Thứ Năm, 21/11/2024
Dinh dưỡng Dinh dưỡng cho mẹ và bé Các loại thực phẩm không an toàn cho con bạn

Các loại thực phẩm không an toàn cho con bạn

Bài viết thứ 25 trong 62 bài thuộc ebook Dinh dưỡng cho trẻ thôi nôi và trẻ nhỏ
 

Khi đã cứng cáp, bé bắt đầu hăm hở muốn thử các loại thức ăn trong đĩa của bạn, và bạn cũng rất háo hức chuẩn bị các món ăn đa dạng cho bé. Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm đều an toàn cho mọi độ tuổi. Một số trẻ nhỏ vẫn bị mắc nghẹn khi ăn.

  1. Thực phẩm cần tránh cho bé 1-2 tuổi

Sữa ít béo: Hầu hết trẻ nhỏ cần chất béo và calo của sữa nguyên kem để tăng trưởng và phát triển. Khi con bạn tròn 2 tuổi (nếu con bạn vẫn tăng trưởng bình thường), bạn có thể cho bé uống sữa ít béo nếu cần. (Nếu bé có nguy cơ béo phì hoặc bệnh tim thì bác sĩ khuyên bạn nên cho bé uống sữa ít béo ở giai đoạn trước 2 tuổi) (liên kết 1.b.c.27).

Lưu ý nguy cơ trẻ bị mắc nghẹn

Miếng (mẩu) thức ăn lớn: Một miếng thức ăn lớn hơn một hạt đậu có thể bị mắc kẹt trong cổ họng của trẻ. Các loại rau củ như cà rốt, cần tây, đậu que nên được thái hạt lựu, thái nhỏ, hoặc nấu chín và cắt nhỏ. Cắt trái cây như nho, cà chua, anh đào và viên dưa tròn làm 4 phần, thái nhỏ thịt và phô mai thành từng miếng nhỏ trước khi cho bé ăn.

Thực phẩm nhỏ và cứng: Kẹo cứng, thuốc ho, các loại hạt, bỏng ngô có nguy cơ gây nghẹn cho trẻ. Các hạt có thể quá nhỏ để gây nghẹt thở nhưng chúng có thể bị kẹt trong đường thở gây nhiễm trùng.

Thực phẩm mềm và dễ gây dính: Tránh cho bé nhai kẹo cao su và thức ăn mềm như kẹo dẻo, thạch hay kẹo gummy, vì chúng có thể kẹt trong cổ họng của trẻ.

Bơ đậu phộng: Bạn không nên cho trẻ mới tập đi ăn cục bơ đậu phộng to hoặc các loại bơ khác miếng to, bé có thể khó nuốt. Thay vào đó, bạn nên phết lớp mỏng bơ lên bánh mì hoặc bánh qui giòn. Bạn cũng có thể thử làm loãng bơ với nước sốt táo trước khi phết bơ.

Các loại thực phẩm không an toàn cho con bạn_1

Các cách tránh cho bé bị nghẹn:

  • Tránh để bé ăn khi đang lái xe vì bạn sẽ khó quan sát bé
  • Nếu bạn đang sử dụng loại thuốc bôi lợi giảm đau cho bé mọc răng, hãy lưu ý vì thuốc có thể làm tê cổ họng và gây khó nuốt cho bé.
  • Xem cẩm nang các cách giảm nguy cơ gây nghẹn ở trẻ.
  1. Thực phẩm cần tránh cho bé 2-3 tuổi

Nguy cơ gây nghẹn: Dù trẻ trong độ tuổi này có thể ăn và nhai tốt hơn, nhưng bé vẫn có nguy cơ bị mắc nghẹn thức ăn. Bé vẫn cần tránh các yếu tố gây nghẹn đã liệt kê ở trên. Ngoài ra, bạn không nên cho bé ăn khi đi bộ, xem ti vi, hoặc bất cứ điều gì khiến bé xao nhãng bữa ăn.

  1. Thực phẩm cần tránh cho bé 3-5 tuổi

Nguy cơ gây nghẹn: Ở giai đoạn này, trẻ có thể ăn rất giỏi nhưng bạn vẫn nên kiểm tra các mẩu thức ăn có thể làm bé nghẹn. Bạn cắt thức ăn thành những miếng nhỏ, đặc biệt thực phẩm như nho và miếng xúc xích có thể chặn đường thở nếu bé nuốt phải. Tránh bỏng ngô, các loại hạt to, kẹo cứng và kẹo cao su. Và không để bé ăn khi bé đang bị phân tâm.

  1. Thông tin mới nhất về trẻ em và các dạng dị ứng

Các bác sĩ từng khuyên nên đợi bé hơn 1 tuổi mới cho bé ăn những thực phẩm dạng đặc có thể gây dị ứng (liên kết đến 1.b.b.42), đặc biệt với trẻ em có nguy cơ dị ứng cao. Tuy nhiên, Viện Hàn lâm Khoa Nhi Hoa Kỳ (AAP), đã làm thay điểm quan điểm này vì các nghiên cứu mới cho thấy việc trì hoãn đến 1 tuổi không giúp ích cho việc ngăn ngừa dị ứng ở trẻ.

Đối với trẻ mới trong độ tuổi tập đi, bạn không cần cho bé làm quen với thức ăn mới từ từ, trừ phi bé bị dị ứng với một số loại thực phẩm. Nếu bé có tiền sử dị ứng thực phẩm, sau khi cho bé ăn một thực phẩm mới, tốt nhất bạn nên đợi vài ngày để đảm bảo trẻ không bị phản ứng xấu với thực phẩm đó. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và lên kế hoạch khi cho bé ăn những loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như trứng, sữa, lạc, lúa mì, đậu nành, các loại hạt cây, cá và sò ốc.

Tìm hiểu thêm về dị ứng thực phẩm ở trẻ em (liên kết 1.b.b.14).

Tài liệu tham khảo

http: //www.babycenter.com/0_foods-that-can-be-unsafe-for-your-child_1491465.bc