Thứ Năm, 21/11/2024
Dinh dưỡng Dinh dưỡng hợp lý Nước ép trái cây cũng chỉ là thức uống không tốt cho sức khỏe như thức uống có đường

Nước ép trái cây cũng chỉ là thức uống không tốt cho sức khỏe như thức uống có đường

 
(Nguồn ảnh: http://kidneysdisease.com)
(Nguồn ảnh: http://kidneysdisease.com)

Nước ép trái cây thường được xem là rất tốt cho sức khỏe.

Điều đó thật dễ hiểu, vì người ta cho rằng chúng có nguồn gốc tự nhiên và có chữ “hoa quả” trong đó.

Tuy nhiên nhiều người không nhận ra nước trái cây cũng chứa đường (liên kết đến 1.c.7.35).

Trong thực tế, nước ép trái cây cũng chứa nhiều đường và calo tương đương hoặc thậm chí nhiều hơn một loại nước giải khát. Các lượng nhỏ vitamin và chất chống oxy hóa trong nước không bù đắp cho lượng lớn đường.

Nước ép trái luôn luôn không giống những gì mà chúng ta thường lầm tưởng

Thật không may, các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống không phải lúc nào cũng luôn luôn trung thực về những gì có trong sản phẩm của họ.

Nước ép trái cây, bạn tìm thấy ở siêu thị có thể không như những gì bạn nghĩ, ngay cả khi nó được dán nhãn là “100% nguyên chất” và “không hóa chất tổng hợp”.

Sau khi được ép từ trái cây, nước trái cây thường được lưu trữ trong bồn lớn chứa oxy cạn hòa tan trong một năm trước khi nó được đóng gói.

Vấn đề chính của phương pháp này là nó có xu hướng loại bỏ hầu hết các hương vị, do đó, các nhà sản xuất cần phải thêm cái gọi là “gói hương vị” cho nước trái cây, để mang lại hương vị đã bị mất trong quá trình chế biến.

Vì vậy, ngay cả khi bạn đang mua các loại nước có chất lượng tốt nhất trong siêu thị, chúng vẫn rất khác xa so với trạng thái thô ban đầu.

Thậm chí một số chai nước ép có chất lượng thấp do chúng hoàn toàn không giống như nước ép trái cây tươi vắt, về cơ bản chúng chỉ là nước đường có mùi trái cây thơm ngon.

Kết luận: Nước ép trái cây luôn luôn không giống những gì mà chúng ta thường thấy ở vẻ bề ngoài, ngay cả các loại chất lượng cao đã trải qua phương pháp chế biến loại bỏ các hương vị, cần phải cho thêm “gói hương vị” để đưa chúng có vị như ban đầu.

Nước ép trái cây chứa vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, nhưng thiếu chất xơ và chứa nhiều đường

Nước ép trái cây đang thiếu rất nhiều khoáng chất cần thiết mà toàn bộ trái cây (liên kết đến 1.e.16) mang lại cho sức khỏe.

Ví dụ nước cam ép có chứa vitamin C và là nguồn cung cấp folate, kali và vitamin B1. Nó cũng chứa chất chống oxy hóa, một số loại có thể làm tăng khả năng chống oxy hóa trong máu.

Tuy nhiên, chúng chứa dinh dưỡng kém hơn so với cả quả cam và các loại thực phẩm thực vật khác như rau.

Vấn đề chính là nước ép trái cây không chứa chất xơ (liên kết đến 1.e.18) và rất nhiều đường.

Hãy cùng phân tích 12 oz (350 ml) của Coca Cola và nước ép táo:

  • Coca Cola: 140 calo và 40 gram đường (10 muỗng cà phê).
  • Nước ép táo: 165 calo và 39 gram đường (9,8 muỗng cà phê).

Đây là sự thật không lành mạnh về nước ép trái cây. Hầu hết các loại nước ép có chứa một số lượng đường tương tự như một thức uống có đường, đôi khi thậm chí với tổng số calo cao hơn.

Kết luận: Nước ép trái cây có chứa một số chất dinh dưỡng nhưng ít hơn so với nhiều loại thực phẩm thực vật. Chúng không chứa chất xơ và chỉ có nhiều đường và calo như hầu hết các loại đồ uống có đường.

Bạn dễ hấp thụ một lượng đường lớn từ nước trái cây

Khi chúng ta ăn cả quả, phải nhai và nuốt cả trái.

Các phân từ đường nằm trong các cấu trúc sợi trong trái cây nên bị tiêu hóa chậm.

Ngoài ra, trái cây cũng nhanh tạo cảm giác no nên bạn cũng không cần phải ăn quá nhiều.

Do đó, toàn bộ đường trái cây được đưa đến gan từ từ và với số lượng nhỏ. Gan có thể dễ dàng chuyển hóa số lượng nhỏ đường mà không bị quá tải.

Tuy nhiên, nếu bạn uống một ly nước ép trái cây, tương đương với tiêu thụ vài miếng hoa quả trong một khoảng thời gian rất ngắn, hoàn toàn không có chất xơ.

Số lượng lớn đường được hấp thu và đứa đến gan rất nhanh chóng giống như nước ngọt.

Fructose chiếm một lượng lớn trong nước trái cây (liên kết đến 1.c.7.9). Gan là cơ quan duy nhất có thể chuyển hóa fructose.

Khi lượng fructose ở gan bị quá tải để xử lý thì một số có thể bị biến thành chất béo. Một số các chất béo có thể nạp vào trong gan và góp phần vào sự tích tụ chất béo và kháng insulin.

