Video mô tả quy trình sản xuất mật ong bằng cách sử dụng các cầu ong di động để thu hoạch mật mà không phải giết ong.
- Ong thợ hút mật hoa và mang về tổ. Các ong thợ khác biến mật hoa thành mật ong bằng cách tiêu hóa đường phức hợp trong mật hoa thành glucose và fructose và dùng cánh làm khô mật. Chúng trữ mật vào lỗ tổ ong và dán kín lại bằng một chiếc “mũ” sáp (bee wax). Ong lính có nhiệm vụ bảo vệ tổ.
- Thùng ong được chia thành các cầu ong là các khung gỗ song song, chứa hàng trăm ngàn con ong, tất cả đều được sinh ra từ chỉ 1 ong chúa. Ong chúa có thể đẻ đến 200.000 trứng/ngày
- Người nuôi ong xịt khói đốt lá thông vào tổ để báo hiệu cho ong lính, tránh bị ong đốt. Sau đó họ đậy lên thùng ong một tấm ván có mùi cherry (mùi mà ong ghét) để khiến ong tập trung hết xuống đáy tổ, như vậy sẽ dễ lấy các bánh tổ ra hơn.
- Trong nhà máy sản xuất mật ong, các cầu ong được treo vào máy cắt mũ để loại bỏ mũ sáp trên lỗ tổ ong. Các cầu ong sau đó được đưa vào máy ly tâm để thu lấy mật ong. Mật ong được lọc để loại bỏ sáp còn sót lại và đóng chai. Mỗi thùng ong có thể cho 70 pound (30 kg) mật mỗi ngày.
- Phần sáp ong còn lại được dùng cho các ngành công nghiệp khác như sản xuất nến, son môi v..v..
- Một số cầu ong được thiết kế theo kích cỡ nhỏ để bán nguyên cả tổ lẫn mật bên trong. Các bánh tổ này được cắt bằng dao nóng để vết cắt được hàn kín luôn bằng sáp ong từ tổ
- Khi nhà sản xuất có quá nhiều mật ong, họ cho kết tinh mật ong thành các khối rắn để bảo quản. Khi có đơn đặt hàng, họ đun nóng các khối mật ở 130 F (54ºC) để mật trở lại dạng lỏng
- Ngày nay quy trình sản xuất mật ong đã trở nên hiệu quả và nhân đạo hơn trước rất nhiều. Trước đây người ta phải giết ong để lấy mật. Vào năm 1851, một người nuôi ong ở Mỹ đã phát minh ra phương pháp nuôi ong dùng các cầu ong di động này. Đây là phương pháp vẫn đang được sử dụng rộng rãi ngày nay.