Thứ Tư, 20/09/2023
Dinh dưỡng Thành phần dinh dưỡng Thông tin chất béo chuyển hóa trên nhãn sản phẩm (ở Hoa Kỳ)

Thông tin chất béo chuyển hóa trên nhãn sản phẩm (ở Hoa Kỳ)

Bài viết thứ 6 trong 11 bài thuộc ebook Chất béo
 

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phát hành tài liệu này nhằm cung cấp thông tin chung về chất béo chuyển hóa trên nhãn dinh dưỡng của các loại thực phẩm và các chế phẩm bổ sung.

Nutrition-Facts

Thông tin về thành phần chất béo chuyển hóa trên nhãn thực phẩm

Tính đến tháng 1/2006, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm liệt kê chất béo chuyển hóa (trans fat) trên bảng thành phần dinh dưỡng và một số bảng thành phần dinh dưỡng bổ sung. Bằng chứng khoa học cho thấy rằng việc tiêu thụ chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol trong thực phẩm làm tăng lượng cholesterol tỷ trọng thấp (low-density lipoprotein LDL hay cholesterol “xấu”), dẫn đến tăng nguy cơ bệnh tim mạch vành (CHD). Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, hơn 12,5 triệu người Mỹ bị bệnh tim mạch vành và hơn 500.000 trường hợp tử vong mỗi năm. Chính vì vậy bệnh tim mạch vành (CHD) được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ ngày nay.

FDA đã yêu cầu chất béo bão hòa và cholesterol thực phẩm phải được liệt kê trên nhãn thực phẩm từ năm 1993. Bằng cách thêm chất béo chuyển hóa trên bảng thành phần dinh dưỡng (kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006), người tiêu dùng có thể biết được bao nhiêu chất béo thuộc mỗi loại trên – chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol – có trong các loại thực phẩm họ lựa chọn. Xác định thành phần các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol trên nhãn thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng thông tin để lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho tim và giúp họ giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch vành. Nhãn thông tin mới với thông tin về chất béo chuyển hóa cũng như chất béo bão hòa và cholesterol được xem là sự quan tâm đặc biệt của những người có vấn đề cholesterol máu cao và bệnh tim. Tuy nhiên, tất cả người Mỹ cần phải nhận thức các rủi ro gây ra bởi việc tiêu thụ quá nhiều các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol. Nhưng chất béo chuyển hóa là gì, và làm thế nào bạn có thể hạn chế lượng chất béo này trong chế độ ăn của bạn?

Chất béo chuyển hóa có ở đâu?

Mỡ thực vật, một số loại bơ thực vật, bánh quy giòn (crackers), bánh quy (cookies), các loại thực phẩm ăn nhanh và các loại thực phẩm được làm bằng hoặc chiên trong dầu hydro hóa một phần.

Không giống như các chất béo khác, phần lớn các chất béo chuyển hóa được hình thành khi các loại dầu lỏng được làm thành chất béo rắn như shortening và bơ thực vật cứng. Tuy nhiên, có một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong tự nhiên, chủ yếu ở một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Về cơ bản, chất béo chuyển hóa được tạo thành khi hydro được thêm vào dầu thực vật – quá trình này gọi là hydro hóa. Hydro hóa làm tăng thời gian bảo quản và sự ổn định của hương vị thực phẩm có chứa các chất béo.

Chất béo chuyển hóa, giống như chất béo bão hòa và cholesterol, làm tăng LDL cholesterol (hay cholesterol “xấu”) dẫn đến làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch vành. Tính trung bình, người Mỹ tiêu thụ chất béo chuyển hóa cao hơn 4-5 lần so với chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của họ.

Mặc dù chất béo bão hòa là thủ phạm chính làm tăng LDL cholesterol, chất béo chuyển hóa và cholesterol cũng đóng góp đáng kể. Trans fat thường có thể được tìm thấy trong thực phẩm chế biến với các loại dầu thực vật hydro hóa một phần như mỡ thực vật, một số loại bơ thực vật (đặc biệt là bơ thực vật cứng), bánh, kẹo, bánh quy, các loại thực phẩm ăn nhanh, thức ăn chiên và bánh nướng.

