Thứ Năm, 21/11/2024
An toàn thực phẩm An toàn thực phẩm tại nhà An toàn thực phẩm sau giờ học

An toàn thực phẩm sau giờ học

Bài viết thứ 1 trong 9 bài thuộc ebook Những lưu ý chung về an toàn thực phẩm
 

Nhà bếp là nơi đầu tiên trẻ em bước vào nhà sau khi đi học về, nhưng nơi đó không phải lúc nào cũng là nơi chốn an toàn nhất. Đã có hàng triệu trẻ em mắc phải các bệnh từ thực phẩm mà chúng ăn. Dưới đây là những khuyến cáo về an toàn thực phẩm của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (U.S. Department of Agriculture – USDA) để giữ trẻ được an toàn sau giờ học.

  • Những thao tác trong bếp nào khiến cho trẻ em trong độ tuổi đi học mắc bệnh?
  • Tại sao trẻ em có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm?
  • Có các biến chứng nào khi trẻ em bị ngộ độc thực phẩm?
  • Làm thể nào để tránh cho trẻ em bị ngộ độc thực phẩm khi chuẩn bị thức ăn sau giờ học.
  • Tại sao bạn nên cho thức ăn trở lại tủ lạnh càng sớm càng tốt?
  • Những cảnh báo quan trọng nào cho trẻ em trong độ tuổi đi học khi sử dụng lò vi sóng?
An toàn thực phẩm sau giờ học
An toàn thực phẩm sau giờ học

Hỏi: Những thao tác trong bếp nào khiến cho trẻ em trong độ tuổi đi học mắc bệnh?

Đáp: Chiến dịch an toàn thực phẩm gia đình (liên kết đến 2.f.1.1) đi vào hoạt động từ tháng sáu 2011, là một đối tác của Cơ quan Kiểm soát an toàn và kiểm định thực phẩm (FSIS) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) để giúp các gia đình ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm tại nhà. Những thao tác này giúp trẻ em luôn được an toàn thực phẩm sau giờ học.

Các bước an toàn trong khâu chế biến, nấu và bảo quản thực phẩm là rất cần thiết để ngăn ngừa phát sinh bệnh từ thực phẩm. Bạn không thể nhìn, ngửi hoặc nếm những vi khuẩn có hại có thể gây bệnh. Trong mỗi bước chuẩn bị thực phẩm, theo Bốn nguyên tắc sau để giữ an toàn thực phẩm:

  • Rửa: Rửa tay và các bề mặt thường xuyên
  • Tách riêng: Tách riêng thịt sống, gia cầm sống và các sản phẩm từ trứng với thức ăn đã nấu chín để tránh việc lây nhiễm chéo.
  • Nấu: thịt sống, gia cầm sống và các sản phẩm từ trứng cần phải được nấu chín kỹ. Sử dụng nhiệt kế để đảm bảo thực phẩm đạt nhiệt độ (liên kết 2.f.1.9) cần thiết để các vi khuẩn có hại bị tiêu diệt hoàn toàn.
  • Đông lạnh: làm lạnh nhanh.

Hỏi: Tại sao trẻ em có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm?

Đáp: Mọi người đều có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm – một căn bệnh xuất phát từ việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Tuy nhiên, một số người, chẳng hạn như trẻ nhỏ, lại có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí tử vong khi ăn phải các thực phẩm có thể gây ra bệnh. Hệ thống miễn dịch của trẻ (các kháng thể của cơ thể dùng phát hiện và tiêu diệt các mầm bệnh) chưa được phát triển như người trưởng thành.

Hỏi: Các biến chứng nào cho trẻ em khi bị ngộ độc thực phẩm?

Đáp Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trong vòng vài phút đến vài tuần sau khi tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm và thường có những triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, hoặc sốt. Bởi vì các triệu chứng thường giống như cúm nên nhiều người có thể không nhận ra rằng đó là những bệnh gây ra bởi vi khuẩn có hại hoặc tác nhân gây bệnh trong thực phẩm. Một số vi sinh vật chẳng hạn như vi khuẩn Listeria monocytogenesClostridium botulinum, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với nôn mửa và tiêu chảy.

