Đường chứa rất nhiều calo nhưng gần như không có giá trị dinh dưỡng, và ăn quá nhiều đường có thể làm bạn tăng cân. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ đường trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Mẹo cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống
- Nếu bạn thêm đường vào trà, cà phê hoặc ngũ cốc ăn sáng của mình, nên giảm dần lượng đường thêm vào cho đến khi rất ít hoặc không thêm đường.
- Giảm lượng đường trong công thức làm bánh của bạn.
- Nếu bạn ăn ngũ cốc ăn sáng có đường, hãy thử trộn với một ít ngũ cốc nguyên hạt dạng lát mảnh. Dần dần chuyển sang ngũ cốc nguyên hạt.
- Đọc nhãn hiệu của các thực phẩm đóng gói sẵn và chọn loại có hàm lượng đường thấp.
- Hạn chế đồ uống có ga để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy thử thay thế bằng nước khoáng có ga (nước sparkling) pha với nước trái cây không đường.
- Nên dùng trái cây để làm ngọt một số thực phẩm và đồ uống thay vì xi-rô hoặc mứt. Hãy thử cho chuối cắt lát lên bánh mì nướng cho bữa ăn sáng, hoặc thêm đào đóng hộp vào nước ép trái cây và sữa chua như một món tráng miệng.
- Đường chứa rất nhiều calo nhưng gần như không có giá trị dinh dưỡng, và ăn quá nhiều đường có thể làm bạn tăng cân. Vì vậy, chỉ nên dùng một lượng nhỏ đường trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Đường cũng có thể gây sâu răng – đặc biệt là khi bạn thường xuyên tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống có đường (bao gồm cả các loại nước ép trái cây). Tốt hơn hết là nên chuyển đổi sang các loại thực phẩm và đồ uống ít đường và giảm dần lượng đường trong những loại thực phẩm này.
Tài liệu tham khảo
http://www.safefood.eu/Healthy-Eating/What-is-a-balanced-diet/The-eatwell-plate/Sugar-and-confectionery.aspx