Thứ Năm, 21/09/2023
An toàn thực phẩm An toàn phụ gia thực phẩm Chất phụ gia thực phẩm được cấp phép sử dụng như thế nào?

Chất phụ gia thực phẩm được cấp phép sử dụng như thế nào?

Bài viết thứ 8 trong 8 bài thuộc ebook Tổng quan các chất phụ gia thực phẩm
 

Ngày nay, thực phẩm và các chất phụ gia được nghiên cứu và giám sát rất nghiêm ngặt. Tại Hoa Kỳ, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) có trách nhiệm pháp lý chính trong việc xác định việc sử dụng chất phụ gia. Để đưa một loại thực phẩm hoặc chất phụ gia nào ra thị trường, hoặc trước khi sử dụng một chất phụ gia cho một mục đích mới chưa được phê duyệt, nhà sản xuất cần đệ trình yêu cầu cho FDA để được phê duyệt. Trong đệ trình này cần cung cấp các bằng chứng cho thấy chất này an toàn cho cách thức mà nó sẽ được sử dụng.

Theo bản sửa đổi về phụ gia thực phẩm, có hai nhóm chất đã được miễn trừ khỏi quy trình bắt buộc.

Nhóm I – Các chất đã được phê chuẩn – là những chất mà FDA hoặc USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) đã xác định là an toàn đối với thực phẩm trước khi sửa đổi vào năm 1958. Ví dụ: natri nitrit (NaNO3) và kali nitrit (KNO3) được đưa vào sử dụng để bảo quản thịt hộp.

Nhóm II – Chứng nhận GRAS (viết tắt của chữ Generally Recognized As Safe) là những chất đã được thừa nhận là an toàn bởi các chuyên gia, dựa trên lịch sử sử dụng rộng rãi trong thực phẩm trước năm 1958 hoặc dựa trên các bằng chứng khoa học đã công bố. Trong số hàng trăm chất thuộc nhóm GRAS gồm có muối, đường, gia vị, vitamin và bột ngọt. Nhà sản xuất cũng có thể yêu cầu FDA xem xét lại quyết định về trạng thái GRAS của một phụ gia nào đó.

Khi đánh giá tính an toàn của một chất và liệu nó có nên được chấp thuận hay không, FDA sẽ xem xét 4 yếu tố:

  1. Thành phần và đặc tính của chất
  2. Hàm lượng thường được tiêu thụ
  3. Ảnh hưởng sức khỏe tức thời và lâu dài
  4. Các yếu tố an toàn khác

Việc đánh giá xác định mức sử dụng thích hợp bao gồm biên độ an toàn tích hợp – một yếu tố cho phép biên độ dao động của lượng tiêu thụ (do những sai số nằm ngoài kiểm soát) vẫn nằm trong mức vô hại. Nói cách khác, mức độ sử dụng đạt được sự chấp thuận sẽ thấp hơn nhiều so với mức có thể sẽ ​​gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

phụ gia thực phẩm
Nguồn ảnh: https://misterexport.com/product/food-additives-market-2013-2020/

Do những hạn chế vốn có của khoa học, FDA không bao giờ có thể chắc chắn tuyệt đối về việc không có bất kỳ rủi ro nào trong việc sử dụng một chất phụ gia nào đó. Do đó, FDA phải xác định rõ – dựa trên cơ sở khoa học tốt nhất hiện có – liệu có sự chắc chắn hợp lý về việc không gây hại cho người tiêu dùng khi chất phụ gia được sử dụng theo đề xuất hay không.

Nếu một chất phụ gia được chấp thuận, FDA sẽ ban hành các quy định có thể bao gồm các loại thực phẩm mà chất phụ gia đó có thể được sử dụng, hàm lượng tối đa được sử dụng và cách ghi nhãn chất này trên nhãn mác thực phẩm. Vào năm 1999, các quy trình đã thay đổi, FDA bây giờ cần tham khảo ý kiến ​​của USDA trong quá trình xem xét các thành phần được đề xuất sử dụng trong các sản phẩm thịt và gia cầm. Các quan chức liên bang sau đó giám sát mức độ tiêu thụ của người Mỹ đối với chất phụ gia mới và kết quả cập nhật của các nghiên cứu mới về tính an toàn của chất đó để đảm bảo việc sử dụng tiếp tục nằm trong mức an toàn.

Nếu các bằng chứng mới cho thấy rằng một sản phẩm đã được sử dụng có thể không an toàn hoặc mức tiêu thụ thay đổi đủ khiến phải xem xét lại, các cơ quan liên bang có thể cấm sử dụng sản phẩm đó hoặc tiến hành các nghiên cứu sâu hơn để xác định xem việc sử dụng chất đó có thể coi là an toàn hay không.

Các quy định được gọi là Thực hành sản xuất tốt (GMP) giới hạn hàm lượng các thành phần thực phẩm được sử dụng trong thực phẩm ở mức vừa đủ để đạt được hiệu quả mong muốn.

Tài liệu tham khảo

http://www.fda.gov/Food/IngredientsPackagingLabeling/FoodAdditivesIngredients/ucm094211.htm#coloradd