Ở một số người, đặc biệt là trẻ em, hội chứng tan huyết và tăng urê trong máu (hemolytic uremic syndrome – HUS) có thể xảy ra do nhiễm một chủng đặc biệt của vi khuẩn, E. coli O157:H7, và có thể dẫn đến suy thận cấp và tử vong. HUS là một rối loạn hiếm gặp, chủ yếu ảnh hưởng trẻ nhỏ từ 1 đến 10 tuổi, và là nguyên nhân hàng đầu của suy thận cấp tính ở trẻ em trước đó vẫn trong thể trạng rất khỏe mạnh. Một đứa trẻ có thể bị nhiễm sau khi tiêu thụ thực phẩm hay đồ uống đã bị nhiễm, chẳng hạn như thịt, nhất là thịt bò xay nấu chưa chín tới; nước trái cây chưa được tiệt trùng; nước bị ô nhiễm; hoặc qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm HUS là nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy, có thể ra máu.

Hỏi: Làm thể nào để tránh cho trẻ em bị ngộ độc thực phẩm khi chuẩn bị thức ăn sau giờ học.

Đáp. Khi trở về nhà sau giờ học, trẻ em có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật bằng cách tuân theo các khuyến nghị sau:

  1. Đặt sách, túi xách, và dụng cụ thể thao trên sàn, không đặt trên quầy ăn hoặc bàn bếp nơi vi khuẩn có thể nhiễm vào.
  2. Rửa sạch hộp cơm trưa và vứt bỏ bánh mì sandwich nhanh hỏng hoặc các loại thực phẩm cần bảo quản lạnh khác, chẳng hạn như hộp sữa chua hay phô mai que còn thừa từ bữa ăn trưa.
  3. Rửa tay trước khi chuẩn bị hoặc ăn một bữa ăn nhẹ. Bàn tay mang theo rất nhiều vi trùng, và không rửa tay là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
  4. Luôn luôn sử dụng muỗng nĩa và đĩa sạch.
  5. Rửa trái cây và rau quả dưới vòi nước chảy trước khi ăn.
  6. Không ăn bánh mì, pho mát, trái cây hoặc rau củ mềm có vết thâm hoặc có các đốm mốc.
  7. Không ăn bột bánh chưa nướng bởi vì nó có chứa trứng sống có thể có vi khuẩn Salmonella.
  8. Đừng để các sản phẩm cần bảo quản lạnh, như sữa, thịt đã chế biến (chẳng hạn như xúc xích hoặc thịt nguội), trứng luộc, hoặc sữa chua, trên bàn bếp ở nhiệt độ phòng. Hãy cho những thực phẩm này lại trong tủ lạnh ngay sau khi bạn đã chuẩn bị xong bữa ăn nhẹ từ chúng.
  9. Không ăn bất kỳ thực phẩm dễ hư hỏng nào còn thừa để bên ngoài tủ lạnh, chẳng hạn như bánh pizza – thậm chí nếu nhân bề mặt không có thịt. Thực phẩm không nên để ở nhiệt độ trong “vùng nguy hiểm” từ 40 đến 140°F (4,40C đến 600C) trong hơn 2 giờ (1 giờ nếu nhiệt độ là 90°F (320C) hoặc cao hơn).

Hỏi: Tại sao bạn nên cho thức ăn trở lại tủ lạnh càng sớm càng tốt?

Đáp. Vi khuẩn cần thời gian và môi trường phù hợp để phát triển và sinh sôi, chẳng hạn như độ ẩm và nhiệt độ ấm. Hầu hết các sinh vật gây bệnh qua thực phẩm phát triển nhanh chóng trên 40°F (4,4oC). Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng một số vi khuẩn có thể tăng gấp đôi số lượng của chúng mỗi 20 phút ở nhiệt độ trên 40°F(4,4oC). Trong một vài giờ, vi khuẩn trong thực phẩm có thể gây ra bệnh tật hoặc sinh “độc tố” mà khó có thể bị phá hủy hoàn toàn khi nấu. (Lưu ý: nhiệt độ cao khi nấu có thể tiêu diệt một số vi khuẩn nhưng lại có thể không phân hủy được độc tốc do các vi khuẩn này sinh ra trước đó)

Hỏi: Những cảnh báo quan trọng nào cho trẻ em trong độ tuổi đi học khi sử dụng lò vi sóng?

