Nội dung chính
Kiến thức cơ bản
Các loại thức ăn từ thực vật như trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe con người. Nghiên cứu chứng minh rằng một số loại thực phẩm này – là một phần trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh toàn diện – có khả năng kìm hoãn sự phát sinh của nhiều bệnh liên quan đến tuổi già. Những quan sát này đã định hướng cho việc tiếp tục nghiên cứu nhằm xác định các thành phần hoạt tính sinh học cụ thể trong thực phẩm, chẳng hạn như các chất chống oxy hóa – chất mà có thể đảm nhiệm việc cải thiện và duy trì sức khỏe.
Chất chống oxy hóa có mặt trong thực phẩm bao gồm vitamin, khoáng chất, hợp chất carotenoid, hợp chất polyphenol và các loại khác. Nhiều chất chống oxy hóa thường được nhận biết trong thực phẩm nhờ màu sắc đặc biệt của chúng. Ví dụ như màu đỏ đậm của anh đào và cà chua; màu cam của cà rốt; màu vàng của ngô, xoài và nghệ tây hay màu xanh-tím của quả việt quất, mâm xôi và nho. Các thành phần thực phẩm được biết đến nhiều nhất có tác động chống oxy hóa là vitamin A, C và E; β-carotene; selen và gần đây là hợp chất lycopene.
Hiệu quả sức khỏe
Nghiên cứu tiếp tục phát triển liên quan tới kiến thức về chất chống oxy hóa như là thành phần thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Quá trình oxy hóa hay là quá trình mất electron, đôi khi có thể sinh ra các chất phản ứng được gọi là gốc tự do. Các gốc tự do này có thể gây mất cân bằng oxy hóa hoặc tổn thương các tế bào. Các chất chống oxy hóa có tính năng tự nhiên giúp ổn định các gốc tự do trước khi chúng có thể phản ứng và gây hại, giống như chất đệm ổn định axit để duy trì pH bình thường. Do quá trình oxy hóa là một quá trình tự nhiên trong cơ thể, nên cần có sự cân bằng với các chất chống oxy hóa để duy trì sức khỏe.
Nghiên cứu
Cơ thể có một hệ thống phòng thủ để kháng lại việc mất cân bằng oxy hóa, tuy nhiên hệ thống phòng thủ này sẽ giảm dần tác dụng theo tuổi tác do sự mất cân bằng oxy hóa trở nên trầm trọng hơn.1 Nghiên cứu cho thấy có sự tham gia của các gốc tự do dẫn đến một số bệnh có liên quan đến quá trình lão hóa, chẳng hạn như ung thư, bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer, rối loạn chức năng miễn dịch, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.2-9 Một số tình trạng nhất định, chẳng hạn như các bệnh mãn tính và lão hóa, có thể đẩy cân bằng về phía hình thành gốc tự do gây tác động xấu đến sức khỏe.
Sự tiêu thụ chất chống oxy hóa là cung cấp chất bảo vệ chống lại những tổn hại của quá trình oxy hóa và tích cực đóng góp lợi ích cho sức khỏe. Ví dụ, hợp chất carotenoid lutein và zeaxanthin tham gia vào các hoạt động chống oxy hóa đã làm tăng mật độ sắc tố võng mạc ở mắt. Tuy nhiên điều này có ngăn chặn hoặc đảo ngược quá trình phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng hay không vẫn cần được xác định.10 Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tác dụng có lợi của các chất chống oxy hóa có trong nho, ca cao, quả việt quất và các loại trà đối với sức khỏe tim mạch, bệnh Alzheimer và thậm chí giảm nguy cơ của một số bệnh ung thư.11-15
Cho đến gần đây người ta cho rằng chất chống oxy hóa gần như là một thuốc chữa bách bệnh để có sức khoẻ tốt. Lúc mà những vấn đề phức tạp hơn tiếp tục được làm sáng tỏ là khi có nhiều nghiên cứu khám phá cơ chế hoạt động của chất oxy hóa hơn. Mặc dù những nghiên cứu gần đây đã cố gắng thiết lập một liên hệ nhân quả giữa các chỉ số kích ứng oxy hóa và bệnh mãn tính, tuy nhiên những nghiên cứu này vẫn chưa được kiểm chứng. Một lĩnh vực nghiên cứu mới, dẫn đầu là nghiên cứu về bộ gen của con người, cho thấy rằng tương tác giữa hệ gen người và chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh mãn tính. Lĩnh vực khoa học này ngay khi vẫn còn trong giai đoạn trứng nước đã tìm cách cung cấp hiểu biết về cách thức các dưỡng chất như chất chống oxy hóa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thông qua tương tác gen-dinh dưỡng.16