Có phải tất cả chất béo đều giống nhau?

Câu trả lời là không. Chất béo là một nguồn năng lượng chính cho cơ thể và giúp cho việc hấp thu các vitamin A, D, E, và K, và các hợp chất carotenoid. Cả hai sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và nguồn gốc thực vật đều có chứa chất béo, và khi ăn ở mức hợp lý, chất béo rất quan trọng cho tăng trưởng hợp lý, phát triển và duy trì sức khỏe tốt. Là một thành phần thực phẩm, chất béo cung cấp hương vị, tính nhất quán, ổn định và giúp chúng ta cảm thấy no. Ngoài ra, các bậc cha mẹ nên biết rằng chất béo là một nguồn năng lượng (calories) và chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi (lên đến 2 tuổi), nhóm tuổi có nhu cầu năng lượng cao nhất trên mỗi đơn vị trọng lượng cơ thể so với bất kỳ nhóm tuổi nào.

Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm tăng lượng LDL cholesterol (hay cholesterol “xấu”) trong máu, do đó làm tăng nguy cơ bệnh tim. Cholesterol trong thực phẩm cũng góp phần làm tăng nguy cơ bệnh tim. Chất béo không bão hòa, chẳng hạn như chất béo không bão hòa đơn (monounsaturated fat) và không bão hòa đa (polyunsaturated fat), không làm tăng LDL cholesterol và có lợi khi được tiêu thụ ở mức vừa phải. Do đó, người tiêu dùng nên lựa chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, và cholesterol như là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.

Tôi có thể làm như thế nào để phòng tránh chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol?

So sánh các loại thực phẩm bằng cách nhìn vào bảng thông tin thành phần dinh dưỡng (Nutrition Fact) trên bao bì và chọn các loại thức ăn với chất béo bão hòa (saturated fat), chất béo chuyển hóa (trans fat) và cholesterol thấp hơn. Chuyên gia y tế khuyên bạn nên hạn chế những chất béo trên đến mức thấp nhất có thể trong khi tiêu thụ một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc loại bỏ hoàn toàn ba thành phần này trong chế độ ăn uống của bạn là không thực tế, vì sự có mặt của chúng là không thể tránh khỏi trong chế độ ăn bình thường.

Tôi có thể tìm thấy thông tin về chất béo chuyển hóa trên nhãn thực phẩm?

Hãy nhìn vào bảng thông tin thành phần dinh dưỡng ở phía trên cùng của trang này. Người tiêu dùng có thể tìm thấy thông tin về chất béo chuyển hóa (trans fat) được liệt kê trên bảng thông tin dinh dưỡng ngay dưới dòng cho chất béo bão hòa (saturated fat).

Tại sao một số sản phẩm không có thông tin về chất béo chuyển hóa trên nhãn bao bì của họ?

Có thể có hai lý do tại sao bạn không nhìn thấy thông tin chất béo chuyển hóa trên nhãn của sản phẩm.

Đầu tiên, các sản phẩm được đưa vào thị trường sau ngày 1 tháng 1 năm 2006 phải được dán nhãn với chất béo chuyển hóa. Tuy nhiên, vì cần một thời gian cho các sản phẩm thực phẩm để di chuyển qua các chuỗi phân phối đến các kệ bán hàng. Như vậy, có thể mất một vài tháng cho các sản phẩm được liệt kê thông tin về chất béo chuyển hóa trên nhãn đến được với người tiêu dùng. Mặc dù vậy một số các công ty đã bắt đầu khai báo chất béo chuyển hóa trên nhãn sản phẩm của họ từ trước.

