Chủ Nhật, 30/03/2025
Dinh dưỡng Dinh dưỡng cho người bệnh Thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2

Thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2

Bài viết thứ 3 trong 4 bài thuộc ebook Dinh dưỡng cho một số bệnh thông thường
 

Khi bạn bị bệnh tiểu đường loại 2, thời gian lên kế hoạch cho bữa ăn là một quá trình kéo dài để kiểm soát được lượng đường trong máu và cân nặng.

Chức năng

Trọng tâm chính là giữ cho lượng đường trong máu (glucose) nằm trong mục tiêu giới hạn của bạn. Để kiểm soát được lượng đường trong máu, kế hoạch cho một bữa ăn cần làm là:

  • Chọn thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm
  • Ít calo hơn
  • Cân chỉnh sao cho mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ có cùng một lượng carbohyrate
  • Chọn các loại chất béo tốt cho sức khỏe

Với việc ăn uống lành mạnh, bạn có thể giữ lượng đường trong máu trong giới hạn cho phép bằng cách duy trì một cân nặng khỏe mạnh. Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có xu hướng thừa cân. Chỉ cần giảm 10 pounds (khoảng 4,5kg) sẽ giúp căn bệnh tiểu đường của bạn tốt hơn. Ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe và năng vận động (ví dụ, dành 30 phút đi bộ mỗi ngày) có thể giúp bạn đạt được và duy trì mục tiêu giảm cân của bạn.

Carbohydrate ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào

Carbohydrate trong thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Bạn cần phải ăn carbohydrate để duy trì năng lượng. Nhưng carbohydrate cũng làm lượng đường trong máu tăng cao và nhanh hơn so với các loại thực phẩm khác.

Thành phần chính của carbohydrate là tinh bột, đường và các chất xơ. Tìm hiểu  những loại thực phẩm có chứa carbohydrate. Điều này sẽ giúp ích cho việc lên kế hoạch cho bữa ăn của bạn từ đó giữ cho lượng đường trong máu của bạn trong phạm vi mục tiêu đặt ra.

Thực đơn bữa ăn cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 2

Thực đơn bữa ăn nên xem xét số lượng calo trẻ em cần để phát triển. Nhìn chung, ba bữa ăn nhỏ và 3 bữa ăn nhẹ một ngày có thể giúp đáp ứng lượng calo cần thiết. Nhiều trẻ ăn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bị thừa cân. Mục tiêu phải là có một trọng lượng khỏe mạnh, bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh và vận động nhiều hơn (60 phút mỗi ngày).

Làm việc với các chuyên gia dinh dưỡng (về thực phẩm và dinh dưỡng) để thiết lập một bữa ăn cho con trẻ.

Những lời khuyên sau đây có thể giúp con bạn duy trì mục tiêu đề ra:

  • Không có thực phẩm nào là không có giới hạn. Biết được các loại thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của trẻ như thế nào sẽ giúp cho bạn và con bạn giữ lượng đường trong phạm vi mục tiêu đặt ra.
  • Giúp con bạn biết được lượng thực phẩm cần để có sức khỏe tốt là bao nhiêu. Đây gọi là kiểm soát khẩu phần ăn.
  • Dần dần chuyển từ uống soda và các loại đồ uống có đường khác như nước uống thể thao và nước ép sang nước thường hoặc sữa ít béo cho gia đình bạn.

Chế độ ăn uống

Mọi người đều có nhu cầu ăn uống riêng. Làm việc với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia tư vấn về bệnh tiểu đường để lên kế hoạch một bữa ăn phù hợp với bạn.

Khi đi mua sắm, đọc nhãn thực phẩm để lựa chọn sản phẩm tốt hơn.

Một cách tốt để đảm bảo rằng bạn nhận được hết các chất dinh dưỡng cần cho bữa ăn là sử dụng phương pháp “đĩa thức ăn”. Đây là một hướng dẫn trực quan giúp bạn lựa chọn những loại thực phẩm tốt nhất và số lượng thích hợp để ăn. Phương pháp này khuyến khích một phần lớn rau không tinh bột (một nữa đĩa) và một phần vừa phải protein (một phần tư đĩa) và tinh bột (một phần tư còn lại).

Ăn nhiều loại thực phẩm

Ăn nhiều loại thực phẩm giúp bạn luôn khỏe mạnh. Hãy thử kết hợp thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm cho mỗi bữa ăn.

Rau củ (2½ đến 3 cups hoặc từ 450 g đến 550 g một ngày)

Chọn rau củ tươi hoặc đông lạnh mà không dùng nước sốt, chất béo hoặc muối. Rau không tinh bột bao gồm rau màu xanh sẫm, chẳng hạn như rau chân vịt, bông cải xanh, rau diếp, bắp cải, củ cải đường và ớt chuông. Rau có tinh bột bao gồm bắp, đậu hà lan, đậu lima, khoai tây hoặc khoai môn.