Việc thiếu bằng chứng thực nghiệm trực tiếp từ các thử nghiệm ngẫu nhiên rằng chất chống oxy hóa là có lợi cho sức khỏe đã dẫn đến việc đưa ra các khuyến cáo khác nhau cho các lớp đối tượng khác nhau. Ví dụ, việc sử dụng bổ sung β-carotene đã được xác định là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc.17 Tuy nhiên, vì nguy cơ chưa được xác định ở những người không hút thuốc, các nghiên cứu cho rằng một biện pháp phòng ngừa liên quan đến việc sử dụng các bổ sung β-carotene không áp dụng cho người không hút thuốc. Nếu bổ sung là cần thiết, việc sử dụng hằng ngày chế phẩm bổ sung dạng hỗn hợp vitamin-khoáng chất có chứa chất chống oxy hóa được khuyến cáo cho cộng đồng là lời khuyên tốt nhất tại thời điểm này.18
Một đánh giá gần đây của các tài liệu hiện tại cho thấy rằng kết hợp trái cây và rau củ có tác dụng điều phối cho các hoạt động chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ của bệnh mãn tính, đặc biệt cho bệnh ung thư và tim.19 Có một khoảng thời gian các tổ chức y tế đã công nhận những vai trò có ích của trái cây và rau củ trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh và các chương trình truyền thông được phát triển để khuyến khích người tiêu dùng ăn nhiều trái cây và các loại rau củ giàu chất chống oxy hóa. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo người lớn khỏe mạnh “ăn nhiều trái cây và các loại rau củ. Ăn 5 khẩu phần hoặc hơn mỗi ngày”.20 Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo “Mỗi ngày ăn 5 phần trái cây và các loại rau củ hoặc nhiều hơn”.21 Báo cáo thực phẩm, dinh dưỡng và phòng chống ung thư 1997 – Một viễn cảnh toàn cầu – của Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới và viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ chỉ rõ “Những bằng chứng cho lập luận rằng chế độ dinh dưỡng có thể giúp chống lại bệnh ung thư là rất rõ ràng và nhất quán với chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ.”22 Tiềm năng của trái cây và các loại rau củ giàu chất chống oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe của người dân Hoa Kỳ định hướng cho Viện Ung Thư Quốc gia (NCI) khởi động chiến dịch “5 phần/ngày cho sức khỏe tốt hơn” để quảng bá tiêu thụ những sản phẩm này.23
Có tính nhất quán cao trong khoa học về việc tiêu thụ một chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả và rau củ – đặc biệt là các loại chứa nhiều chất xơ thực phẩm, vitamin A và C; Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phát hành một công bố sức khỏe cho các loại trái cây và rau củ có liên quan tới ung thư. Bao bì thực phẩm đạt tiêu chí của FDA có thể được ghi dòng “Chế độ ăn uống ít chất béo và nhiều hoa quả và rau củ có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư”.24 Ngoài ra FDA còn phối hợp với NCI phát hành một thông điệp hướng dẫn chế độ ăn uống cho người tiêu dùng “Chế độ dinh dưỡng giàu trái cây và rau củ có thể giảm nguy cơ mắc một vài loại ung thư và các bệnh mãn tính khác.”25 Gần đây nhất các hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người dân Hoa Kỳ tuyên bố rằng “Tăng khẩu phần trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo hoặc ít béo và các sản phẩm từ các loại sữa này có lợi ích sức khỏe quan trọng cho phần lớn người dân Hoa Kỳ”.26
Nghiên cứu chất chống oxy hóa tiếp tục phát triển và nổi lên như thành phần mới có ích của thực phẩm được phát hiện. Được củng cố bởi các nghiên cứu hiện nay, thông báo về các chất chống oxy hóa thu được từ các nguồn thực phẩm, bao gồm trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, vẫn giữ vai trò tích cực trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh và có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe con người.27
Ví dụ về các thành phần chức năng* | ||
Nhóm/Các thành phần | Nguồn* | Lợi ích tiềm năng |
Carotenoid | ||
Beta-carotene | cà rốt, các loại trái cây khác nhau |
trung hòa các gốc tự do có thể gây tổn hại các tế bào; tăng cường chất chống oxy hóa tế bào |
Lutein, Zeaxanthin | cải xoăn, cải rổ, rau bina, ngô, trứng, cam quýt |
có thể góp phần vào việc giữ gìn thị lực khỏe mạnh |
Lycopene | cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua |
có thể góp phần giữ gìn sức khỏe tuyến tiền liệt |