Thứ hai, FDA đã cấp phép cho một số doanh nghiệp có thể sử dụng nhãn cũ tồn kho mà trên đó không khai báo thông tin về chất béo chuyển hóa, kể từ ngày có hiệu lực 1 tháng 1, năm 2006. Trong những trường hợp này, các công ty thực phẩm thực hiện các quy trình theo quy định cần được mô tả trong hướng dẫn của FDA cho Công nghiệp và FDA: Yêu cầu gia hạn để sử dụng nhãn hiện tại sau ngày có hiệu lực về ghi nhãn chất béo chuyển hóa từ 1 tháng 1 năm 2006 (sửa đổi). Đối với mỗi yêu cầu, FDA sẽ xem xét liệu các hàm lượng chất béo chuyển hóa trên nhãn kê khai có ít hơn hoặc bằng 0,5 gram cho mỗi khẩu phần ăn hay không. Những thông tin này là quan trọng vì lượng chất béo chuyển hóa thấp sẽ có ít ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng hơn là lượng chất béo chuyển hóa cao. Như vậy, thông tin chất béo chuyển hóa trong bảng dinh dưỡng sẽ không có trên một số sản phẩm (có chứa một lượng thấp của chất béo chuyển hóa) trong suốt năm sau của năm 2006.

Nếu chất béo chuyển hóa không được khai báo trên nhãn và bạn tò mò về hàm lượng chất béo chuyển hóa của một sản phẩm, hãy liên hệ với các nhà sản xuất của sản phẩm đó.

Sự lựa chọn của bạn sẽ như thế nào sau khi đánh giá hàm lượng các chất béo?

Với việc bổ sung chất béo chuyển hóa vào bảng thông tin thành phần dinh dưỡng, bạn có thể xem xét lại lựa chọn thực phẩm của bạn và xem chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào. Các bao bì sau đây minh họa hàm lượng chất béo tổng, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol mỗi khẩu phần cho các sản phẩm thực phẩm được lựa chọn.

Đừng cho rằng các sản phẩm tương tự nhau đều giống nhau. Hãy chắc chắn là bạn kiểm tra các bảng thông tin dinh dưỡng khi so sánh các sản phẩm bởi vì ngay cả các loại thực phẩm tương tự có thể khác nhau về năng lượng (calories), các thành phần, các chất dinh dưỡng, kích cỡ và số lượng khẩu phần trong các gói. Khi mua các sản phẩm cùng một thương hiệu, kiểm tra thường xuyên bảng thành phần dinh dưỡng là cần thiết vì thành phần có thể thay đổi bất cứ lúc nào và bất kỳ thay đổi nào đều có thể ảnh hưởng đến các thông tin trên bảng thành phần dinh dưỡng.

Tham khảo các mục được đánh dấu trên các nhãn mẫu bên dưới. Đầu tiên, tính tổng số gram (g) của chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa và sau đó chọn sản phẩm có số lượng tổng hai loại chất béo trên thấp nhất. Ngoài ra, chọn sản phẩm có phần trăm cholesterol thấp nhất. Kiểm tra tất cả ba chất trên để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho một chế độ ăn uống lành mạnh.

Lưu ý: Các ví dụ nhãn sau đây không đại diện cho một sản phẩm đơn lẻ hoặc toàn bộ một nhóm sản phẩm nào. Thông thường, các giá trị dinh dưỡng được đưa ra bằng cách kết hợp với một số sản phẩm và sử dụng các giá trị trung bình cho những ví dụ này.

So sánh các loại bơ phết*
Chú ý đọc thông tin về chất béo bão hóa, chất béo chuyển hóa và cholesterol
Bơ ** Margarine, 1 thanh Margarine, 1 hộp
 nutri-1  nutri-2  nutri-3
Chất béo bão hòa: 7g
+ Chất béo chuyển hóa: 0g
Tổng lượng chất béo: 7g
Chất béo bão hòa: 2g
+ Chất béo chuyển hóa: 3g
Tổng lượng chất béo: 5g
Chất béo bão hòa: 1 g
+ Chất béo chuyển hóa: 0,5g
Tổng lượng chất béo: 1,5g
Cholesterol: 10% hàm lượng cho phép hàng ngày Cholesterol: 0% hàm lượng cho phép hàng ngày Cholesterol: 0% hàm lượng cho phép hàng ngày
* Giá trị dinh dưỡng được làm tròn dựa trên các quy định ghi nhãn dinh dưỡng của FDA. Hàm lượng calo và cholesterol dựa trên ước lượng.

