Thứ Tư, 27/11/2024

Tỏi

Bài viết thứ 22 trong 38 bài thuộc ebook Thực phẩm bổ sung chế độ ăn
 

Tỏi

Tỏi từ lâu đã được dùng để nấu ăn cũng như là một vị thuốc. Khi củ tỏi được cắt hoặc nghiền, sẽ sản sinh một loại amino axit gọi là allicin. Allicin là chất tạo ra mùi nồng của tỏi và có nhiều dược tính.

Công bố khuyến cáo y học

Tỏi làm giảm xu hướng đông tự nhiên của các hạt máu nhỏ giúp máu ngừng chảy (còn gọi là các tiểu cầu). Bởi vì tỏi ức chế các vi sinh vật tái sinh sản (như vi khuẩn) nên nó có thể được dùng như một chất chống nhiễm trùng và kháng khuẩn. Với liều dùng cao, tỏi có thể giúp hạ huyết áp nhẹ, giảm hoạt động quá mức của ruột và hạ đường huyết. Một số người cho rằng tỏi có thể giảm lượng lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) – một loại cholesterol xấu. Tuy nhiên, ít nhất một nghiên cứu được thiết kế tốt đã không ủng hộ mặt tích cực này. Đa số các nghiên cứu đều sử dụng chiết xuất từ tỏi đã già. Các chế phẩm được điều chế để chứa ít hoặc không có mùi tỏi có thể  bị mất hoạt tính và cần được nghiên cứu thêm.

Tác dụng phụ có thể xảy ra

Tỏi thông thường không có tác dụng phụ ngoại trừ việc làm cho hơi thở, cơ thể và sữa mẹ có mùi. Tuy nhiên, việc dùng một lượng lớn có thể gây ra buồn nôn, đau miệng, đau thực quản và dạ dày.

Tỏi có thể tương tác với các loại thuốc chống đông máu (như warfarin), làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy, không nên ăn tỏi hoặc chế phẩm từ tỏi một tuần trước khi làm phẫu thuật hoặc  điều trị nha khoa.

Tài liệu tham khảo

http://www.msdmanuals.com/home/special-subjects/medicinal-herbs-and-nutraceuticals/garlic