Nội dung chính
Bạn có thể dùng hướng dẫn này để tìm hiểu: bé 1-3 tuổi nên ăn những gì và ăn bao nhiêu là đủ? (Tìm hiểu về lời khuyên khi nuôi trẻ dưới 1 tuổi (liên kết 1.b.b.65)). Bạn đừng lo lắng nếu bé ăn nhiều hơn hoặc ít hơn số liệu bài viết đưa ra, đây chỉ là hướng dẫn chung.
Trẻ từ 1-2 tuổi
Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng:
Bé có thể bắt đầu sử dụng muỗng (mặc dù việc cầm muỗng thành thạo phải mất chút ít thời gian)
Bạn nên cho bé ăn uống những gì?
- Sữa nguyên kem
- Các sản phẩm khác từ sữa (phô mai mềm thanh trùng, sữa chua béo nguyên kem và phô mai từ sữa tách kem)
- Thực phẩm giống như các thành viên khác trong gia đình, nhưng được nghiền hoặc cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn cho bé
- Ngũ cốc tăng cường chất sắt (yến mạch, lúa mạch, lúa mì, ngũ cốc hỗn hợp)
- Ngũ cốc khác (bánh mì, mì ống, gạo)
- Trái cây: dưa hấu, đu đủ, mơ, bưởi
- Các loại rau củ: bông cải xanh và bông cải trắng đã nấu chín mềm
- Protein (trứng; thịt hoặc thịt gia cầm cắt nhỏ, cá bỏ xương; đậu phụ, đậu; bơ đậu phộng mềm mịn)
- Nước trái cây thuộc họ cam quýt hoặc nước trái cây khác
- Mật ong
Bé nên tiêu thụ bao nhiêu thực phẩm mỗi ngày?
- 2 cốc sữa (1 cốc sữa hoặc sữa chua, 1 cốc = 1 1/2 ounce phô mai tự nhiên hoặc 2 ounce phô mai đã chế biến)
( 1ounce = 28.3495231g)
- 3 ounce ngũ cốc, tốt nhất một nửa là ngũ cốc nguyên hạt (1 ounce = 1/3 chén ngũ cốc lạnh (là loại không cần nấu trước khi ăn), 1/4 chén mì ống hoặc gạo, 1 lát bánh mì)
- 1 chén trái cây (tươi, đông lạnh, đóng hộp và/hoặc nước trái cây nguyên chất 100 %). Bạn nên cho bé ăn trái cây thay vì uống nước ép trái cây
- 1 chén rau củ (Bạn nên cắt nhỏ từng miếng và nấu chín rau củ để tránh làm bé bị nghẹn khi ăn)
- 2 ounce đạm (1 ounce = một miếng bánh sandwich thịt, khoảng 1/3 của một nửa miếng thịt ức gà, 1/4 hộp cá ngừ, 1/4 chén đậu khô nấu chín, hoặc 1 quả trứng)
Cách cho bé ăn:
- Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên cho bé ăn trứng, cá hoặc các sản phẩm có đậu phộng vì chúng có thể gây dị ứng thực phẩm cho trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) nói rằng chưa có bằng chứng cho thấy trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ dị ứng khi được cho ăn những thực phẩm này vào những năm đầu đời. Nhưng các bác sĩ vẫn khuyên bạn nên thận trọng khi cho bé ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Nếu bạn lo lắng bé có thể dị ứng một vài loại thực phẩm nhất định, bạn nên cho bé từng món và quan sát dấu hiệu của phản ứng dị ứng (liên kết 1.b.b.14).
- Nghẹt thở vẫn là một mối nguy hiểm cho bé. Tìm hiểu thêm về những thực phẩm cần cảnh giác khi cho bé ăn (liên kết 1.b.c.26).
Trẻ từ 2-3 tuổi
Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng:
- Bé tự múc ăn
- Bé háo hức lựa chọn thực phẩm
Bạn nên cho bé ăn uống những gì?
- Sữa ít béo ( Bạn có thể cho bé chuyển sang dùng sữa ít béo hoặc không béo khi bé hơn 2 tuổi. Nếu có thắc mắc, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ)
- Các sản phẩm khác từ sữa (phô mai vụn, sữa chua ít béo, phô mai, bánh pudding)
- Ngũ cốc tăng cường chất sắt (yến mạch, lúa mạch, lúa mì, ngũ cốc hỗn hợp)
- Ngũ cốc khác (bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt và bánh quy giòn, bánh mì vòng, bánh quy, ngũ cốc ăn sẵn, mì ống, gạo)
- Trái cây tươi thái lát hoặc đóng hộp
- Trái cây sấy khô, ngâm nước cho mềm để không gây nghẹt thở cho trẻ (táo, mơ, đào, lê, chà là, mận khô)
- Các loại rau củ, nấu chín và cắt nhỏ
- Protein (trứng; thịt và thịt gia cầm cắt nhỏ, cá không xương; đậu phụ, đậu; bơ đậu phộng mịn)
- Những thực phẩm kết hợp như mì ống, phô mai, thịt hầm
- Nước ép trái cây và nước ép rau củ
Bé nên tiêu thụ bao nhiêu thực phẩm mỗi ngày?
