu tượng “OU” và phải thay bằng “OUD”.
  • Các biểu tượng “OUM” có nghĩa là nó có chứa các thành phần thịt hoặc được xử lý chung thiết bị với thịt, nhưng nó cũng là Kosher. Mặc dù bị dị ứng với thịt là rất hiếm, biểu tượng này có thể giúp đỡ những người bị dị ứng thịt xác định được sản phẩm để tránh.
  • Đối với những người bị dị ứng với cá, biểu tượng “OUF” chỉ ra rằng các sản phẩm có thành phần cá. Tuy nhiên, chỉ vì sản phẩm được dán nhãn “OU” không có nghĩa là nó hoàn toàn không chứa cá. Như đã đề cập ở trên, miễn là các sản phẩm chứa ít hơn 1/60 thành phần cá, nó có thể được dán nhãn là “OU”.
  • Đối với những người bị dị ứng với động vật có vỏ, sản phẩm Kosher không chứa bất kỳ động vật có vỏ nào. Vì vậy, bất kỳ sản phẩm nào có nhãn Kosher trên đó gần như có thể xem là an toàn.

Bây giờ chúng ta đã hiểu rõ hơn về nhãn Kosher, vậy từ đâu chúng ta bị dị ứng thực phẩm? Vâng, hãy nghĩ theo hướng này; nếu một sản phẩm là thịt Kosher, hoặc nếu bạn bước vào một nhà hàng thịt Kosher, bạn có thể khá tự tin rằng các sản phẩm sẽ không chứa sữa. Nếu một “bữa ăn Kosher” được cung cấp, hầu như nó sẽ không có chứa tí nào của sữa và ngược lại. Tuy nhiên, bạn nên luôn cẩn thận kiểm tra với nhà hàng hoặc nhà sản xuất để đảm bảo rằng bữa ăn của bạn hoặc một sản phẩm bạn đang tiêu thụ là không chứa sữa.

Ngày nay, một phần ba đến một nửa của các loại thực phẩm bày bán trong các siêu thị điển hình của Mỹ là Kosher. Tôi chắc rằng nếu bạn nhìn vào kho thức ăn của bạn, bạn sẽ thấy rằng ít nhất 60% sản phẩm ở nhà được chứng nhận Kosher. Vì vậy, lần tới khi bạn đi mua sắm hoặc đi du lịch, hãy để ý những biểu tượng Kosher để giúp bạn nhanh chóng xác định sản phẩm có thể an toàn cho bạn và gia đình.

Rabbi Yitzchok Lerman là mt giáo sĩ Do Thái, hin đang ging dy ti trường Trung hc YTTL Queens, bang New York. Rabbi Lerman sng Brooklyn cùng vi v Bina và hai cô con gái. Thông tin này đã được xut bn dưới s tư vn ca Hi đng Kosher quc tế.

Tài liệu tham khảo

http://blog.foodallergy.org/2014/03/26/kosher-labeling-and-food-allergies/