Mặc dù một lượng nhỏ nước ép trái cây (hoặc soda) không có khả năng gây ra vấn đề lớn đối với những người khỏe mạnh, gầy và hay hoạt động, nhưng chúng hoàn toàn có thể là vấn đề nan giải cho những người thừa cân hoặc có vấn đề về chuyển hóa chế độ ăn uống có liên quan.

Nghiên cứu về chuyển hóa có đối chứng đều cho thấy rằng đường dạng lỏng có thể gây kháng insulin, tăng triglyceride và nhỏ, dạng LDL cholesterol dày đặc, tăng lượng LDL cholesterol bị oxy hóa và gây tích tụ mỡ bụng trong ít nhất là 10 tuần.

Mặc dù hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng chất tạo ngọt từ đường hoặc chất tạo ngọt từ fructose, không có gì chứng minh được rằng 100% loại nước trái cây khác nhau. Các phân tử đường giống hệt nhau và ngay cả gan cũng không thể phân biệt.

Nhưng chỉ trong trường hợp bạn nghi ngờ một số nghiên cứu đã sử dụng nước ép trái cây thực tế. Trong đó, việc uống 480 ml (16 ounces) nước ép nho mỗi ngày trong 3 tháng gây kháng insulin và tăng vòng eo ở những người thừa cân.

Trong một nghiên cứu khác, tiêu thụ 2 hoặc nhiều khẩu phần của nước ép trái cây mỗi ngày có liên quan với hơn một nguy cơ tăng gấp đôi bệnh gút ở phụ nữ.

Kết luận: Nước ép trái cây có chứa một lượng lớn đường mà không chứa bất kỳ chất xơ. Nghiên cứu cho thấy rằng điều này có thể dẫn đến các vấn đề trao đổi chất và các bệnh nghiêm trọng.

Calories lỏng rất dễ gây béo phì

Đó chỉ là lầm tưởng (liên kết đến 1.c.8.5) tất cả các calo được tạo ra bằng nhau.

Các loại thực phẩm khác nhau trải qua quá trình trao đổi chất khác nhau và có ảnh hưởng đến cơ thể khác nhau bao gồm cảm giác đói, các hormon và trung tâm não bộ kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Bộ não chịu trách nhiệm về điều tiết cân bằng năng lượng.

Khi chúng ta thêm một loại thực phẩm vào chế độ ăn uống, não của chúng ta “đền bù” bằng cách làm cho chúng ta ăn ít các loại thực phẩm khác để thay thế.

Ví dụ, nếu chúng ta bắt đầu ăn 2 củ khoai tây luộc mỗi ngày, chúng ta sẽ vô thức sẽ ăn ít các loại thực phẩm khác, như vậy tổng số lượng calo sẽ không tăng nhiều.

Nó chỉ ra rằng lượng calo lỏng làm việc và hiệu quả khác với calo từ thức ăn đặc. Khi thêm calo lỏng chế độ ăn uống, ví dụ như nước táo, nó không bù đắp bằng cách ăn ít các loại thực phẩm khác để thay thế.

Đây là một trong những lý do mà đồ uống có đường là một trong những loại thực phẩm gây béo nhất. Chúng không làm chúng ta thỏa mãn mà ngược lại còn làm cho chúng ta sử dụng ngày càng.

Một nghiên cứu ở trẻ em cho thấy, nguy cơ béo phì đã tăng 60% cho mỗi phần ăn hàng ngày có chứa đồ uống có đường.

Không có bằng chứng để cho rằng các loại nước ép trái cây sẽ có ảnh hưởng khác hơn so với nước ngọt, nếu chúng được tiêu thụ với số lượng tương tự.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, nước ép trái cây có liên quan đến tăng nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường loại 2, trong khi ăn trái cây lại làm giảm những nguy cơ đó.

Ăn trái cây nhưng không sử dụng nước ép vì nó không tốt cho sức khỏe

Trong hướng dẫn dinh dưỡng, nước ép trái cây thường được tính vào 5 khẩu phần trái cây và rau được đề nghị mỗi ngày.

Tôi nghĩ rằng đây là một sai lầm rất lớn, bởi vì nó sẽ gửi thông điệp rằng nước ép trái cây thì lành mạnh và một nguồn tốt của chất dinh dưỡng.

Hầu hết mọi người đều đã ăn theo cách quá nhiều (liên kết đến 1.c.7.4) đường và việc giảm lượng đường trong khẩu phần ăn quan trọng hơn nhiều so với việc dung nạp số lượng nhỏ các chất dinh dưỡng có trong nước ép trái cây.

Thay vì dùng nước trái cây, bạn nên ăn cả quả. Bằng cách đó, bạn cũng nhận được tất cả các chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất tìm thấy tự nhiên trong trái cây.

Nhìn chung, uống nước ép trái cây với số lượng nhỏ có thể là tốt cho một số cá nhân, nhưng mọi người cần phải nhận ra rằng mặc dù bảo vệ sức khỏe lành mạnh nhưng nước ép trái cây thực sự chẳng khác gì nước ngọt.

Quan trọng nhất, gan của bạn không thể phân biệt được. Tất cả các tác hại của đồ uống có đường cũng tương tự như đối với nước ép trái cây.

Tài liệu tham khảo

http://authoritynutrition.com/fruit-juice-is-just-as-bad-as-soda/