Flavonoid | ||
Anthocyanidin | quả mọng, anh đào, nho đỏ |
tăng cường chất chống oxy hóa tế bào; có thể góp phần duy trì chức năng của não bộ |
Flavanol -Catechin, Epicatechin, Procyanidin |
trà, ca cao, chocolate, táo, nho |
có thể góp phần để giữ gìn sức khỏe tim mạch |
Flavanone | Thực phẩm cam quýt | trung hòa các gốc tự do có thể gây tổn hại tế bào; tăng cường chất chống oxy hóa tế bào |
Flavonol | hành tây, táo, trà, bông cải xanh |
trung hòa các gốc tự do có thể gây tổn hại các tế bào; tăng cường chất chống oxy hóa tế bào |
Proanthocyanidin | quả nam việt quất, ca cao, táo, dâu tây, nho, rượu vang, đậu phộng, quế |
có thể góp phần giữ gìn sức khỏe đường tiết niệu và tim |
Isothiocyanate | ||
Sulforaphane | súp lơ, bông cải xanh, bắp cải Brucxen, cải bắp, cải xoăn, cải ngựa |
có thể tăng cường thải độc các hợp chất không mong muốn và tăng cường chất chống oxy hóa tế bào |
Phenol | ||
Axit caffeic, axit ferulic | táo, lê, trái cây họ cam quýt, một số loại rau củ |
có thể tăng cường chất chống oxy hóa tế bào; có thể góp phần giữ gìn thị lực khỏe và sức khỏe tim mạch |
Sulfide / thiol | ||
Diallyl sulfide, allyl methyl trisulfide | tỏi, hành tây, tỏi tây, hành lá |
có thể tăng cường thải độc các hợp chất không mong muốn; có thể góp phần giữ gìn sức khỏe tim mạch và chức năng miễn dịch khỏe mạnh |
Dithiolthione | Các loại rau họ cải- bông cải xanh, cải bắp, cải thảo, cải rổ |
góp phần giữ gìn chức năng miễn dịch khỏe mạnh |
Ngũ cốc nguyên hạt | ||
Ngũ cốc nguyên hạt | hạt ngũ cốc | có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh bệnh tim mạch vành và ung thư; có thể góp phần giảm nguy cơ bệnh tiểu đường |
Bảng phỏng theo Quỹ Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế: Hướng dẫn truyền thông về An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng: 2004-2006. * Không đại diện của tất cả các nguồn |
Ví dụ về các vitamin và khoáng chất chống oxy hóa | |||
Vitamin | Chế độ ăn tham khảo (DRI)* | Tác động chống oxy hóa | Nguồn |
Vitamin A | 300-900 µg / ngày | Bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do | Gan, các sản phẩm từ sữa, cá |
Vitamin C | 15-90 mg /ngày | Bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do | Ớt chuông, trái cây họ cam quýt |
Vitamin E | 6-15 mg /ngày | Bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, giúp phục hồi chức năng miễn dịch và sửa chữa DNA |
Dầu, ngũ cốc tăng cường, hạt hướng dương, hạt hỗn hợp |
Selen | 20-55 µg / ngày | Giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào khỏi các gốc tự do | Quả hạnh Brazil, thịt, cá ngừ, các loại thực phẩm từ thực vật |
Bảng phỏng theo báo cáo DRI của Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng viện Y tế và Viện Y tế Quốc gia, Văn phòng bổ sung chế độ ăn uống, * DRI đã cung cấp cho phạm vi người Mỹ tuổi từ 2-70. |
Điểm mấu chốt
Hầu hết nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thực phẩm giàu chất oxy hóa được tiêu thụ trong khi ăn có những lợi ích cho sức khỏe tổng quan. Tuy nhiên, các kết quả thử nghiệm lâm sàng bổ sung chất chống oxy hóa vẫn chưa cung cấp chỉ định cuối cùng về lợi ích sức khỏe. Khuyến cáo hiện tại đưa ra bởi các tổ chức chính phủ và sức khỏe Mỹ là tiêu thụ một chế độ ăn đa dạng với ít nhất 5 phần trái cây và rau củ mỗi ngày và 6-11 khẩu phần ngũ cốc mỗi ngày, với ít nhất 3 trong số đó là ngũ cốc nguyên hạt.
Tài liệu tham khảo
- Knight, JA. The biochemistry of aging. Adv Clin Chem. 2000;35:1-62.
- McCall MR, Frei B. Can antioxidant vitamins materially reduce oxidative damage in humans? Free Radic Biol Med. 1999;26;7/8:1034-53.
- Halliwell B. Oxygen and nitrogen are pro-carcinogens. Damage to DNA by reactive oxygen, chlorine and nitrogen species: measurement, mechanism and effects of nutrition. Mutat Res. 1999;443:37-52.
- Valko M, Izakovic M, Mazur M, Rhodes CJ, Telser J. Role of oxygen radicals in DNA damage and cancer incidence. Mol Cell. 2004;266:37-56.
- Packer L, Weber SU, Rimbach G. Molecular aspects of α-tocotrienol antioxidant action and cell signaling. J Nutr. 2001;131;369S-373S.
