Thứ Năm, 21/11/2024
An toàn thực phẩm An toàn thực phẩm tại nhà Mẹo làm giảm nguy cơ nhiễm Salmonella từ trứng

Mẹo làm giảm nguy cơ nhiễm Salmonella từ trứng

Bài viết thứ 8 trong 21 bài thuộc ebook An toàn thực phẩm tươi sống
 

Trứng là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kinh tế nhất của tự nhiên. Chúng ta hãy tìm hiểu cách làm giảm nguy cơ nhiễm Salmonella từ trứng.

Một loại vi khuẩn, Salmonella, vi khuẩn này trong điều kiện thường có thể hiện diện cả bên ngoài và bên trong trứng và nếu trứng được ăn sống hoặc chế biến nhẹ (như luộc sơ, ốp la), vi khuẩn này có thể gây bệnh.

Trứng, thịt, thịt gia cầm, sữa và các loại thực phẩm khác đều an toàn khi được xử lý đúng cách. Trứng còn nguyên vỏ là an toàn nhất khi được bảo quản trong tủ lạnh, để riêng lẻ và được nấu chín kỹ, và nên tiêu thụ ngay sau khi chế biến. Số lượng vi khuẩn Salmonella hiện diện trong trứng càng lớn thì trứng càng có nhiều khả năng gây bệnh. Giữ trứng ở nhiệt độ đủ lạnh để ngăn chặn bất kỳ vi khuẩn Salmonella hiện diện trong trứng không phát triển đến số lượng cao hơn, do đó trứng nên được làm lạnh cho đến khi cần thiết.

Việc chế biến làm giảm số lượng vi khuẩn hiện diện trong trứng; tuy nhiên, một quả trứng luộc sơ (lòng trắng còn chảy hoặc lòng đỏ hồng đào) gây ra nguy cơ lớn hơn so với một quả trứng nấu chín kỹ. Một quả trứng luộc sơ gây ra cả các vụ dịch nhiễm trùng SE. Trứng chế biến nên được tiêu thụ ngay và không nên để ở nhiệt độ từ 40 đến 600C quá 2 giờ.

Không nên để trứng chế biến ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ

Những hành động cụ thể mà tôi có thể thực hiện để làm giảm nguy cơ nhiễm Salmonella từ trứng?

  1. Giống như các loại thực phẩm khác, luôn giữ trứng trong tủ lạnh ở nhiệt độ ≤4°C. Chỉ mua trứng từ các cửa hàng hoặc nhà cung cấp khác giữ trứng trong tủ lạnh.
  2. Vứt bỏ trứng có vỏ bị nứt hoặc bị bẩn.
  3. Rửa tay và tất cả các khu vực có bề mặt tiếp xúc với thực phẩm (phía trên quầy bếp, dụng cụ nhà bếp, chén dĩa và thớt) với xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với trứng sống. Sau đó khử trùng các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm bằng cách sử dụng chất sát trùng, chẳng hạn như thuốc tẩy và thực hiện theo hướng dẫn trên nhãn.
  4. Trứng nên được nấu chín kỹ cho đến khi cả lòng đỏ và lòng trắng chín hoàn toàn. Các công thức món ăn có chứa trứng phối trộn với các loại thực phẩm khác nên được chế biến đến nhiệt độ bên trong đạt 71ºC
  5. Ăn trứng ngay sau khi chế biến. Không nên để trứng chế biến ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ.
  6. Làm lạnh ngay các loại thực phẩm chưa sử dụng hoặc có chứa trứng còn thừa lại.
  7. Tránh các món ăn ở nhà hàng được làm với trứng sống hoặc luộc sơ, chưa thanh trùng. Các nhà hàng nên sử dụng trứng thanh trùng trong bất kỳ công thức món ăn (chẳng hạn như nước sốt Hollandaise hoặc nước sốt trộn món salad Caesar) dẫn đến việc tiêu thụ trứng sống hoặc trứng luộc sơ.
  8. Tránh tiêu thụ trứng sống hoặc nấu chưa chín, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc bị bệnh suy nhược.
  9. Người tiêu dùng có thể xem xét việc mua và sử dụng trứng còn nguyên vỏ thanh trùng được bán ở các một số cửa hàng và nhà cung cấp.

Cách tôi nhận biết liệu tôi có bị nhiễm vi khuẩn Salmonella không?

Một người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella thường bị sốt, đau bụng, tiêu chảy bắt đầu từ 12 đến 72 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống bị ô nhiễm. Bệnh thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày, và hầu hết mọi người đều phục hồi mà không cần điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, nếu bệnh tiêu chảy trầm trọng, và người đó có thể phải nhập viện.

Ai là người có nguy cơ nhiễm trùng Salmonella nhất?

Người già, trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể mắc bệnh trầm trọng hơn. Trong những bệnh nhân này, việc nhiễm trùng có thể lây lan từ đường ruột đi vào máu, và sau đó đi đến các cơ quan khác trong cơ thể và có thể gây tử vong nếu như người đó không được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh.

Thông tin thêm

Tài liệu tham khảo

http://www.cdc.gov/Features/SalmonellaEggs/