Thứ Năm, 21/11/2024
Kết quả nghiên cứu mới Ngộ độc và dị ứng thực phẩm Cách phòng tránh tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh

Cách phòng tránh tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh

 

Bằng chứng gần đây khuyên bạn nên cho bé sớm làm quen với các loại thực phẩm gây dị ứng.

Bản gốc: Báo Sciencedaily, số ra ngày 19/10/2015.
Nguồn thông tin: Tạp chí Canadian Medical Association Journal

Tóm lược:
Tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ em ngày càng gia tăng, do đó các bậc phụ huynh thường thắc mắc: “Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng dị ứng thực phẩm ở con tôi?” Một bài bình luận dựa trên các bằng chứng mới nhất đã giải thích các bằng chứng này và đưa ra hướng dẫn cho bác sĩ và phụ huynh về cách cho bé tập làm quen với thực phẩm dị ứng và cách phòng chống bệnh dị ứng.

Bác sĩ Elissa Abrams và bác sĩ Allan Becker, công tác tại Khoa Nhi về Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng tại Đại học Manitoba, Winnipeg, Manitoba (Canada) cho biết : “Nếu phụ huynh thắc mắc phải làm cách nào để ngăn ngừa dị ứng ở trẻ em, thì lời khuyên của chúng tôi hiện nay là phụ huynh nên cho bé tập làm quen với các thực phẩm gây dị ứng ở giai đoạn 4-6 tháng tuổi. Sau khi trẻ ăn thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao lần đầu tiên, thì việc cho bé ăn thường xuyên các loại thực phẩm này rất quan trọng cho việc duy trì khả năng dung nạp chúng vào cơ thể – có nghĩa là trẻ nên được ăn những thực phẩm này thường xuyên.”
Tình trạng dị ứng thực phẩm ngày càng tăng, với mức tăng 18% từ năm 1997 đến năm 2007 tại Mỹ. Một cuộc khảo sát gần đây trên các hộ gia đình tại Canada cho thấy 8% hộ báo cáo mắc ít nhất một loại dị ứng thực phẩm. Các chất gây dị ứng phổ biến nhất là sữa bò, đậu nành, đậu phộng, hạt cây (tree nut), trứng, lúa mì, cá, động vật có vỏ và hạt vừng (mè).

7.c.5Trẻ có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng đậu phộng, sẽ có nguy cơ mắc bệnh dị ứng cao hơn.
Một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên gần đây mang tên “Tìm hiểu sớm về đậu phộng” (Learning Early About Peanut-LEAP) cho thấy rằng việc cho bé sớm làm quen với đậu phộng thì tốt hơn, điều này giúp làm giảm 80% nguy cơ ở những trẻ có nguy cơ mắc dị ứng đậu phộng cao. Tuy nhiên, đối với trẻ em có nguy cơ mắc bệnh dị ứng đậu phộng cao, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dị ứng trước khi tập cho bé ăn đậu phộng.
Dựa theo kết quả của LEAP, các nhóm nghiên cứu như Viện Hàn Lâm Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (American Academy of Allergy, Asthma and Immunology), Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) và Hiệp hội Dị ứng và Miễn dịch học Lâm sàng Canada (Canadian Society of Allergy and Clinical Immunology) giờ đây có thể kết luận rằng đối với trẻ em có nguy cơ mắc dị ứng cao, đã có bằng chứng thuyết phục về việc nên cho trẻ tập ăn đậu phộng ở giai đoạn từ 4-11 tháng tuổi.
Những hướng dẫn chế độ ăn trước đây đã đề nghị việc tránh cho các bé có nguy cơ mắc dị ứng cao ăn các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho đến khi bé được 12-36 tháng tuổi. Do đó, một số phụ nữ tránh các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng trong quá trình mang thai và cho con bú để cố gắng ngăn chặn sự phát triển của bệnh dị ứng ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, hướng dẫn hiện tại không khuyên bạn ăn chế độ kiêng khem này.
Để bé làm quen với những món ăn mới, Viện Hàn Lâm Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ khuyên bạn làm theo các bước sau:
1. Tập cho bé làm quen một loại thức ăn mới cứ mỗi 3-5 ngày tùy theo độ tuổi (để tránh tình trạng bé bị nghẹn thức ăn). (Tham khảo thêm bài viết Các loại thực phẩm không an toàn cho bé)
2. Bắt đầu với ngũ cốc, hoa quả và trái cây có màu vàng, cam
3. Cho bé tập ăn dần một trong những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, nếu cơ thể bé dung nạp tốt thực phẩm này (ví dụ, bò sữa, đậu nành, trứng), bắt đầu với lượng nhỏ.
4. Cho bé tập ăn những thực phẩm gây dị ứng cao tại nhà.
5. Tăng số lượng thực phẩm trong vài ngày tiếp theo.
Tác giả nghiên cứu cho rằng: “Việc tránh các thực phẩm gây dị ứng không phải là cách phòng ngừa dị ứng thực phẩm. Trong nghiên cứu LEAP mới, đã có bằng chứng thuyết phục rằng việc cho bé sớm làm quen với đậu phộng mới thực sự là cách phòng ngừa dị ứng tốt. Và điều này sẽ làm thay đổi những hướng dẫn hiện nay về việc cho bé ăn thực phẩm mới như thế nào vẫn còn phải chờ xem.”

* Để biết thêm thông tin và cách phòng tránh dị ứng thực phẩm, mời bạn tham khảo ebook “Dị ứng thực phẩm

Tài liệu tham khảo:

https://www.sciencedaily.com/releases/2015/10/151019130753.htm