Đáp. Thực phẩm được hâm nóng hoặc nấu bằng lò vi sóng có thể là những thách thức đối với an toàn thực phẩm và an toàn cá nhân. Một số loại thực phẩm không được gia nhiệt đồng đều để tiêu diệt tất cả các vi khuẩn có thể tồn tại. Hãy nhớ những mẹo này để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm:

  1. Đọc hướng dẫn trên bao bì cẩn thận. Người lớn nên biết công suất của lò vi sóng và nói với con về thời gian nấu tối thiểu hoặc tối đa nêu trong hướng dẫn trên bao bì thực phẩm.
  2. Chỉ sử dụng vật chứa an toàn với lò vi sóng. Không đặt kim loại hoặc các loại thực phẩm bao giấy bạc trong lò vi sóng. Không bao giờ dùng lò vi sóng để làm nóng thực phẩm được đựng trong các vật chứa dùng để đựng thực phẩm lạnh, ví dụ hộp đựng bơ, hộp nhựa đựng phô mai tươi, hoặc thố chứa kem sữa tươi. Các vật chứa này có thể bị tan chảy và chuyển hóa chất độc hại vào thực phẩm.
  3. Để nấu thức ăn tốt hơn và để tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn, hãy đậy đĩa thức ăn bằng nắp đậy, hoặc màng bọc nhựa, hoặc giấy sáp. Để hở một góc để hơi nước thoát ra trong khi thực phẩm được nấu trong lò vi sóng.
  4. Thức ăn đang nấu nửa chừng thì tắt lò, xoay gói thực phẩm, đĩa thức ăn hoặc khuấy thức ăn trong lò vi sóng – thậm chí mặc dù lò đã có bàn xoay . Điều này giúp thực phẩm được nấu đồng đều và an toàn hơn.

An toàn cá nhân cũng là một yếu tố khi trẻ em sử dụng lò vi sóng để hâm nóng hoặc nấu thức ăn sau giờ học. Khoa cấp cứu bệnh viện và các trung tâm điều trị bỏng có các báo cáo ghi nhận các ca điều trị cho nhiều trẻ em bị bỏng từ mì nui nấu nhanh, mì nui nấu bằng lò vi sóng như mì ăn liền, nui với phô mai và các sản phẩm thực phẩm tiện lợi khác tương tự. Những ca bỏng này xảy ra do lò vi sóng làm nóng thực phẩm và đồ uống đến nhiệt độ rất cao nhưng lại đun nóng không đều. Những lời khuyên sau có thể giúp giữ cho trẻ em của bạn an toàn khi sử dụng lò vi sóng:

  1. Sử dụng găng tay bắt nồi để lấy thực phẩm ra khỏi lò vi sóng. Các đĩa chứa thức ăn dùng được trong lò vi sóng sẽ nóng lên do thức ăn đã được nấu chín.
  2. Hơi nước có thể gây bỏng. Cẩn thận khi mở nắp đậy hoặc màng bao nhựa để hơi nước không làm bỏng mặt và bàn tay của trẻ.
  3. Khi hâm nóng thức ăn thừa hoặc thực phẩm đóng gói, hãy sử dụng một nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo thực phẩm đã đạt đến một nhiệt độ đủ cao để tiêu diệt vi khuẩn có hại. Nhiệt độ có thể đạt đến 165°F (75oC).

Khuấy tất cả các đồ uống nóng , súp nóng, và các loại thực phẩm có thể khuấy được trước khi uống hoặc ăn để chắc chắn rằng nó không làm bỏng miệng của trẻ.

Nguồn:

http://www.fsis.usda.gov/wps/portal/fsis/topics/food-safety-education/get-answers/food-safety-fact-sheets/safe-food-handling/food-safety-after-school/ct_index