** Giá trị Bơ lấy từ Bảng Chất béo chuyển hóa của FDA, 1/30/95.
† Giá trị lấy từ nguồn Cơ sở dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia USDA, Tiêu chuẩn tham khảo, 2002

So sánh món tráng miệng*
Bánh Granola ± Bánh quy kẹp ± Bánh ngọt ±
 nutri-4  nutri-5  nutri-6
Chất béo bão hòa: 1 g
+ Chất béo chuyển hóa: 0 g
Tổng lượng chất béo: 1 g
Chất béo bão hòa: 1 g
+ Chất béo chuyển hóa: 1,5g
Tổng lượng chất béo: 2,5g
Chất béo bão hòa: 3,5g
+ Chất béo chuyển hóa: 4,5g
Tổng lượng chất béo: 8 g
Cholesterol: 0% hàm lượng cho phép hàng ngày Cholesterol: 0% hàm lượng cho phép hàng ngày Cholesterol: 3% hàm lượng cho phép hàng ngày
* Giá trị dinh dưỡng được làm tròn dựa trên các quy định ghi nhãn dinh dưỡng của FDA.
± Giá trị cho chất béo tổng, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa được tính dựa trên các phương tiện phân tích dữ liệu cho một số mẫu thực phẩm từ bài viết của Subramaniam và cộng sự, “Chất béo chuyển hóa, bão hòa và không bão hòa trong thực phẩm ở Hoa Kỳ trước khi bắt buộc kê khai thông tin về chất béo chuyển hóa trên nhãn sản phẩm”, đăng trên tạp chí Lipids 39, 11-18, 2004. Thông tin và các giá trị khác được lấy từ các nhãn thực phẩm đã có mặt trên thị trường.
So sánh các loại snack*
Khoai tây đông lạnh ±
(ví dụ: khoai tây chiên)
Khoai tây lát chiên giòn ± Bánh quy giòn kẹp kem ±
 nutri-7  nutri-8  nutri-9
Chất béo bão hòa: 1 g
+ Chất béo chuyển hóa: 1,5g
Tổng lượng chất béo: 2,5g
Chất béo bão hòa: 2g
+ Chất béo chuyển hóa: 0g
Tổng lượng chất béo: 2g
Chất béo bão hòa: 2g
+ Chất béo chuyển hóa: 2g
Tổng lượng chất béo: 4g
Cholesterol: 0% hàm lượng cho phép hàng ngày Cholesterol: 0% hàm lượng cho phép hàng ngày Cholesterol: 1% hàm lượng cho phép hàng ngày
* Giá trị dinh dưỡng được làm tròn dựa trên các quy định ghi nhãn dinh dưỡng của FDA.
± Giá trị cho chất béo tổng, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa được tính dựa trên các phương tiện phân tích dữ liệu cho một số mẫu thực phẩm lấy từ bài viết của Subramaniam và cộng sự, “Chất béo chuyển hóa, bão hòa và không bão hòa trong thực phẩm ở Hoa Kỳ trước khi bắt buộc kê khai thông tin về chất béo chuyển hóa trên nhãn sản phẩm”, được đăng trên tạp chí Lipids 39, 11-18, 2004. Thông tin và các giá trị khác được lấy từ các nhãn thực phẩm đã sẵn trên thị trường.

Làm thế nào sử dụng các thông tin trên nhãn để lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe của tim?

Các bảng thông tin thành phần dinh dưỡng có thể giúp bạn lựa chọn các loại thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol. Để giảm tiêu thụ các chất này, so sánh các loại thực phẩm tương tự và chọn các thực phẩm có tổng lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thấp hơn, đồng thời chọn thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp hơn.

