Trách nhiệm của nhà sản xuất là chứng minh cho người tiêu dùng thấy rằng các chất bổ sung họ sản xuất đã được tiêu chuẩn hóa, sản phẩm đạt chất lượng là những sản phẩm phù hợp với các mô tả trên nhãn sản phẩm. Nhiều nhà sản xuất đã luôn theo dõi cẩn thận, thống nhất các tiêu chuẩn và chỉ bán những thực phẩm bổ sung chất lượng cao, tuân thủ các quy định về nhãn mác. Nhưng cũng có những nhà sản xuất ít trung thực, hoặc kém cẩn thận, sản xuất các chất bổ sung có chứa rất ít hoặc không có các chất được liệt kê trên nhãn. Thậm chí một số chất bổ sung chứa một liều lượng lớn hơn so với thông tin trên nhãn, nguyên nhân có thể là do yếu kém trong kiểm soát chất lượng. Cũng đã có những trường hợp báo cáo về những sản phẩm độc hại.
Năm 2010, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã đưa ra quy định cho tất cả các nhà sản xuất chế phẩm bổ sung. Với quy định này, các nhà sản xuất phải ghi rõ những thành phần trong chế phẩm bổ sung trên nhãn sản phẩm. Nhưng điều quan trọng cần phải biết rằng, dù các quy định này có hiệu lực thì vẫn còn tìm thấy nhiều sản phẩm bổ sung bị nhiễm dược phẩm hoặc các chất nguy hiểm – có nghĩa là không phải tất cả các nhà sản xuất đều tuân thủ theo các quy định này.
Làm thế nào để các quy định có hiệu lực đối với các loại thảo mộc và chất bổ sung
Các quy định của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh yêu cầu rằng các chất bổ sung phải theo tiêu chuẩn Thực hành Sản xuất tốt (hay gọi tắt là GMP). Điều này có nghĩa rằng chế phẩm bổ sung bổ sung dinh dưỡng phải:
- Được sản xuất trong hệ thống quản lý chất lượng.
- Không chứa bất kỳ chất nhiễm độc hoặc các tạp chất nào.
- Ghi nhãn các thành phần có trong sản phẩm.
Một số doanh nghiệp vẫn bán sản phẩm của mình theo cách họ đã làm trước đây. Nhưng các doanh nghiệp tuân thủ quy định năm 2010 thì các chất bổ sung sẽ có những thành phần được liệt kê trên nhãn. Những quy định này cũng hướng đến chất lượng của quá trình sản xuất thực phẩm bổ sung và việc liệt kê chính xác của các thành phần của sản phẩm trên nhãn.
Điều quan trọng cũng cần biết về những điều không được quy định:
- Họ không giới hạn người tiêu dùng nào được hoặc không được dùng chế phẩm bổ sung.
- Họ không nói đến sự an toàn của các thành phần của các chất bổ sung.
- Họ không đề cập đến các tác động của chất bổ sung đến sức khỏe, chỉ cần tuân thủ các quy trình sản xuất tốt.
Mặc dù vậy, những cải tiến về chất lượng và sự chính xác về nhãn của sản phẩm đã làm các chất bổ sung ít có khả năng gây ra thiệt hại nếu các công ty tuân theo các quy định.
Cũng nên nhớ rằng, giống như tất cả các luật khác, các quy định của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh cũng không thể ngăn chặn những người bán hàng không trung thực hoặc vi phạm pháp luật trong việc bán các chất bổ sung với nhãn không đúng sự thật. Bạn thường nghe về các sản phẩm được bán như các loại thảo mộc hoặc thành phần “hoàn toàn tự nhiên”, nhưng đang bị nhiễm dược phẩm hoặc các chất có hại khác. Trong khi FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) và các cơ quan pháp luật khác có trách nhiệm ngăn chặn các nhà sản xuất vi phạm pháp luật một khi họ đã bị phát hiện, thì người tiêu dùng cũng cần thu thập thông tin trung thực về các sản phẩm này.
Tiêu chuẩn chất lượng USP hoặc NF được nhiều doanh nghiệp áp dụng
Dược điển Hoa Kỳ (USP) là một tổ chức độc lập chuyên kiểm soát chất lượng về hoạt tính, chất lượng, và độ tinh khiết của dược phẩm. USP bắt đầu xuất bản các tiêu chuẩn về thực phẩm bổ sung vào năm 1997. Các tiêu chuẩn này tập trung vào hoạt tính, chất lượng, độ tinh khiết, phương thức bao gói và ghi nhãn đối với thực phẩm bổ sung. Chúng được cập nhật hàng năm. USP cũng kiểm tra sản phẩm và kiểm qua nơi sản xuất của những công ty tham gia chương trình của họ.
Theo luật, các nhà sản xuất thực phẩm bổ sung không bị yêu cầu theo tiêu chuẩn USP, nhưng nhiều đơn vị đã chọn làm theo. Bạn vẫn có thể tìm các sản phẩm có sử dụng các tiêu chuẩn USP, các sản phẩm này đều đều có dấu xác minh của USP trên nhãn.
Các nhà sản xuất thực phẩm bổ sung đều phải tuân theo quy định của FDA (được thảo luận trong phần được gọi là “Chất bổ sung được coi là an toàn cho đến khi được chứng minh là an toàn”), nhưng các dấu USP chỉ ra là họ chọn tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng cao hơn.
Tài liệu tham khảo
http://www.cancer.org/treatment/treatmentsandsideeffects/complementaryandalternativemedicine/dietarysupplements/dietary-supplements-manufacturing-guidelines