Nội dung chính
GMO (“genetically modified organism” hay “sinh vật biến đổi gen”) là những sinh vật mà vật liệu di truyền đã được thay đổi nhân tạo trong phòng thí nghiệm thông qua kỹ thuật di truyền (genetic engineering), gọi tắt là GE. Công nghệ khoa học tương đối mới này tạo ra sự kết hợp không ổn định của cây trồng, động vật, vi khuẩn và các gen của virus vốn không xảy ra trong tự nhiên hoặc thông qua các phương pháp lai giống truyền thống. Người tiêu dùng còn gặp nhiều khó khăn để luôn cập nhập về nguyên liệu thực phẩm có nguy cơ cao bị biến đổi gen, khi danh sách này thường xuyên thay đổi.
Sản phẩm nông nghiệp được tách ra thành hai nhóm: (1) nhóm có nguy cơ cao là thực phẩm biến đổi gen vì chúng đang được sản xuất đại trà, và (2) nhóm có nguy cơ được kiểm soát vì đã từng phát hiện sự cố về nhiễm chéo với GMO, hoặc có khả năng thụ phấn chéo với các cây trồng GMO cùng loại đang được trồng đại trà.
Cây trồng có nguy cơ cao là GMO:
- Cỏ linh lăng (Alfalfa) (lần đầu tiên trồng năm 2011)
- Cải dầu (Canola) (khoảng 90% số cây trồng ở Hoa Kỳ)
- Ngô (Corn) (khoảng 88% số cây trồng ở Hoa Kỳ vào năm 2011)
- Bông (Cotton) (khoảng 90% số cây trồng ở Hoa Kỳ vào năm 2011)
- Đu đủ (Papaya) (hầu hết các cây trồng Hawaii; diện tích trồng khoảng 988 mẫu)
- Đậu nành (Soy) (khoảng 94% số cây trồng ở Hoa Kỳ vào năm 2011)
- Củ cải đường (Sugar beet) (khoảng 95% số cây trồng Hoa Kỳ trong năm 2010)
- Bí ngòi (Zucchini) và Bí ngòi vàng (Yellow Summer Squash) (khoảng 25.000 mẫu Anh)
Các nguyên liệu phổ biến có nguồn gốc từ cây trồng có nguy cơ đã bị biến đổi gen
Các amino axit, đường hóa học aspartame, axit ascorbic (một dạng của vitamin C), sodium ascorbate, vitamin C, axit citric, natri citrat, ethanol, hương liệu (“tự nhiên” và “nhân tạo”), syro bắp giàu fructose (high-fructose corn syrup), protein thực vật đã thủy phân, axit lactic, Đường hóa học maltodextrins, mật rỉ (molass), bột ngọt (monosodium glutamate), saccarozơ (sucrose) , protein đậu nành tách béo (textured vegetable protein, một phụ phẩm của quá trình sản xuất dầu nành, gum xanthan, vitamin, sản phẩm men.
Cây trồng có nguy cơ là GMO được kiểm soát:
- Củ cải ngọt (Beta vulgaris), ví dụ như cải cầu vồng (chard), củ dền (table beet)
- Cải dầu (Brassica napa), ví dụ như củ cải Thụy Điển, cải xoăn Siberia
- Brassica rapa, ví dụ như cải thìa, rau mizuna, cải thảo, củ cải, bông cải xanh con (rapini), cải bẹ xanh hình hoa hồng (tatsoi)
- Chi bí như bí dâu (acorn squash), bí delicata, bí ngô đĩa bay (patty pan)
- Cây lanh (flax)
- Gạo (rice)
- Lúa mì (wheat)
- Khoai tây (potato)
Bạn cũng có thể tự hỏi về …
- Cà chua: Năm 1994, cà chua biến đổi gen Flavr Savr đã trở thành sản phẩm GMO thương mại đầu tiên. Chúng đã được đưa ra khỏi sản xuất chỉ một vài năm sau đó, vào năm 1997, do có vấn đề về hương vị và khả năng bảo quản khi vận chuyển. Không có cà chua biến đổi gen trong sản xuất thương mại hiện nay, nên cà chua được coi là “nguy cơ thấp” (theo tiêu chuẩn của dự án Non-GMO thuộc một tổ chức phi lợi nhuận Bắc Mỹ).
- Khoai tây: Khoai tây Simplot trắng nâu đỏ gần đây đã được USDA và FDA phê duyệt và đã đi vào sản xuất thương mại. Vào tháng 8 năm 2015, dự án Non-GMO đưa khoai tây vào danh sách cây trồng được kiểm soát. Là một cây trồng biến đổi gen, khoai tây Simplot không được phép có mặt dưới bất kỳ hình thức nào trong sản phẩm không chứa GMO được dự án Non-GMO kiểm duyệt. Khoai tây biến đổi gen NewLeaf đã được giới thiệu bởi Monsanto năm 1996. Do bị người tiêu dùng của nhiều chuỗi thức ăn nhanh và nhà sản xuất snack từ chối, sản phẩm này đã không thành công và đã bị ngưng vào mùa xuân năm 2001.
- Cá hồi: Công ty AquaBounty hiện đang kiến nghị với FDA đề nghị phê duyệt cá hồi biến đổi gen của họ nhưng đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của người tiêu dùng.
- Lợn: Một giống lợn biến đổi gen, gọi là Enviropig (http://en.wikipedia.org/wiki/enviropig) được phát triển bởi các nhà khoa học tại Đại học Guelph, với nghiên cứu bắt đầu từ năm 1995 và xin chính phủ phê duyệt từ năm 2009. Năm 2012 trường Đại học thông báo kết thúc chương trình Enviropig, và các cá thể lợn được an tử vào tháng 6 năm 2012.
Tài liệu tham khảo:
http://www.nongmoproject.org/learn-more/what-is-gmo/