Thứ Năm, 21/11/2024
Thực phẩm chức năng (TPCN) Thực phẩm bổ sung chế độ ăn Hiểu về những công bố trên nhãn chế phẩm bảo vệ sức khỏe

Hiểu về những công bố trên nhãn chế phẩm bảo vệ sức khỏe

Bài viết thứ 7 trong 38 bài thuộc ebook Thực phẩm bổ sung chế độ ăn
 

Trước khi bạn mua một chế phẩm bảo vệ sức khỏe (sản phẩm thực phẩm chức năng), nên đọc nhãn cẩn thận (bao gồm cả những công bố trên nhãn, bao bì, thành phần và hướng dẫn sử dụng). Thật dễ dàng để nhận định không đúng về những công bố được đề cập trên các sản phẩm. Các nhà sản xuất các chế phẩm bảo vệ sức khỏe được yêu cầu thực hiện 4 loại công bố trên nhãn của sản phẩm của họ. Những yêu cầu này được giải thích dưới đây.

che-pham-bo-sung

Công bố về dinh dưỡng: Đây là những báo cáo về các tác dụng thông thường của chế phẩm bảo vệ sức khỏe như vitamin và khoáng chất lên các chứng bệnh có nguyên nhân từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ví dụ, “vitamin C ngăn ngừa scurvy (scorbut)” (bệnh scorbut biểu hiện dưới những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, xuất huyết dưới da, dễ bị nhiễm trùng, dễ bị kích động và trầm cảm). Những công bố này không cần phải được sự chấp thuận bởi FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ). Nhưng cũng phải thông báo rõ trên nhãn về số trường hợp mắc bệnh đã xảy ra ở Hoa Kỳ. Trong ví dụ này, người tiêu dùng phải cân nhắc những nguy cơ mắc bệnh scurvy (scorbut) (điều này là khá hiếm ở Mỹ) do việc thiếu Vitamin C so với các nguy cơ tiềm ẩn của việc bổ sung vitamin này.

Công bố về lợi ích: Đây chỉ là dạng những phát ngôn như: “giúp bạn cảm thấy tốt hơn” Những công bố kiểu này không cần phải được sự chấp thuận bởi FDA.

Công bố về sức khoẻ: Đây là những phát ngôn về lợi ích sức khỏe đã biết của các hợp chất nhất định. Ví dụ, các công bố giúp giảm nguy cơ như “folate có thể làm giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh” sẽ là một dạng của công bố về sức khỏe. FDA phải duyệt tất cả các công bố về sức khỏe và yêu cầu có các bằng chứng từ các nghiên cứu khoa học trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Hãy nhớ rằng công bố về giảm nguy cơ mắc bệnh này không giống như công bố về phòng bệnh.

Công bố về cấu trúc hoặc chức năng: Đây là những công bố gây khó hiểu nhất cho người tiêu dùng. Đó là những công bố về tác động của các chế phẩm bảo vệ sức khỏe trên các cấu trúc hay chức năng của cơ thể. FDA ban hành một quyết định vào tháng Một năm 2000 giải thích chính xác những loại cấu trúc hoặc chức năng nào là an toàn cho các chế phẩm bảo vệ sức khỏe.

Chế phẩm bảo vệ sức khỏe có thể không làm nên bất kỳ công bố nào liên quan đến việc điều trị bệnh nhưng các mô tả và các ví dụ sau đây được coi là công bố về cấu trúc hoặc chức năng thì phù hợp đối với các chế phẩm bảo vệ sức khỏe:

  • Cơ chế tác động của sản phẩm (“hoạt động như một chất chống oxy hóa”)
  • Tác dụng của sản phẩm trên cấu trúc tế bào (“giúp ổn định màng tế bào”)
  • Tác dụng của sản phẩm về sinh lý của cơ thể (“thúc đẩy ổn định dòng chảy nước tiểu”)
  • Tác dụng của sản phẩm trên các kết quả thử nghiệm hóa học hoặc thử nghiệm của phòng thí nghiệm (“hỗ trợ ổn định đường huyết”)
  • Công bố về tính bảo vệ, duy trì (“giúp duy trì hệ thống tuần hoàn khỏe mạnh”)
  • Công bố không có bệnh khác (“giúp bạn thư giãn”)
  • Yêu cầu về điều kiện chung và các triệu chứng liên quan đến các giai đoạn sống (“làm giảm khó chịu, đầy bụng và đau bụng liên quan với hội chứng tiền mãn kinh”)

Các công bố về cấu trúc hoặc chức năng không cần phải xem xét lại bởi FDA. Trong thực tế, nhãn sản phẩm này cũng phải nêu rõ “Công bố này chưa được thẩm định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Sản phẩm này không dùng để chẩn đoán, điều trị, chữa bệnh, hoặc ngăn chặn bất cứ bệnh nào”.

FDA yêu cầu từ chối trách nhiệm này trên nhãn chế phẩm bảo vệ sức khỏe vì nó dễ dàng làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch các công bố về cấu trúc hoặc chức năng. Ví dụ, nhiều người tiêu dùng tin rằng một tuyên bố như “giúp duy trì thị lực” có nghĩa là các sản phẩm đã được chứng minh để ngăn ngừa mất thị lực, hoặc là một tuyên bố như “giúp duy trì một tuyến tiền liệt khỏe mạnh” có nghĩa là các sản phẩm đã được chứng minh để ngăn chặn hoặc điều trị các bệnh như ung thư tuyến tiền liệt. Các trường hợp này đều không đúng.

nhan

Đừng tự suy ra rằng vì một sản phẩm công bố là hỗ trợ hoặc thúc đẩy chức năng cơ thể khỏe mạnh mà nó ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ của các chứng bệnh, kể cả ung thư. Không giống như các loại thuốc, chế phẩm bảo vệ sức khỏe không được nhằm mục đích điều trị, chẩn đoán, ngăn chặn, hoặc chữa bệnh. Điều này có nghĩa là các chế phẩm bảo vệ sức khỏe không nên làm các công bố, chẳng hạn như “làm giảm đau viêm khớp” hay “điều trị các bệnh tim mạch”. Công bố như thế này chỉ có thể được thực hiện đối với các loại dược phẩm đã được chứng minh.

Tài liệu tham khảo

http://www.cancer.org/treatment/treatmentsandsideeffects/complementaryandalternativemedicine/dietarysupplements/dietary-supplements-reading-labels