Thứ Năm, 21/11/2024
Thực phẩm chức năng (TPCN) Thực phẩm chức năng 10 loại thực phẩm đặc biệt dành cho bệnh nhân tiểu đường

10 loại thực phẩm đặc biệt dành cho bệnh nhân tiểu đường

Bài viết thứ 22 trong 22 bài thuộc ebook Thực phẩm chức năng
 

Hãy bổ sung những loại thực phẩm này trong chế độ ăn của bạn để giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng.

10 loại thực phẩm dành cho người bệnh tiểu đường

Thực phẩm chức năng là thực phẩm hoặc các thành phần của thực phẩm mà có những lợi ích vượt ra ngoài những chất dinh dưỡng cơ bản được cung cấp. Bạn không cần phải mua những sản phẩm thực phẩm hữu cơ ngoại lai hoặc đi đến một số cửa hàng đặc biệt để mua chúng; chúng có sẵn ở mọi nơi. Vấn đề chỉ là phải có sự chọn lựa đúng và đảm bảo rằng bạn sẽ bổ sung các loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng của bạn. Dưới đây là 10 loại thực phẩm chức năng thú vị mà có thể giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường tốt.

Gạo lức

5.b.19.2Theo những viện nghiên cứu hàng đầu thế giới, ngũ cốc nguyên hạt đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát  bệnh tiểu đường loại 2. Gạo lức là những loại hạt không bóng và có mầm và còn nguyên lớp cám mịn. Gạo lức duy trì cảm giác no lâu và ngăn ngừa những cơn đói. Gạo lức rất giàu những vitamin B phức tạp tham gia điều tiết năng lượng trong cơ thể. Các thành phần magiê trong gạo cũng điều tiết insulin và hấp thụ bởi các tế bào.

Húng quế

5.b.19.3Chiết xuất rau húng quế thường được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Lá húng quế có chứa chất chống oxy hóa mạnh, làm giảm sự mất cân bằng oxy hóa; sự mất cân bằng này là một phần vấn đề của bệnh nhân tiểu đường. Cây húng quế cũng giúp làm giảm lượng triglyceride và cholesterol xấu [LDL] làm giảm các bệnh tim mạch. Bệnh tim là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.

Trà xanh

5.b.19.4Trà xanh là loại trà chưa qua quá trình lên men và do đó có hàm lượng polyphenol cao, đó là những chất chống oxy hoá và có tác dụng hạ đường huyết. Các polyphenol giúp  kiểm soát sự giải phóng lượng đường trong máu. Một nghiên cứu được công bố trên Biomed Central Pharmocology Journal cho thấy rằng trà xanh giúp kiểm soát cả tiểu đường loại 1 và loại 2 vì nó có một protein huyết thanh đặc biệt.

Dầu cá

5.b.19.5Dầu cá được biết đến với hàm lượng axit béo omega-3 cao. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa của Mỹ (Journal of American Medical Association) cho thấy axit béo omega-3 có khả năng hiệu chỉnh các chức năng của tuyến tụy, góp phần trong sản xuất và hấp thu insulin. Vitamin D có trong dầu cá cũng hạn chế bệnh tiểu đường bằng cách cải thiện khả năng miễn dịch. Dầu cá (đặc biệt là các loại cá béo như cá ngừ, cá mòi và cá thu) giúp kiểm soát tốt quá trình chuyển hóa glucose và lipid.

chùm ngây

5.b.19.6Hàm lượng chất xơ trong lá làm tăng cảm giác no và làm chậm quá trình tiêu hóa của thực phẩm. Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Quốc tế về Sức khỏe và Dinh dưỡng, lá chùm ngây có hiệu quả trong việc giảm hàm lượng HbA1c. Các nhà nghiên cứu tin rằng sự ảnh hưởng này có thể là do sự hiện diện của các hoạt chất sinh học khác nhau trong lá.

Isabgol- xơ ISB

5.b.19.7Còn được gọi là vỏ mã đề psyllium, nó thường được sử dụng như thuốc nhuận tràng. Khi xơ ISB tiếp xúc với nước, nó nở ra và tạo thành một chất gel. Điều này làm chậm sự phân hủy và hấp thụ glucose trong máu. Metformin là một loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường, có thể làm rối loạn dạ dày của bạn. Xơ ISB ngăn chặn sự rối loạn dạ dày này. Do đó, tác dụng hạ đường huyết có thể được tăng cường mà không có bất kỳ tác dụng phụ nếu xơ ISB được sử dụng cùng với metformin.

Quế

5.b.19.8Vỏ cây gia vị  này trực tiếp giúp lượng đường trong máu thấp hơn theo như một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội tiểu đường của Mỹ. Theo nghiên cứu này, bổ sung 1g quế trong chế độ ăn uống trong một tháng làm giảm lượng đường trong máu. Trong thực tế, vỏ quế đã có thể duy trì mức độ lượng đường trong máu thấp trong 20 ngày, thậm chí sau khi đã ngừng tiêu thụ quế.

Trái trâm (jambul)

5.b.19.9Jamboline là một chất phân giải đường có trong hạt của quả trâm Ấn Độ này. Chất này ngăn cản chuyển đổi tinh bột thành đường, làm cho trái trâm trở thành loại trái cây đặc biệt cho bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng trái cây này có thể làm giảm  lượng đường trong máu một cách đáng kể và giữ gai insulin sắc nét trong khi kiểm tra. Trái cây này cũng có khả năng bảo vệ tim. Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng những hạt của loại quả này [ở dạng khô và bột] như là những tác nhân hạ đường huyết.

Hạt lanh

5.b.19.10Những hạt nhỏ màu nâu này giúp ngăn ngừa các biến chứng và thậm chí cả khởi đầu của bệnh tiểu đường. Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Thực phẩm Y học, sử dụng hạt lanh làm giảm lượng đường trong máu sau khi ăn đến 28 %. Bệnh nhân tiểu đường có thể thêm bột  hạt lanh vào súp, nước thịt, bơ sữa và bánh quy.

Dầu ô liu

5.b.19.11Các loại chất béo được sử dụng trong một khẩu phần ăn là quan trọng bởi vì các nguy cơ của bệnh tim mà bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt. Dầu ôliu rất giàu axit béo không bão hòa đơn có tác dụng có lợi đối với tim. Những axit béo này ngăn cản các cholesterol xấu [LDL] làm tắc nghẽn các van tim, do đó làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Tài liệu tham khảo

 http://completewellbeing.com/article/10-super-foods-for-diabetics/