Thứ Bảy, 16/03/2024
Thực phẩm chức năng (TPCN) Thực phẩm chức năng: Axit béo omega-3

Thực phẩm chức năng: Axit béo omega-3

Bài viết thứ 8 trong 22 bài thuộc ebook Thực phẩm chức năng
 

Axit beo omega 3

Tổng quan

Lợi ích của axit béo omega-3 được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu thông qua việc quan sát bộ tộc Inuit ở Greenland vào cuối năm 1970. Nghiên cứu thấy rằng cư dân Eskimo này có tỉ lệ mắc bệnh động mạch vành (coronary heart disease) (CHD) rất thấp do họ thường xuyên ăn cá và các động vật biển.1 Nguồn thức ăn này giàu các axit béo omega-3 như axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).2 Các nghiên cứu dân số khác cũng chỉ ra rằng các nước có mức tiêu thụ cá cao, như Alaska và Nhật Bản có tỉ lệ tử vong vì bệnh động mạch vành rất thấp.3-4

Axit béo omega-3 được biết nhiều bởi những lợi ích cho sức khỏe tim mạch.5-9 Tuy nhiên, một nghiên cứu về sự phát triển của cơ thể cho thấy axit béo omega-3 còn nhiều lợi ích khác như giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư, rối loạn thần kinh và các biến chứng do rối loạn chuyển hóa và bệnh tiểu đường. 10-15 Một số nghiên cứu cũng cho thấy axit béo omega-3 cải thiện tình trạng xương ở người cao tuổi, giúp thai nhi khỏe mạnh, phát triển thị lực tốt và tăng cường nhận thức ở trẻ. 16-21

Để hiểu rõ vai trò của axit béo omega-3 đối với sức khỏe, trước tiên ta nên tìm hiểu cấu trúc hóa học của axit béo omega-3. Axit béo omega-3 là các axit béo mạch dài không bão hòa (long-chain polysaturated fatty acids) (LC-PUFAs) bao gồm axit alpha-linolenic (ALA), EPA, và DHA.22 Cơ thể không thể tự tổng hợp ALA, do đó nó trở thành “axit béo thiết yếu” cần phải được nạp vào cơ thể  thông qua việc ăn uống.2 Cơ thể có thể chuyển đổi ALA thành DHA và EPA nhưng với tỉ lệ thấp (ít hơn 5%).23 Các axit béo mạch dài không bão hòa này cấu thành khoảng 20% trọng lượng khô của não bộ và đóng vai trò rất quan trọng trong sự hoạt động và phát triển của não bộ.24 Sự thiếu hụt axit béo omega-3 có thể dẫn đến bệnh rối loạn thần kinh (neurologic abnormalities) và chậm phát triển (growth retardation). 22

Axit béo omega-6 là một dạng khác của LC-PUFA. Bảng 1 liệt kê hai axit béo omega-3 và omega-6 được tìm thấy trong thực phẩm.

Bảng 1: Liệt kê hai axit béo omega-3 và omega-6 được tìm thấy trong thực phẩm
LC-PUFA Tên Viết tắt Cấu trúc Nguồn thực phẩm
Omega-3 Alpha-linolenic acid ALA 18:3n-3 Quả óc chó, dầu lanh, đậu nành, dầu hạt cải
Eicosapentaenoic acid EPA 20:5n-3 Cá béo*, dầu cá
Docosahexaenoic acid DHA 22:6n-3 Cá béo*, dầu cá, dầu tảo
Omega-6 Linoleic acid LA 18:2n-6 Bắp, cây rum, đậu nành, hạt bông và dầu hướng dương
Gamma-linolenic acid GLA 18:3n-6 Tinh dầu hoa anh thảo (evening primrose oil),dầu lưu ly (borage oil)
Arachidonic acid ARA 20:4n-6 Thịt, thịt gia cầm, trứng

# Không đại diện cho tất cả các nguồn thực phẩm

* Các loại cá béo phổ biến như cá trích, cá hồi, cá thu và cá ngừ.

Vai trò của axit béo omega-3 trong chế độ ăn uống và những cải tiến trong việc cung ứng thực phẩm

ALA là loại axit béo omega-3 phổ biến trong bữa ăn.2 Nó được tìm thấy chủ yếu trong các loại dầu thực vật và các sản phẩm từ thực vật như các loại đậu cây, hạt, các loại đậu, ngũ cốc và trái cây. 2,22 Hai axit béo EPA và DHA có nhiều trong cá, dầu cá và dầu tảo. 2,25-26.