Một khẩu phần của bé bằng ¼ khẩu phần người lớn
- 2 cốc sữa (1 cốc sữa hoặc sữa chua, 1 cốc = 1 1/2 ounce phô mai tự nhiên hoặc 2 ounce phô mai chế biến)
- 4-5 ounce ngũ cốc (1 ounce = 1 lát bánh mì; 1/3 chén ngũ cốc ăn sẵn, hoặc 1/4 chén cơm, mì, ngũ cốc đã nấu chín)
- 1 đến 1 1/2 chén trái cây (tươi, đông lạnh, đóng hộp, sấy khô hoặc nước trái cây nguyên chất 100 %). Bạn nên cho bé ăn trái cây thay vì uống nước ép trái cây
- 1 1/2 chén rau củ
- 3-4 ounce đạm (1 ounce thịt, thịt gia cầm, cá; 1/4 chén đậu khô hoặc 1 quả trứng)
Cách cho bé ăn:
- Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên cho bé ăn trứng, cá hoặc các sản phẩm có đậu phộng vì chúng có thể gây dị ứng thực phẩm cho trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) nói rằng chưa có bằng chứng cho thấy trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ dị ứng khi được cho ăn những thực phẩm này vào những năm đầu đời. Nhưng các bác sĩ vẫn khuyên bạn nên thận trọng khi cho bé ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Nếu bạn lo lắng bé có thể dị ứng một vài loại thực phẩm nhất định, bạn nên cho bé từng món và quan sát dấu hiệu của phản ứng dị ứng (liên kết 1.b.b.14).
- Nghẹt thở vẫn là một mối nguy hiểm cho bé. Tìm hiểu thêm về thực phẩm cần cảnh giác khi cho bé ăn (liên kết 1.b.c.26).
Trẻ có thể ăn ít hơn giai đoạn trước – điều đó là hoàn toàn bình thường ở giai đoạn này. Nếu bạn thắc mắc liệu bé có đủ calo hay không, hãy đọc hướng dẫn này: AAP khuyến cáo rằng trẻ em nên nhận được khoảng 40 calo một ngày cho mỗi inch chiều cao.
( 1inch = 2,54 cm)
Cuối cùng, nếu bạn là một người ăn chay hoặc cho bé ăn chay, bạn vẫn có thể cung cấp đủ chất cho bé trong độ tuổi tập đi. Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ (ADA) và AAP đồng ý rằng việc lên kế hoạch cho chế độ ăn chay (có thể ăn sữa và trứng) và thuần chay (không thể ăn sữa và trứng) cũng tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Bạn chỉ cần chú ý để đảm bảo bé được nhiều chất dinh dưỡng sau đây:
- Vitamin B12: Những người ăn chay có thể nhận chất dinh dưỡng này từ các sản phẩm sữa và trứng; người ăn chay thuần có thể sử dụng sữa đậu nành, ngũ cốc và các sản phẩm thay thế thịt được tăng cường vitamin B12.
- Vitamin D: trẻ sơ sinh còn bú sữa mẹ nên nhận 400 IU mỗi ngày bằng việc sử dụng các chế phẩm bổ sung loại vitamin này. Hoặc sau 1 tuổi trẻ có thể nhận vitamin D từ sữa bò hoặc sữa đậu nành được tăng cường vitamin.
- Canxi: trẻ sơ sinh ăn chay thuần có thể cần các loại thực phẩm và đồ uống giàu canxi hoặc thuốc bổ sung canxi. Bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ nếu có thắc mắc.
- Sắt: được tìm thấy trong ngũ cốc tăng cường hoặc các chế phẩm bổ sung chất sắt.
- Protein (đạm) : Những người ăn chay thuần có thể tìm thấy đạm thực vật trong đậu, ngũ cốc, sữa đậu nành tăng cường. Những người ăn chay có thể ăn thêm đạm từ sữa chua và trứng.
- Chất xơ: Nguồn cung cấp chất xơ gồm bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc tăng cường, mì ống và thực phẩm từ thực vật có chất béo cao như bơ hướng dương và quả bơ.
Nguồn
http://www.babycenter.com/0_age-by-age-guide-to-feeding-your-toddler_1736045.bc