Tham gia câu đố nhỏ bên dưới, bạn sẽ chọn sản phẩm nào?

Lượng khẩu phần = 1 muỗng canh * (g = gram; mg = milligram)
Sản phẩm Năng lượng (calo) Tổng số chất béo (g) Chất béo bão hòa (g) Chất béo chuyển hóa (g) Tổng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (g) Cholesterol (mg)
Bơ thực vật, 80% chất béo, dạng thanh † 100 11 2 3 5 0
Bơ ** 100 11 7 0 7 30
Bơ thực vật, 60% chất béo, dạng hộp ‡ 80 9 1,5 0 1,5 0
Bơ thực vật, 70% chất béo, dạng thanh † 90 10 2 2,5 4,5 0

* Giá trị dinh dưỡng được làm tròn dựa trên các quy định về ghi nhãn dinh dưỡng của FDA. Hàm lượng calo và cholesterol là được ước lượng.

** Giá trị của bơ lấy từ Bảng giá trị chất béo chuyển hóa của FDA, ngày 1/30/95.
† Giá trị lấy từ nguồn Cơ sở dữ liệu Dinh dưỡng quốc gia USDA, Tiêu chuẩn tham khảo, 2002
‡ Giá trị lấy từ nguồn Cơ sở dữ liệu Dinh dưỡng quốc gia USDA, Tiêu chuẩn tham khảo, 2003.

Câu trả lời:

Bơ thực vật, 80% chất béo, dạng thanh † Hãy tìm một lựa chọn khác. Sự lựa chọn này không chứa tổng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thấp nhất.

Bơ ** Hãy tìm một lựa chọn khác. Lựa chọn này có chứa lượng tổng chất bão hòa và chất béo chuyển hóa cao nhất, và lượng cholesterol cũng cao nhất.
Bơ thực vật, 60% chất béo, dạng hộp ‡ Xin chúc mừng bạn. Lựa chọn này có tổng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thấp nhất và 0 gram cholesterol.
Bơ thực vật, 70% chất béo, dạng thanh † Hãy tìm một lựa chọn khác. Sự lựa chọn này không chứa số lượng kết hợp thấp nhất của chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Mặc dù Bảng thông tin dinh dưỡng cập nhật này sẽ liệt kê lượng chất béo chuyển hóa trong một sản phẩm, phần trăm giá trị hàng ngày (% DV-Daily Value) không được hiển thị. Mặc dù các báo cáo khoa học đã khẳng định mối quan hệ giữa chất béo chuyển hóa và tăng nguy cơ của bệnh tim mạch vành, không có báo cáo nào cung cấp một giá trị tham khảo cho các chất béo chuyển hóa hoặc bất kỳ thông tin khác mà FDA cho là đủ để thiết lập một giá trị tham khảo cho phép hàng ngày (Daily Reference Value) hoặc % DV của chất béo chuyển hóa.

nutrition facts

Tuy nhiên, chất béo bão hòa và cholesterol có quy định giá trị cho phép hàng ngày (%DV). Để chọn những thực phẩm ít chất béo bão hòa và cholesterol, sử dụng Hướng dẫn nhanh để tính % DV. Quy luật chung đơn giản là: 5% DV hoặc ít hơn là thấp và 20% DV hoặc nhiều hơn là cao.

Bạn cũng có thể sử dụng %DV để gia giảm các loại thực phẩm khác trong ngày. Bạn không cần phải từ bỏ món ăn ưa thích để ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Khi một loại thức ăn mà bạn thích có chứa nhiều chất béo bão hòa hay cholesterol, hãy cân bằng lại bằng những loại thực phẩm ít chất béo bão hòa và cholesterol ở các thời điểm khác trong ngày.

Minh họa phía trên của Bảng thành phần dinh dưỡng cho thấy những chất mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên hạn chế và các chất mà họ khuyên bạn tiêu thụ với số lượng đầy đủ.

Các chế phẩm bổ sung có chất béo chuyển hóa không?

Bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng một số chế phẩm bổ sung cũng có chứa chất béo chuyển hóa từ dầu thực vật hydro hóa một phần cũng như chất béo bão hòa hay cholesterol? Theo yêu cầu ghi nhãn mới của FDA, nếu chế phẩm bổ sung có chứa một lượng là 0,5 gram hoặc hơn các chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa, các nhà sản xuất phải liệt kê hàm lượng trên bảng thành phần chất dinh dưỡng bổ sung. Một số chế phẩm bổ sung có thể chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol bao gồm các sản phẩm tăng cường năng lượng (energy bar) và dinh dưỡng (nutrition bar).

Lời khuyên thiết thực cho người tiêu dùng!

Dưới đây là một số lời khuyên thực tế bạn có thể sử dụng hàng ngày để kiểm soát lượng tiêu thụ chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và giảm lượng cholesterol trong khi tiêu thụ một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

  • Kiểm tra các bảng thông tin thành phần dinh dưỡng để so sánh các loại thực phẩm bởi vì thông thường kích cỡ khẩu phần là thống nhất giữa các loại thực phẩm tương tự. Hãy chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol. Đối với chất béo bão hòa và cholesterol, sử dụng phần Hướng dẫn nhanh để tính %DV: 5 %DV hoặc ít hơn là thấp và 20 %DV hoặc nhiều hơn là cao. (Hãy nhớ rằng, không có %DV cho chất béo chuyển hóa.)
  • Chọn chất béo thay thế. Thay thế chất béo bão hòa và chuyển hóa trong chế độ ăn uống của bạn với các chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn. Những chất béo này không làm tăng mức LDL cholesterol (hay cholesterol “xấu”) và có những lợi ích sức khỏe khi được tiêu thụ điều độ.

Nguồn chất béo không bão hòa đơn bao gồm dầu ô liu và dầu cải.

Nguồn chất béo không bão hòa đa bao gồm dầu đậu nành, dầu bắp, dầu hướng dương và các loại thực phẩm như các loại hạt và cá.

  • Chọn loại dầu thực vật (trừ dầu dừa và cọ dầu) và margarine mềm (dạng lỏng, dạng hộp, hoặc bình xịt) thường xuyên hơn bởi vì lượng chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol thấp hơn so với trong chất béo dạng mỡ rắn, margarine cứng và chất béo động vật, kể cả bơ.
  • Hãy xem xét lựa chọn cá. Hầu hết các loại cá chứa ít chất béo bão hòa hơn so với thịt. Một số loài cá như cá thu, cá mòi, cá hồi chứa axit béo omega-3 đang được nghiên cứu để xác định xem chúng có cung cấp lợi ích bảo vệ chống lại bệnh tim hay không.
  • Chọn thịt nạc, chẳng hạn như thịt gia cầm (không da, không chiên), thịt bò và thịt lợn nạc (loại bỏ mỡ, không chiên).
  • Hỏi kỹ trước khi bạn gọi món ăn ở ngoài. Một mẹo tốt để nhớ là hỏi xem loại chất béo nào được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm khi ăn ở ngoài.
  • Kiểm tra lượng calo. Chất béo có lượng calo cao. Tất cả các nguồn chất béo đều chứa 9 calo/gram, làm cho chất béo trở thành nguồn calo cao, so với carbohydrate và protein chỉ có 4 calo/gram.
  • Dưới đây là hai việc người tiêu dùng có thể làm để giữ cho lượng tiêu thụ chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol “thấp”:
    • Nhìn vào bảng thông tin thành phần dinh dưỡng khi so sánh các sản phẩm. Chọn thực phẩm có tổng lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thấp và ít cholesterol như là một phần của một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
    • Khi có thể, sử dụng chất béo thay thế chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn (monounsaturated fat) và chất béo không bão hòa đa (polyunsaturated fat) như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu ngô.

Tài liệu tham khảo

http://www.fda.gov/Food/IngredientsPackagingLabeling/LabelingNutrition/ucm274590.htm