Thứ Năm, 21/11/2024
Kết quả nghiên cứu mới Ngộ độc và dị ứng thực phẩm Dị ứng ở trẻ nhỏ có liên quan đến hàm lượng omega-3 và omega-6 trong máu cuống rốn

Dị ứng ở trẻ nhỏ có liên quan đến hàm lượng omega-3 và omega-6 trong máu cuống rốn

 

Tạp chí PLOS ONE, số ra ngày 10/7/2013

Tóm tắt: Theo nghiên cứu mới của Malin Barman và các đồng nghiệp tại trường Đại học Công nghệ Chalmers (Thụy Điển), những trẻ em có tỷ lệ các axit béo không bão hòa đa (poly-unsaturated fatty acid – PUFA) trong máu cuống rốn cao có nguy cơ phát triển bệnh dị ứng đường hô hấp và dị ứng da ở những năm đầu lứa tuổi thiếu niên.

Những nhà nghiên cứu theo dõi các bệnh dị ứng của 800 trẻ em sinh năm 1996 và 1997 đến khi các em 13 tuổi, sau đó tiến hành phân tích máu cuống rốn của một nhóm nhỏ gồm 44 em được chẩn đoán mắc bệnh dị ứng đường hô hấp, 37 em bị phát ban da mãn tính và 48 em không bị dị ứng (mẫu đối chứng). Kết quả phân tích các mẫu máu trong cuống rốn được lưu trữ từ lúc mới sinh của nhóm nhỏ này cho thấy rằng: những đối tượng có tỷ lệ các axit béo không bão hòa đa cao khi mới sinh có nguy cơ cao bị dị ứng khi trưởng thành. Ví dụ của axit béo không bão hòa đa là axit béo omega-3 (EPA, DHA từ cá hoặc ALA từ vài loại hạt) và omega-6 (axit linoleic). Xem thêm về axit béo omega-3 và omega-6 (link qua bài 1.a.3.5- chưa đăng)

di ung duong ho hap

Nhóm trẻ em bị dị ứng ở tuổi 13 có tỷ lệ omega-3 và omega-6 trong máu cuống rốn cao hơn so với nhóm trẻ em khỏe mạnh. Ngược lại, các trẻ bị dị ứng này có hàm lượng chất béo không bão hòa đơn thấp hơn so với trẻ khỏe mạnh. Nguy cơ mắc bệnh dị ứng đường hô hấp của các trẻ có hàm lượng các axit béo bão hòa đa cao không phụ thuộc vào tiền sử dị ứng của mẹ, có nghĩa là các trẻ em này có nguy cơ mắc bệnh dị ứng đường hô hấp là như nhau dù mẹ của trẻ có bị dị ứng hay không. Nghiên cứu cho biết, “Cơ chế mà các chất béo này ảnh hưởng đến sự phát triển dị ứng vẫn chưa được biết rõ, nhưng nó có thể liên quan đến việc làm suy giảm sự kích hoạt miễn dịch ở trẻ sơ sinh, sự kích hoạt này vốn cần thiết cho sự phát triển hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh”.

Tài liệu tham khảo

http://www.sciencedaily.com/releases/2013/07/130710182936.htm