Chủ Nhật, 24/03/2024
An toàn thực phẩm Thực phẩm biến đổi gen Tình hình trồng nông sản biến đổi gen trên thế giới năm 2014

Tình hình trồng nông sản biến đổi gen trên thế giới năm 2014

Bài viết thứ 4 trong 4 bài thuộc ebook Thực phẩm biến đổi gene
 

Năm 2014, có tổng cộng 28 quốc gia trồng các mặt hàng nông sản biến đổi gen, như vậy là tăng thêm 1 nước từ 27 nước năm 2013.

Trong số 28 quốc gia này, 20 quốc gia là các nước đang phát triển (bao gồm cả Bangladesh – quốc gia mới cho phép trồng nông sản biến đổi gen) và chỉ có 8 quốc gia là các nước công nghiệp. Trong top 10 quốc gia trồng nhiều nhất (trong đó có 8 quốc gia là nước đang phát triển), mỗi quốc gia trồng hơn 1 triệu hecta. Hơn một nửa dân số thế giới, khoảng 60% (~4 tỷ người) là thuộc về 28 quốc gia trồng hàng nông sản biến đổi gen này.

trong-nong-san

Bangladesh phê chuẩn trồng nông sản biến đổi gen lần đầu tiên vào 30/10/2013 cho cây cà tím. Trong một khoảng thời gian kỷ lục (ít hơn 100 ngày sau khi phê chuẩn), việc thương mại hóa được bắt đầu tiến hành vào ngày 22/01/2014 khi khoảng 20 hộ nông dân trồng cà tím với quy mô rất nhỏ. Có tổng cộng 120 hộ nông dân trồng khoảng 12 hecta cà tím năm 2014 ở đất nước này.

Việt Nam và Indonesia đã phê chuẩn trồng nông sản biến đổi gen năm 2014 để chuẩn bị cho việc thương mại hóa vào năm 2015 (số liệu hecta này không được tính trong bảng dữ liệu). Việt Nam phê chuẩn trồng ngô biến đổi gen, còn Indonesia đã phê chuẩn mía đường chịu hạn dùng làm thực phẩm và đang xem xét phê chuẩn loại cây này cho thức ăn gia súc. Tại Indonesia, 50 hecta mía đường đã được trồng năm 2014 cho kế hoạch thương mại hóa vào năm 2015. Như vậy, 2 quốc gia này đã nâng tổng số quốc gia thương mại hóa nông sản biến đổi gen ở Châu Á lên 9 quốc gia.

Tài liệu tham khảo

http://isaaa.org/resources/publications/briefs/49/executivesummary/default.asp