Trái cây (1½ đến 2 cups một ngày)

Chọn trái cây tươi, đông lạnh, đóng hộp (không thêm đường) hoặc trái cây khô trích xuất đường. Hãy thử táo, chuối, dâu, anh đào, cocktail trái cây, nho, dưa hấu, cam, đào, lê, đu đủ, dứa, nho. Uống nước ép trái cây nguyên chất và không thêm chất tạo ngọt hoặc xirô.

Ngũ cốc (3 đến 4 ounces hoặc 85 g đến 115 g một ngày)

Có hai loại:

  • Ngũ cốc nguyên hạt chưa qua chế biến và có chứa toàn bộ hạt nhân. Ví dụ như bột mì nguyên cám, bột yến mạch, bột bắp nguyên dạng, rau dền, lúa mạch, gạo lứt và gạo dại, kiều mạch và hạt diêm mạch (quinoa).
  • Ngũ cốc tinh chế đã được xử lý (xay) để loại bỏ cám và mầm. Ví dụ như bột mì trắng, bột bắp không mầm, bánh mì trắng và gạo trắng.

Hạt có tinh bột, một loại carbohydrate. Carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, để bảo đảm chế độ ăn uống lành mạnh, chắc chắn rằng một nửa các loại ngũ cốc bạn ăn mỗi ngày là ngũ cốc nguyên hạt. Các loại ngũ cốc có nhiều chất xơ. Chất xơ trong chế độ ăn uống tránh làm mức đường trong máu của bạn tăng quá nhanh.

Thực phẩm protein (5 đến 6½ ounces hoặc 140 g đến 184 g một ngày)

Thực phẩm protein như thịt, gia cầm, hải sản; trứng, đậu và đậu hà lan, hạt, hạt giống và các loại thực phẩm đậu nành đã chế biến. Ăn cá và gia cầm thường xuyên. Loại bỏ da gà và gà tây. Chọn phần nạc của thịt bò, thịt bê, thịt heo, hoặc thịt rừng. Bỏ tất cả phần mỡ có thể nhìn thấy từ thịt. Nướng lò, quay, nướng vĩ hoặc luộc thay vì chiên xào.

Sữa (3 cups hoặc 245 g một ngày)

Chọn sản phẩm sữa ít chất béo hoặc không có chất béo. Nhận biết rằng sữa, sữa chua và các thực phẩm từ sữa khác có sẵn lượng đường tự nhiên, ngay cả khi không thêm đường vào. Tính lượng đường tự nhiên đó khi lập thực đơn bữa ăn để lượng đường trong máu vẫn nằm trong giới hạn đã đề ra.

Dầu/mỡ (không quá 7 muỗng cà phê hoặc 35 ml một ngày)

Dầu không được coi là nhóm thực phẩm. Nhưng chúng có những chất dinh dưỡng có thể giúp cơ thể bạn khỏe mạnh. Các loại dầu khác nhau do thành phần chất béo khác nhau chứa trong đó sao cho dầu vẫn ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Các loại chất béo ở dạng rắn khi để ở nhiệt độ phòng.

Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa chất béo, đặc biệt là những loại thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa như hamburger, các loại đồ chiên, thịt xông khói và bơ.

Thay vào đó, hãy chọn các loại thực phẩm có nhiều chất béo không bão hòa đa thể hoặc đơn thể. Chúng bao gồm cá, các loại hạt và các loại dầu thực vật.

Dầu có thể tăng lượng đường trong máu của bạn, nhưng không nhanh như tinh bột. Dầu cũng nhiều calo. Cố gắng sử dụng ít hơn giới hạn hằng ngày được đề nghị 7 muỗng cà phê.
Rượu và đồ ngọt

Nếu bạn chọn uống rượu, hạn chế liều lượng và uống khi dùng bữa. Kiểm tra với người theo dõi sức khỏe của bạn về ảnh hưởng của rượu đến lượng đường trong máu của bạn như thế nào để xác định lượng an toàn cho bạn.

Kẹo có nhiều chất béo và đường. Chọn loại có kích cỡ nhỏ.