- Aslan M, Ozben T. Reactive oxygen and nitrogen species in Alzheimer’s disease. Curr Alzheimer Res. 2004;1:111-119.
- Ryan-Harshman M, Aldoori W. The relevance of selenium to immunity, cancer, and infectious/inflammatory diseases. Can J Diet Prac Res. 2005;66:98-102.
- Meyer CH, Sekundo W. Nutritional supplementation to prevent cataract formation. Dev Ophthalmol. 2005;38:103-119.
- Harman D. Nutritional implications of the free-radical theory of aging. J Am Coll Nutr. 1982;1:27-34.
- Burke JD, Curran-Celentano J, Wenzel AJ. Diet and serum carotenoid concentrations affect macular pigment optical density in adults 45 years and older. J Nutr. 2005;135:1208-1214.
- Fassina G, Vene R, Morini M, Minghelli S, Benelli R, Noonan DM, Albibi A. Mechanisms of inhibition of tumor angiogenesis and vascular tumor growth by epigallocatechin-3-gallate. Clin Cancer Res. 2004;10:4865-73.
- Rietveld A, Wiseman S. Antioxidant effects of tea: Evidence from human clinical trials. J Nutr. 2003;13:3285S-3292S.
- Rezai-Zadeh K, Shytle D, Sun N, Mori T, Hou H, Jeanniton D, Ehrhart J, Townsend K, Zeng J, Morgan D, Hardy J, Town T, Tan J. Green tea epigallocatechin-3-gallate (EGCG) modulates amyloid precursor protein cleavage and reduces cerebral amyloidosis in Alzheimer transgenic mice. J Neurosci. 2005;25:8807-8814.
- Lau FC, Shukit-Hale B, Joseph JA. The beneficial effects of fruit polyphenols on brain aging. Neurobiol Aging. 2005.
- Wiesburger JH. Lifestyle, health and disease prevention: the underlying mechanisms. Eur J Cancer Prev. 2002;S2:1-7.
- Kaput J, Ordovas JM, Ferguson L, Ommen BV, Rodriquez R, Allen L, Ames B, Dawson K, German B, Krauss R, Malyj W, et. al. The case for strategic international alliances to harness nutritional genomics for public and personal health. Br J Nutr. 2005;94:623-632.
- Goodman GE, Thornquist MD, Balmes J, Cullen MR, Meyskens FL Jr, Omenn GS, Valanis B, Williams JH Jr. The Beta-Carotene and Retinol Efficacy Trial: incidence of lung cancer and cardiovascular disease mortality during 6-year follow-up after stopping beta-carotene and retinol supplements. J Natl Cancer Inst. 2004;96:1743-1750.
- Fairfield K, Fletcher R. Vitamins for Chronic Disease Prevention in Adults: Clinical Applications. JAMA. 2002; 287:3127-3129.
- Liu RH, Potential Synergy of Phytochemicals in Cancer Prevention: Mechanism of Action. J. Nutr. 2004;134:3479S-3485S.
- Krauss RM, Eckel RH, Howard B, Appel LJ, Daniels SR, Deckelbaum RJ, Erdman JW, Etherton PK, Goldberg IJ, Kotchen TA, Lichtenstein AH, Mitch WE, Mullis R, Robinson K, Wylie-Rosett J, St. Jeor S, Suttie J, Tribble DL, Bazzarre TL. AHA Dietary Guidelines Revision 2000: A statement for healthcare professionals from the nutrition committee of the American Heart Association. Circulation. 2000.
- ACS Recommendations for Nutrition and Physical Activity for Cancer. Available at: http://www.cancer.org/docroot/PED/content/PED_3_2X_Recommendations.asp?sitearea=PED.
- World Cancer Research Fund International—Food, Nutrition and the Prevention of Cancer: a global perspective.
- Heimendinger J, Stables G, Foerster S. The Scientific, Policy, and Theoretical Foundations for the National 5 A Day for Better Health Program. Available at: http://5aday.gov/about/pdf/5aday_ch1.pdf
- Food and Drug Administration—Center for Food Safety and Applied Nutrition Code of Federal Regulations: Title 21, V 2. Available at: http://www.cfsan.fda.gov/~lrd/cf101-78.html
- Food and Drug Administration—Center for Food Safety and Applied Nutrition Dietary Message about Fruits and Vegetables: Available at: http://www.cfsan.fda.gov/~dms/lab-dg.html
- U.S. Department of Health and Human Services, U.S. Department of Agriculture. Dietary Guidelines for Americans 2005. 6th ed, Washington, DC: U.S. Government Printing Office; 2005.
- Tribble DL. Antioxidant consumption and risk of coronary heart disease: Emphasis on vitamin C, vitamin E and β-carotene. Circulation. 1999;99:591-595.
Nguồn
http://www.foodinsight.org/Functional_Foods_Fact_Sheet_Antioxidants