Thứ Tư, 27/11/2024

Cúc thơm (Feverfew)

Bài viết thứ 20 trong 38 bài thuộc ebook Thực phẩm bổ sung chế độ ăn
 

Cúc thơm là một loại thảo dược mọc thành dạng bụi và có quanh năm. Lá cúc thơm khô được sử dụng làm thuốc dạng viên nang, viên nén và các chiết xuất dạng lỏng. Parthenolide và glycoside là các thành phần hoạt tính của cúc thơm.

Cúc thơm

Công bố khuyến cáo y học

Hầu hết người dùng cúc thơm để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Bằng chứng khoa học từ ba trong bốn nghiên cứu khoa học có quy mô nhỏ nhưng được thiết kế tốt có thể minh chứng cho kết luận trên, nhưng chưa có nghiên cứu tốt nhất với quy mô lớn nào được tiến hành để chứng minh công dụng này. Những khác biệt trong các kết quả nghiên cứu có thể do việc sử dụng cúc thơm với các công thức khác nhau. Theo một số nghiên cứu thì cúc thơm cũng không làm giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp. Ngoài ra, cúc thơm cũng được sử dụng để điều trị sốt, đau răng, vết côn trùng cắn, bệnh vô sinh, bệnh vẩy nến, dị ứng, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa và các vấn đề trong quá trình sinh nở.

Cúc thơm_1

Tác dụng phụ có thể xảy ra

Cúc thơm có thể gây loét miệng và viêm da (dermatitis). Nó làm thay đổi khẩu vị và tăng nhịp tim. Ngoài ra, cúc thơm còn có thể tương tác với các loại thuốc như: thuốc ngăn ngừa cục máu đông (thuốc chống đông máu), thuốc trị bệnh đau nửa đầu, và các thuốc kháng viêm không có steroid (nonsteroidal  anti-inflammatory  drugs ) (NSAIDs). Cúc thơm làm chậm quá trình đông máu tự nhiên của cơ thể (làm giảm các hạt tiểu cầu giúp máu đông) và làm giảm sự hấp thu sắt. Do đó cúc thơm được khuyến cáo không dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Ngoài ra, nó có thể gây ra phát ban dị ứng.

Tài liệu tham khảo:

http://www.msdmanuals.com/home/special-subjects/medicinal-herbs-and-nutraceuticals/feverfew