Thứ Năm, 21/11/2024
An toàn thực phẩm Thực phẩm biến đổi gen Dành cho chuyên gia: Phương pháp xác định thực phẩm biến đổi gen

Dành cho chuyên gia: Phương pháp xác định thực phẩm biến đổi gen

Bài viết thứ 2 trong 4 bài thuộc ebook Thực phẩm biến đổi gene
 

Phương pháp xác định thực phẩm biến đổi gen

Từ thế kỷ trước, chúng ta đã đạt được những bước tiến đáng kể trong công nghệ biến đổi gen tái tổ hợp DNA của nhiều loài cây trồng cho các mục đích khác nhau, bao gồm cả khả năng kháng bệnh và sâu rầy hay chống chịu môi trường khắc nghiệt. Từ năm 1994, nhiều cây trồng biến đổi gen đã được phê duyệt trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ này, việc tiếp thị của sinh vật biến đổi gen (genetically modified organism – GMO) đã làm dấy lên nhiều lo ngại về tư tưởng và đạo đức xung quanh sự an toàn và quy định dán nhãn của GMO. Thực phẩm mới và các thành phần có thể được chứng minh là có đặc tính khác với các loại thực phẩm thông thường phải được dán nhãn để cho phép người tiêu dùng có đầy đủ thông tin khi đưa ra quyết định mua hàng. Hiện nay, chỉ có phương pháp định tính phát hiện GMO được chuẩn hóa, nhưng phương pháp này lại cho kết quả khác biệt đáng kể giữa các phòng thí nghiệm. Nguyên nhân là do hiệu quả tách chiết DNA và những yếu tố gây ức chế khác nhau trong quá trình phân tích giữa các phòng thí nghiệm. Mức ngưỡng do EU quy định là 1% đối với thành phần biến đổi gen của thực phẩm. Để đáp ứng các quy định về số lượng này, các phương pháp chủ yếu được áp dụng để định lượng GMO là phân tích xét nghiệm miễn dịch enzyme (ELISA) và phản ứng định lượng chuỗi polymerase (PCR). Phương pháp ELISA dựa trên sự định lượng của sản phẩm gen (protein) và các phân tử liên quan có thể được nhận dạng khác, trong khi phương pháp PCR phụ thuộc vào khả năng khuếch đại đoạn DNA của gen bị biến đổi bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR), sau đó định lượng sản phẩm khuếch đại bằng kỹ thuật điện di trên gel agarose, phương pháp lai Southern blot và giải trình tự DNA. Như vậy về cơ bản, chỉ có các phương pháp định lượng dựa trên PCR là phương pháp phân tích định lượng được công nhận. Vì vậy, rõ ràng rằng, tất cả kết quả đều dựa trên DNA chiết xuất từ ​​các mẫu GMO phức tạp (do đó sai số chịu ảnh hưởng từ hiệu quả chiết xuất DNA này). Nhiều phương pháp, bao gồm cả các phương pháp dung môi hữu cơ truyền thống và phương pháp dựa trên hạt nano từ tính (magnetic nanoparticle – MNP), đã được dùng để tách DNA từ các mẫu nguyên liệu khác nhau.

Tài liệu tham khảo

http://onlinelibrary.wiley.com/enhanced/doi/10.1111/j.1365-2621.2011.02921.x/