Thứ Ba, 26/11/2024

Chất diệp lục

Bài viết thứ 3 trong 3 bài thuộc ebook Các chất phụ gia tạo màu
 

Chất diệp lục (Chlorophyll)

Phân loại màu

Nguồn chiết xuất

Độ tan

Ứng dụng

Chất tạo màu tự nhiên, màu xanh lục

Cây tầm ma, các loại cỏ và cỏ linh lăng

Kém tan trong nước

Tạo màu cho các loại mì ống và bánh kẹo

Chất diệp lục là sắc tố quang hợp có trong lục lạp, chúng có vai trò cung cấp năng lượng cần thiết cho quá trình quang hợp. Chất diệp lục có màu xanh đậm là do nó có khả năng hấp thụ mạnh trong các vùng màu đỏ và xanh lam của quang phổ điện từ, vì vậy mà ánh sáng chất diệp lục phản xạ và truyền đi có màu xanh lục.

Chất diệp lục (từ các loại rau ăn lá màu xanh như cải bó xôi) không được phép sử dụng làm chất tạo màu ở Hoa Kỳ nhưng được chấp nhận ở các quốc gia khác. Chúng tạo ra màu xanh lá cây với nhiều sắc độ khác nhau trong các sản phẩm mì ống và bánh kẹo. Chất diệp lục có cấu trúc hóa học tương tự với cấu trúc hóa học của các tế bào hồng cầu.

Dẫn xuất chứa nguyên tố đồng của diệp lục (copper-chlorophyll)

Phân loại màu

Nguồn chiết xuất

Ứng dụng

Chất tạo màu tự nhiên, màu xanh lục

Cây tầm ma, các loại cỏ, cỏ linh lăng, các loại tảo

Dùng trong các loại thuốc, thực phẩm chế biến, dầu thực vật

Copper-chlorophyll là một phức chất tổng hợp chứa nguyên tố đồng của chlorophyll. Chất này có màu xanh lục tự nhiên và có trong tất cả các loài thực vật và tảo. Copper-chlorophyll bán trên thị trường thường được chiết xuất từ cây tầm ma, các loại cỏ và cỏ linh lăng. Các phaeophytin (sắc tố màu vàng sẫm) là một hợp chất hóa học trung gian trong quá trình quang hợp được hình thành từ phản ứng khử ester của chlorophyll. Trong môi trường axit, nguyên tố ma-giê trong chlorophyll được thay thế bằng nguyên tố đồng để tạo ra một hợp chất đồng-chlorophyll bền vững hơn.

Chlorophyllin

Chlorophyllin là một dẫn xuất của chlorophyll, sắc tố màu xanh lục có trong thực vật. Chất diệp lục trong thực vật gồm hai loại chính là là chất diệp lục A (chlorophyll A) và chất diệp lục B (chlorophyll B). Hầu hết các thực vật có màu xanh đều chứa chất chlorophyll A trong khi các loại rau lá xanh chứa cả chlorophyll A và chlorophyll B.

Một số loại rau có chứa lượng lớn chất diệp lục như:

  • Cần tây
  • Cải xanh
  • Rong biển
  • Đậu côve và đậu Hà Lan
  • Ô-liu xanh
  • Ngò tây
  • Cải bó xôi
  • Củ cải turnip

Cấu trúc cơ bản của chlorophyll bao gồm một vòng porphyrin và một nguyên tử magiê nằm ở trung tâm phân tử. Cấu trúc của chất diệp lục tương tự như cấu trúc của hemoglobin, chỉ khác trung tâm của hemoglobin là nguyên tử sắt. Phân tử diệp lục có một đuôi hydrocacbon dài, vì vậy chất diệp lục có khả năng tan trong chất béo và không tan trong nước.

Đồng chlorophyllin

Đồng chlorophyllin là một hỗn hợp bán tổng hợp của muối natri đồng có khả năng hòa tan trong nước, là dẫn xuất của chlorophyll. Chúng là những phức hợp phân tử chặt chẽ, có vai trò trong việc chống lại một số bệnh gây ung thư, do vậy được sử dụng phổ biến.

Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: https://lpi.oregonstate.edu/mic/dietary-factors/phytochemicals/chlorophyll-chlorophyllin

Nó trải qua quá trình loại bỏ magiê ở trung tâm (bằng cách cho vào môi trường axit) và thay thế bằng đồng. Mặc dù hàm lượng của các loại đồng chlorophyllin có thể thay đổi, hai hợp chất thường thấy trong hỗn hợp là trinatri đồng chlorine E6 và dinatri đồng chlorine E4.

Các loại rau chứa nhiều cholorophyllin bao gồm:

  • Măng tây
  • Ớt chuông
  • Bông cải xanh
  • Bắp cải Brussels
  • Bắp cải xanh

Tài liệu tham khảo

http://www.foodadditivesworld.com/chlorophyll.html
http://www.foodadditivesworld.com/copper-chlorophyll.html
http://www.foodadditivesworld.com/chlorophyllin.html
http://www.foodadditivesworld.com/copper-chlorophyllin.html