Ngày càng có nhiều chứng minh khoa học về lợi ích của axit béo omega-3 đối với sức khỏe nên các sản phẩm thực phẩm và thức uống mới có bổ sung axit béo omega-3 đã xuất hiện trên thị trường.2,27-29 Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn một số loại dầu cá và dầu tảo được xem là an toàn để bổ sung vào thực phẩm. 30 Dầu tảo rất có lợi cho những người thường xuyên ăn cá và cả những người ăn chay.2 Các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm sản phẩm từ sữa, nước trái cây, table spreads (một loại margarine gồm bơ, dầu Olive và váng sữa), sốt trộn salad, các loại sốt, ngũ cốc, bánh nướng, sữa công thức, thực phẩm dành cho em bé và nước ép. 27, 29 Đồng thời axit béo omega-3 cũng có mặt trong các thực phẩm bổ sung (dietary supplements). Tìm hiểu thêm về thực phẩm bổ sung (liên kết tới 5.a.1).

Các chiến lược hỗ trợ nhằm tăng cường bổ sung omega-3 vào thực phẩm thông qua phân phối sinh học (biodelivery) và công nghệ sinh học (biotehnology). Phân phối sinh học là việc bổ sung các axit béo omega-3 vào thức ăn gia súc để làm tăng cường hàm lượng axit béo này trong các mô động vật. Các loại thực phẩm được làm giàu axit béo omega-3 theo cách này bao gồm trứng, các sản phẩm từ thịt bò và thịt heo.2 Công nghệ sinh học được áp dụng để trồng các giống cây có hàm lượng ALA cao hoặc các axit béo tương tự với EPA và DHA.31 Tuy nhiên, các giống cây trồng này hiện đang được phát triển và chưa được đưa ra thị trường.

Tác dụng của axit béo omega-3 đối với sức khỏe

Theo một số tài liệu nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, những lợi ích cho tim mạch từ việc tiêu thụ axit béo omega-3 được quy cho tác dụng chống viêm và chống đông máu của các axit béo này.5-9 Việc tiêu thụ đều đặn cá và bổ sung dầu cá sẽ làm tăng hàm lượng DHA trong máu và làm chậm quá trình mạch máu bị dày lên bất thường do mỡ tích tụ (làm hạn chế lưu lượng máu đến tim, gọi là bệnh xơ vữa động mạch).5-6 Một công dụng khác của axit béo omega-3 làm giảm tỉ lệ nhịp tim không đều.7-9 Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường và hội chứng trao đổi chất, là nhóm đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, axit béo omega-3 giúp làm giảm nồng độ triglyceride và cholesterol trong máu.14-15

Các lợi ích khác từ việc bổ sung axit béo omega-3 là giảm tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm và các bệnh tương tự. Một nghiên cứu chéo đối với cộng đồng cho thấy hàm lượng cá tiêu thụ càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm càng thấp. 12-13 Ví dụ như ở Iceland, trung bình mỗi người tiêu thụ cá khoảng 225 lbs (khoảng 102 kg) mỗi năm, có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm theo mùa thấp hơn so với những nước ít tiêu thụ cá (khoảng 50-70 lbs (khoảng 23-32 kg)/người/năm). 12 Các nghiên cứu hiện nay củng cố cho giả thuyết rằng việc bổ sung axit béo omega-3 có tác dụng giống như chất bổ trợ chống trầm cảm hoặc cảm giác cô đơn, nhưng cần có các nghiên cứu sâu hơn sẽ xác định rõ nguồn nào và liều lượng bao nhiêu là tốt nhất cho việc điều trị.13

Axit béo omega-3 cũng được chứng minh mang lại lợi ích ở các giai đoạn khác nhau của vòng đời. Đối với phụ nữ, việc ăn cá thường xuyên dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm sau khi sinh thấp hơn, đồng thời làm tăng lượng DHA có trong sữa mẹ.13 Các bà mẹ được đề nghị bổ sung DHA trong giai đọan thai kì và cho con bú, điều này giúp tăng cường nhận thức và thị lực ở trẻ sơ sinh.18-21 Các sữa công thức đa dạng bổ sung DHA (omega-3) và ARA (omega-6) để gần giống với sữa mẹ, trẻ sơ sinh được nuôi bằng thức bổ sung DHA có cải thiện đáng kể về thị giác.19

Bằng chứng mới cũng cho thấy một mức độ tiêu thụ axit béo omega-3 cao có thể giảm nguy cơ loãng xương, ung thư và rối loạn thần kinh như bệnh Alzheimer (DHA là axit béo có nhiều trong chất xám của vỏ não).10-11,16-17

Liều lượng khuyến cáo sử dụng omega-3

Viện y học (IOM) khuyến cáo tiêu thụ một lượng vừa đủ (adequate intake) (AI) ALA là 1,6 gram/ngày đối với nam giới và 1,1 gram/ngày đối với phụ nữ (không tính những người đang mang thai và cho con bú).22  Hàm lượng omega-3 này dựa trên mức tiêu thụ trung bình của người dân Mỹ khỏe mạnh. EPA và DHA có thể chiếm đến 10 % lượng ALA tiêu thụ. Một số tổ chức y tế trong nước và quốc tế và các cơ quan chính phủ đã phát triển tiêu chuẩn cho việc tiêu thụ kết hợp EPA và DHA (Xem bảng 2).

Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo người dân nên tiêu thụ mỗi tuần khoảng 8 ounces (khoảng 227g) cá, đặc biệt là dầu cá.25  Lưu ý rằng hầu hết các loại cá có chứa một lượng nhỏ thủy ngân. Mặc dù mọi người ăn cá đều không gây ra vấn đề sức khỏe nào, tuy nhiên một số đối tượng mang thai/ phụ nữ cho con bú được khuyên nên chọn lựa các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp. FDA và Cơ quan bảo vệ môi trường đề nghị những phụ nữ chuẩn bị mang thai, phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ nên tiêu thụ mỗi tuần khoảng 12 ounces (khoảng 340g) cá và động vật có vỏ chứa hàm lượng thủy ngân thấp. Năm trong số các loại cá và động vật biển phổ biến chứa ít thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pollock, và cá da trơn (catfish).32

Các bệnh nhân bị bệnh mỡ trong máu có thể dùng 2-4g EPA và DHA dưới dạng viên nén mỗi ngày, việc bổ sung axit béo này phải được theo dõi bởi chuyên gia y tế.25 Báo Cáo Quốc gia lần thứ 3 của Chương Trình Điều Trị Cholesterol ở Người lớn (The National Cholesterol Education Program Adult Treatment Panel III) (NCEP ATP III) ghi nhận rằng hàm lượng cao các axit béo omega-3 từ thực phẩm và dầu cá có thể làm giảm nguy cơ của bệnh động mạch vành, nhưng báo cáo cũng cần thêm các thử nghiệm lâm sàng trước khi họ đề nghị nâng mức tiêu thụ axit béo omega-3 (1-2 g/ngày) cho cả chiến dịch phòng bệnh tim mạch ở giai đoạn 1 và 2. 33

Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của các loại axit béo khác nhau đối với sức khỏe. Các nghiên cứu tiếp theo về tối ưu hóa liều lượng các chất béo không bão hòa trong bữa ăn dẫn đến nghi vấn liệu sự cân bằng giữa axit béo omega-3 và omega-6 có là điều cần thiết để đạt lợi ích tối ưu hay không.34-36 Tuy nhiên, có rất ít thông tin củng cố cho việc giảm tiêu thụ omega-6 sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.34 Thay vào đó, các nhóm nghiên cứu tập trung vào vấn đề đảm bảo đủ lượng axit béo omega-3 để duy trì sức khỏe tim mạch. 34-36

Bảng 2: Liều lượng khuyến cáo cho EPA và DHA bởi các tổ chức khác nhau

Khuyến nghị đối với hàm lượng hấp thụ EPA và DHA
Tổ chức Liều lượng khuyến cáo
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association) 0,5-1,0 g / ngày
Ủy Ban Thành Lập Hội Dinh Dưỡng của Anh (British Nutrition Foundation Task Force) 1,0-1,5 g / ngày
Bộ Y tế Anh (UK Department of Health) 0.2 g / ngày
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) 0,7 g / ngày
Viện Y Tế về  Lượng Tham Khảo Dinh Dưỡng (Institues of Medicine Dietary Reference Intakes) 0,11-0,16 g / ngày

* Lưu ý: Các khuyến nghị hàm lượng khác nhau là do dựa trên các đối tượng mục tiêu khác nhau và các bằng chứng nghiên cứu tại thời điểm khảo sát.

Axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe tim mạch và các bệnh khác như ung thư, tiểu đường và rối loạn thần kinh. Ở các giai đoạn đặc biệt như phụ nữ mang thai/đang cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ em, việc hấp thụ đầy đủ axit béo omega-3 cũng rất tốt cho các đối tượng này. Các nguồn thực phẩm rất đa dạng các axit béo như ALA, EPA, và DHA. Sự cải thiện và phát triển không ngừng của khoa học hỗ trợ việc đưa ra những khuyến cáo ăn uống hợp lý cho omega-3 sẽ giúp cộng đồng đạt được sức khỏe tối ưu.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bang HO, Dyerberg J, Sinclair HM. The composition of the Eskimo food in northwestern Greenland. Am J ClinNutr. Dec.1980; 33: 2657-2661.
  2. Whelan J, Rust C. Innovative dietary sources of n-3 fatty acids. Annu Rev Nutr. 2006;26:75-103.
  3. McLaughlin J, Middaugh J, Boudreau D, Malcom G, Parry S, Tracy R, Newman W. Adipose tissue triglyceride fatty acids and atherosclerosis in Alaska Natives and non-Natives. Atherosclerosis. 2005 Aug;181(2):353-62.
  4. Yoneyama S, Miura K, Sasaki S, Yoshita K, Morikawa Y, Ishizaki M, Kido T, Naruse Y, Nakagawa H. Dietary intake of fatty acids and serum C-reactive protein in Japanese. J Epidemiol. 2007 May;17(3):86-92.
  5. Erkkila AT, Matthan NR, Herrington DM, Lichtenstein AH. Higher plasma docosahexaenoic acid is associated with reduced progression of coronary atherosclerosis in women with CAD. Journal of Lipid Research. 2006;47:2814-2819.
  6. Bemelmans WJE, Broer K, Feskens EJM, Smit AJ, Muskiet FAJ, Lefrandt JD, Bom VJJ, May JF, Meyboom-de Jong B. Effect of an increased intake of α-linolenic acid and group nutritional education on cardiovascular risk factors: the Mediterranean Alpha-linolenic Enriched Groningen Dietary Intervention (MARGARIN) study. Am J ClinNutr. 2002;75:221-227.
  7. Marchioli R, Barzi F, Bomba E, et al. Early protection against sudden death by n-3 polyunsaturated fatty acids after myocardial infarction. Circulation. 2002; 105:1897-1903.
  8. Singh RB, et al. Effect of an Indo-Mediterranean diet on progression of coronary artery disease in high risk patients. Lancet. 2002; 360:1455-61.
  9. De Lorgeril M, et al. Mediterranean diet, traditional risk factors, and the rate of cardiovascular complications after myocardial infarction. Circulation. 1999; 99:779-785.
  10. Theodoratou E, McNeill G, Cetnarskyj R, Farrington SM, Tenesa A, Barnetson R, Porteous M, Dunlop M, Campbell H. Dietary fatty acids and colorectal cancer: a case control study. Am J Epidemiol. 2007;166:181-195.
  11. Morris MC, Evans DA, Bienias JL, Tangney CC, Bennett DA, Wilson RS, Aggarwal N, Schneider J. Consumption of fish and n-3 fatty acids and risk of incident Alzheimer disease. Arch Neurol. 2003 Jul;60(7):940-6.
  12. Cott J, Hibbeln JR. Lack of seasonal mood change in Icelanders (letter). Am J Psychiatry. 2001;158:328.
  13. Parker G, Gibson NA, Brotchie H, Heruc G, Rees AM, Hadzi-Pavlovic D. Omega-3 fatty acids and mood disorders. Am J Psychiatry. 2006;163:969-978.
  14. Caterina RD, Madonna R, Bertolotto A, Schmidt EB. Omega-3 fatty acids in the treatment of diabetic patients: biological rationale and clinical data. Diabetes Care. 2007; 30(4):1012-1026.
  15. Satoh N, Shumatsu A, Kotani K, Sakane N, Yamada K, Suganami T, Kuzuya H, Ogawa Y. Purified eicosapentaenoic acid reduces small dense LDL, remnant lipoprotein particles, and C-reactive protein in metabolic syndrome. Diabetes Care. 2007;30(1):144-146.
  16. Griel AE, Kris-Etherton PM, Hilpert KF, Zhao G, West SG, Corwin RL. An increase in dietary n-3 fatty acids decreases a marker of bone resorption in humans. Nutrition Journal. 2007;6:2-10.
  17. Weiss LA, Barrett-Connor E, von Muhlen D. Ratio of n-6 to n-3 fatty acids and bone mineral density in older adults: the Rancho Bernardo Study. Am J ClinNutr. 2005 Apr;81(4):934-8.
  18. Szajewska H, Horvath A, Koletzko B. Effect of n-3 long-chain polyunsaturated fatty acid supplementation of women with low-risk pregnancies on pregnancy outcomes and growth measures at birth: a meta-analysis of randomized controlled trials. Am J ClinNutr. 2006;83:1337-1344.
