Thứ Tư, 27/11/2024

Lợi ích của gừng

Bài viết thứ 2 trong 9 bài thuộc ebook Lợi ích dinh dưỡng của các loại trái cây và hạt
 

Gừng, loại gia vị rất quen thuộc, có công dụng thần kì trong chữa các bệnh như: buồn nôn, nôn mửa, đau khớp và thậm chí cả ung thư. Loại thảo dược này không chỉ thêm hương vị cho các món ăn mà còn giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Trong bài viết này, bạn sẽ khám phá những lợi ích của gừng đối với sức khỏe, cách sử dụng và cách bảo quản gừng tại nhà.

Từ hơn hai ngàn năm nay, gừng đã được biết đến như một loại thảo dược hữu hiệu trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa, buồn nôn, nôn nao và đầy hơi. Các nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra rằng gừng có công dụng điều trị nôn mửa, bảo vệ niêm mạc dạ dày và cải thiện tình trạng viêm nhiễm.

Lợi ích của gừng
Lợi ích của gừng

Gừng cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng và làm tăng các thành phần hoạt tính trong mô. Gừng già tươi thường có hương vị và mùi thơm nồng hơn, và nó được coi là không gây độc hại và an toàn cho việc sử dụng hàng ngày. Thêm gừng vào chế độ ăn uống của bạn cũng là một trong những thói quen đặc trưng trong cuốn“70 thói quen lành mạnh để có sức khỏe tốt”, một cuốn sách hướng dẫn bạn cách thực hiện các bước cụ thể để cải thiện sức khỏe tổng quát.

6 lý do bạn nên sử dụng gừng để cải thiện sức khỏe

  1. Làm dịu hệ tiêu hóa

Gừng cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng, hấp thụ khí và độc tố, đồng thời giúp da giải phóng độc tố. Đây là một trong 10 loại thảo mộc tốt nhất giúp cải thiện tiêu hóa.

  1. Giảm buồn nôn và nôn mửa

Các nghiên cứu gần đây cho thấy gừng rất hiệu quả trong việc chống buồn nôn, đặc biệt là say sóng. Gừng có tác dụng tuyệt vời đã được chứng minh đó là rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa buồn nôn trong thai kỳ. So với các loại thuốc thông thường có thể gây hại cho thai nhi, bạn chỉ cần một ít gừng, nó rất an toàn, không gây tác dụng phụ để chống buồn nôn trong thai kỳ.

  1. Chống viêm

Gừng có tác dụng chữa đau do viêm khớp ở đầu gối. Vì gừng có chứa chất chống viêm mạnh gọi là gingerol. Chất này đã được thử nghiệm trong nhiều nghiên cứu về bệnh thấp khớp như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp. Những người tham gia nghiên cứu ghi nhận sự giảm dần của các cơn đau, cải thiện sự linh hoạt, khả năng đi lại và giảm sưng khi sử dụng gừng thường xuyên. Tìm hiểu thêm các loại thực phẩm chống viêm khác tại đây.

  1. Ngăn ngừa bệnh ung thư đại tràng

Theo một nghiên cứu năm 2003, chất gingerol, thành phần hoạt tính chính trong gừng,cũng là thành phần có vai trò tạo ra hương vị đặc biệt, có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư đại tràng. Nghiên cứu này cho thấy gừng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư đại tràng.

  1. Tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng

Các nghiên cứu tại Đại học Michigan cho thấy chất gingerol cũng tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng. Các thành phần gừng đã được chứng minh là có tính chống oxy hóa, chống ung thư và chống viêm. Gừng có khả năng giảm viêm ở các thành phần tế bào do sự phát triển của ung thư buồng trứng, cũng như các thành phần chịu trách nhiệm cho sự tăng sinh và phân phối tế bào. Phương pháp hóa trị thông thường có tác động tương tự, nhưng có thể khiến cho các tế bào ung thư phát triển khả năng kháng thuốc.

  1. Kích thích hệ thống miễn dịch

Gừng không chỉ làm ấm cơ thể trong những ngày lạnh, nó còn có thể giúp cơ thể tiết mồ hôi, điều đó rất tốt để làm giảm cơn sốt khi bị cảm lạnh và cúm. Việc đổ mồ hôi này có thể kích thích hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật tốt hơn. Các nhà nghiên cứu người Đức gần đây phát hiện ra rằng mồ hôi kích hoạt các chất trong hệ thống miễn dịch giúp chống lại nhiều loại nhiễm trùng. Tìm hiểu những cách khác để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn tại đây.

Lượng gừng bạn nên sử dụng là bao nhiêu?

Gừng chứa rất nhiều thành phần hoạt tính nên bạn chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ. Ví dụ, khi cảm thấy buồn nôn, bạn thêm vài lát gừng (1 đến 2 inch) vào trà nóng, nó có tác dụng làm dịu dạ dày. Đối với các cơn đau do viêm khớp, thấp khớp, bạn cần một lượng gừng ít hơn trong thực phẩm hoặc trà mỗi ngày. Những người sử dụng gừng với lượng nhiều hơn ghi nhận sự thuyên giảm nhanh hơn và tốt hơn.

Cách mua và bảo quản gừng?

Nếu có thể, hãy chọn gừng tươi, đừng chọn loại gia vị khô bởi vì gừng tươi không chỉ có mùi vị nồng hơn mà lợi ích sức khỏe của nó cũng mạnh hơn. Nó chứa nhiều chất gingerol và các thành phần chống viêm hơn.

Khi bạn mua gừng, cần chú ý là nó phải cứng khi cầm nắn và có vỏ láng mịn. Gừng tươi không cần gọt vỏ và có thể nghiền được. Tuy nhiên gừng để trên kệ lâu ngày sẽ xơ hơn, có vỏ cứng hơn và cần phải gọt bỏ vỏ.

Gừng tươi có thể được lưu trữ trong tủ lạnh đến ba tuần khi chưa gọt vỏ, hoặc trong ngăn đông tối đa là sáu tháng. Bột gừng khô nên được bảo quản trong lọ thủy tinh kín ở nơi khô ráo, thoáng mát,tránh ánh mặt trời trực tiếp. Nếu bạn cất nó trong tủ lạnh, thời hạn sử dụng có thể kéo dài lên đến một năm.

Nguồn

http://www.healthyandnaturalworld.com/14-ways-to-use-ground-ginger/