Dưới đây là những lời khuyên để giúp tránh ăn quá nhiều đồ ngọt:

  • Yêu cầu thêm thìa và nĩa để chia món tráng miệng của bạn với những người khác
  • Ăn đồ ngọt không đường
  • Luôn luôn gọi khẩu phần ăn nhỏ nhất hoặc khẩu phần dành cho trẻ em

Kiến nghị

Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn quyết định làm thế nào để cân bằng carbohydrate, protein và chất béo trong chế độ ăn uống của bạn. Dưới đây là một số hướng dẫn chung:

Số lượng từng loại thực phẩm bạn ăn tùy thuộc vào:

  • Chế độ ăn uống của bạn
  • Cân nặng
  • Việc tập thể dục thường xuyên như thế nào
  • Những nguy cơ khác cho sức khỏe của bạn

Mọi người đều có nhu cầu ăn uống riêng. Làm việc với bác sĩ và có thể là với một chuyên gia dinh dưỡng, để thiếp lập một khẩu phần ăn thích hợp với bạn. Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, giống như tháp hướng dẫn thực phẩm của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) trước đây, chia thức ăn thành sáu nhóm theo một loạt kích cỡ các khẩu phần ăn. Trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, nhóm thực phẩm được chia dựa trên lượng carbohydrate và hàm lượng protein thay vì loại thức ăn. Một người bị bệnh tiểu đường nên ăn nhiều các loại thực phẩm ở đáy tháp kim tự tháp (ngũ cốc, đậu, rau quả) hơn là với các loại thực phẩm ở phần đỉnh (chất béo và chất ngọt). Chế độ ăn này sẽ giúp cho tim mạch và các hệ thống tim mạch của bạn khỏe mạnh.

Một phương pháp khác, tương tự như phương pháp “đĩa thức ăn” của USDA mới đây, khuyến khích sử dụng phần lớn các loại rau (một nửa đĩa), một phần vừa phải protein (một phần tư đĩa) và tinh bột (một phần tư còn lại).

Ngũ cốc, đậu và rau quả có tinh bột (6 khẩu phần hoặc nhiều hơn một ngày)

Các thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc, mì ống, và các loại rau giàu tinh bột nằm ở dưới đáy tháp dinh dưỡng bởi vì chúng là nền tảng cho chế độ ăn kiêng của bạn. Được xếp cùng một nhóm, những thực phẩm này được kết hợp với các vitamin, khoáng chất, chất xơ và các carbohydrate tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, điều quan trọng là ăn thức ăn có nhiều chất xơ. Chọn thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên hạt hoặc bánh quy giòn, bánh ngô, cám ngũ cốc, gạo nâu, hoặc đậu. Sử dụng bột mì nguyên cám hoặc các loại bột ngũ cốc nguyên hạt khác để nấu ăn hoặc làm bánh. Chọn bánh mì ít chất béo, chẳng hạn như bánh mì vòng, bánh tráng ngô tortillas, bánh nướng xốp Anh và bánh mì pita.

Rau củ (3 – 5 khẩu phần một ngày)

Chọn rau củ tươi hoặc đông lạnh mà không có nước sốt, chất béo hoặc muối. Lựa chọn các loại rau củ có màu xanh sẫm và vàng đậm chẳng hạn như rau chân vịt, bông cải xanh, xà lách romaine, cà rốt và ớt.

Trái cây (2-4 khẩu phần một ngày)

Chọn các loại trái cây thường xuyên hơn so với các loại nước ép. Trái cây có nhiều chất xơ. Quả có múi như cam, bưởi và quýt là tốt nhất. Uống nước ép trái cây mà không cho thêm chất ngọt hoặc xirô.

Sữa (2-3 khẩu phần một ngày)

Chọn sữa ít chất béo hoặc không béo hoặc sữa chua. Sữa chua đã có sẵn đường tự nhiên, nhưng nó cũng có thể chứa thêm đường hoặc chất ngọt nhân tạo. Sữa chua với chất làm ngọt nhân tạo chứa ít calo hơn so với sữa chua thêm đường.

Thịt và cá (2-3 khẩu phần một ngày)

Ăn cá và gia cầm thường xuyên hơn. Bỏ da gà và gà tây. Chọn thịt nạc của thịt bò, thịt bê, thịt heo, hoặc thịt rừng. Loại bỏ tất cả phần mỡ có thể nhìn thấy từ thịt. Nướng, quay, nướng vỉ hoặc luộc thay vì chiên xào.
Chất béo, rượu và đồ ngọt

Nói chung, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, chẳng hạn như bánh mì kẹp thịt, phô mai, thịt xông khói và bơ.

Nếu bạn chọn uống rượu, hạn chế liều lượng và uống khi dùng bữa.

Kiểm tra với người theo dõi sức khỏe của bạn về tác dụng của rượu đến lượng đường trong máu để xác định một lượng an toàn cho bạn.

Kẹo có nhiều chất béo và đường, vì vậy hãy chọn loại có kích thước nhỏ. Sau đây là một số lời khuyên để giúp tránh ăn quá nhiều đồ ngọt:

  • Yêu cầu thêm thìa và nĩa để chia món tráng miệng của bạn với những người khác.
  • Ăn đồ ngọt loại không có đường
  • Luôn yêu cầu khẩu phần loại nhỏ.

Tìm hiểu làm thế nào để đọc nhãn thực phẩm và hỏi ý kiến chuyên gia khi lựa chọn thực phẩm.

Tài liệu tham khảo

https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007429.htm