  19. Auestad N, Scott DT, Janowsky JS, Jacobsen C, Carroll RE, Montalto MB, Halter R, Qiu W, Jacobs JR, Connor WE, Connor SL, Taylor JA, Neuringer M, Fitzgerald KM, Hall RT. Visual, cognitive, and language assessments at 39 months: a follow-up study of children fed formulas containing long-chain polyunsaturated fatty acids to 1 year of age. Pediatrics. 2003 Sep;112(3 Pt 1):e177-83.
  20. Wright K, Coverston C, Tiedeman M, Abegglen JA. Formula supplemented with docosahexaenoic acid (DHA) and arachidonic acid(ARA): A critical review of the research. J Spec PediatrNurs. 2006 Apr;11(2):100-12; discussion 112-3.
  21. Birch EE, Garfield S, Castañeda Y, Hughbanks-Wheaton D, Uauy R, Hoffman D. Visual acuity and cognitive outcomes at 4 years of age in a double-blind, randomized trial of long-chain polyunsaturated fatty acid-supplemented infant formula. Early Hum Dev. 2007 May;83(5):279-84. Epub 2007 Jan 18.
  22. Dietary Reference Intakes for Energy, Carbohydrate, Fiber, Fat, Fatty Acids, Cholesterol, Protein, and Amino Acids. Institute of Medicine. 2002-2005.
  23. Wang C, Harris WS, Chung M, Lichtenstein AH, Balk EM, Kupelnick B, Jordan HS, Lau J. n-3 Fatty acids from fish or fish-oil supplements, but not alpha-linolenic acid, benefit cardiovascular disease outcomes in primary- and secondary-prevention studies: a systematic review. Am J ClinNutr. 2006 Jul;84(1):5-17.
  24. Beltz BS, Tlusty MF, Benton JL, Sandeman DC. Omega-3 fatty acids upregulate adult neurogenesis. Neuroscience Letters. 2007;415:154-158.
  25. Lichtenstein AH, Appel LJ, Brands M, Carnethon M, Daniels S, Franklin B, Kris-Etherton P, Harris WS, Howard B, Karanja N, Lefevre M, Rudel L, Sacks F, Van Horn L, Winston M, Wylie-Rosett J. Diet and lifestyle recommendations revision 2006: A scientific statement from the American Heart Association nutrition committee. Circulation. 2006;114:82-96.
  26. Arterburn LM, Oken HA, Hoffman JP, Bailey-Hall E, Chung G, Rom D, Hamersley J, McCarthy D. Bioequivalence of Docosahexaenoic acid from different algal oils in capsules and in a DHA-fortified food. Lipids. 2007 Nov;42(11):1011-24. Epub 2007 Aug 23.
  27. Hernandez E. Omega-3 Oils as Food Ingredients. Institute of Food Technologists (Web cast). 2007.
  28. Borneo R, Kocer D, Ghai G, Tepper BJ, Karwe MV. Stability and consumer acceptance of long chain omega-3 fatty acids (eicosapentaenoic acid, 20:5, n-3 and docosahexaenoic acid, 22:6, n-3) in cream-filled sandwich cookies. Journal of Food Science. 2007;72(1):S49S54.
  29. Mantzioris E, Cleland LG, Gibson RA, Neumann MA, Demasi M, James MJ. Biochemical effects of a diet containing foods enriched with n-3 fatty acids. Am J ClinNutr. 2000;72:42-48.
  30. Substances added directly to human food affirmed as generally recognized as safe (GRAS) \[21 CFR 184.1\]. Available here.
  31. Wu G, Truksa M, Datla N, Vrinten P, Bauer J, Zank T, Cirpus P, Heinz E, and Qiu X. Stepwise engineering to produce high yields of very long-chain polyunsaturated fatty acids in plants. Nature Biotechnology. 2005: 23 (8): 1013-17.
  32. Food and Drug Administration and Environmental Protection Agency. FDA and EPA Announce the Revised Consumer Advisory on Methylmercury in Fish.
  33. National Cholesterol Education Program (NCEP) Expert Panel on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III). Third Report of the National Cholesterol Education Program (NCEP) Expert Panel on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III) final report. Circulation. 2002;106:3143–3421.
  34. Harris WS. The omega-6/omega-3 ratio and cardiovascular disease risk: uses and abuses. CurrAtheroscler Rep. 2006 Nov;8(6):453-9.
  35. Simopoulos, AP. Omega-6/omega-3 essential fatty acid ratio and chronic diseases. Food Reviews International. 2004. 20(1):77-90.
  36. Harris WS, Assaad B, Poston WC. Tissue omega-6/omega-3 fatty acid ratio and risk for coronary artery disease. Am J Cardiol. 2006 Aug 21;98(4A):19i-26i. Epub 2006 May 30. Review.

Nguồn:

http://www.foodinsight.org/Functional_Foods_Fact_Sheet_Omega_3_Fatty_Acids