Thứ Hai, 25/11/2024
An toàn thực phẩm Ngộ độc thực phẩm Coxiella burnetii – Thông tin tóm tắt cho người tiêu dùng

Coxiella burnetii – Thông tin tóm tắt cho người tiêu dùng

 

Vi khuẩn Coxiella burnetii gây ra căn bệnh được gọi là bệnh sốt Q, có hai dạng bệnh khác nhau.

Một số người bệnh có thể có triệu chứng, trong khi một số khác thì không, và tình trạng bệnh sẽ phụ thuộc vào dạng bệnh họ mắc phải. (1) Dạng 1, các triệu chứng thường tự biến mất (mặc dù chúng có thể trở nên nghiêm trọng hơn) hoặc sau khi người bệnh dùng kháng sinh. Các triệu chứng bệnh có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng thường gặp là sốt cao; nhức đầu dữ dội; đau cơ; ớn lạnh; đổ mồ hôi nhiều; buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy; ho khan và đau bụng hoặc ngực. Cơn sốt thường kéo dài một hoặc hai tuần. Với kiểu bệnh này, khoảng 1% số người bệnh tử vong, khi nhiễm trùng lan đến tim hoặc phổi. (2) Dạng 2, bệnh mãn tính, nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến tử vong với tỷ lệ hơn 60% cho số trường hợp không được điều trị. Hầu hết mọi người không bị bệnh dạng 2 này và dạng này thường gặp ở những người đã có bệnh nghiêm trọng khác hoặc ở phụ nữ đang mang thai. Sốt Q mãn tính có thể không tiến triển cho đến 6 tuần hoặc nhiều năm sau khi một người bị nhiễm bệnh. Nhiễm trùng thường lan đến niêm mạc của tim và cũng có thể lan đến não hoặc niêm mạc của não hoặc đến gan hoặc phổi. Bệnh tái phát ở khoảng một nửa số người bị bệnh sốt Q mãn tính, là những người dường như đã hồi phục sau khi được điều trị.

Vi khuẩn Coxiella burnetii

Coxiella burnetii, vi khuẩn nội bào, Gram âm, là tác nhân gây bệnh sốt Q. Coxiella burnetii có khả năng chống chịu với các điều kiện vật lý cực kỳ khắc nghiệt như: nhiệt độ, pH thấp và cao, độ ẩm cao, do chúng có giai đoạn tồn tại giống như bào tử.

Những tế bào này có thể tồn tại lâu dài trong môi trường và trong thực phẩm bị ô nhiễm, chẳng hạn như sữa chưa được thanh/tiệt trùng. Do C. burnetii có khả năng lây lan qua các bình phun xịt và có liều lượng lây nhiễm thấp, nên Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã tuyên bố chúng là tác nhân khủng bố sinh học tiềm năng loại B.

C. burnetii từ lâu đã được coi là mầm bệnh không hình thành bào tử, chịu nhiệt tốt nhất được tìm thấy trong sữa, vì vậy chúng trở thành sinh vật chuẩn để xác định điều kiện thanh/tiệt trùng thích hợp.

Bệnh liên quan tới vi khuẩn Coxiella burnetii

Sốt Q được mô tả là một căn bệnh có tên gọi “bệnh Q”, xuất hiện đầu tiên ở các công nhân của lò giết mổ ở Úc vào cuối những năm 1930 và hiện nay được biết đến trên toàn thế giới là căn bệnh có liên quan đến các công việc chăn nuôi. Có hai dạng bệnh: dạng cấp tính có thể có hoặc không có triệu chứng và nói chung là ít nghiêm trọng hơn, mặc dù nó có khả năng gây biến chứng và dạng mãn tính ít phổ biến hơn, có xu hướng bệnh nghiêm trọng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.

Sốt Q cấp tính Sốt Q mãn tính
Tỷ lệ tử vong < 1% >60%, nếu không điều trị
Lưu lượng lây nhiễm Ít hơn 10 vi khuẩn Ít hơn 10 vi khuẩn
Thời gian ủ bệnh –         Sớm nhất là 2 tuần

–         Thời gian trung bình xuất hiện triệu chứng: 20 ngày.

Từ 6 tuần đến 1 năm sau đợt bệnh cấp tính.
Bệnh tật/ Biến chứng Bệnh tật:

–         Đôi khi không có triệu trứng.

–         Triệu chứng giống như bệnh cảm cúm.

–         Dễ dàng điều trị bằng kháng sinh.

Biến chứng:

–         Viêm phổi, viêm gan và viêm cơ tim.

Bệnh tật:

–         <5% bệnh nhân có biểu hiện sốt Q mãn tính.

–         Thường xảy ra ở những bệnh nhân đã bị suy yếu do mang thai, bệnh van tim hoặc bệnh khác.

Biến chứng:

–         Phần lớn liên quan tới bệnh gan, viêm màng não, viêm màng ngoài tim, viêm phổi.

Thời gian 1-2 tuần Thường khỏi bệnh sau khi điều trị kháng sinh kéo dài (18 tháng) nhưng khoảng 50% dễ bị tái phát.
Đường xâm nhập/ lây nhiễm –         Đường hô hấp.

–         Ăn uống: sử dụng sữa hoặc chế phẩm từ sữa chưa được thanh/tiệt trùng.

–         Qua vết cắn của ve, bọ.

–         Đường hô hấp.

–         Ăn uống: sử dụng sữa hoặc chế phẩm từ sữa chưa được thanh/tiệt trùng.

–         Qua vết cắn của ve, bọ.

Con đường/ lộ trình Vi khuẩn xâm nhập vào tế bào vật chủ à nhân lên trong không bào bảo vệ trước khi tách khỏi tế bào vật chủ à lây lan sang các tế bào khỏe mạnh khác. Vi khuẩn xâm nhập vào tế bào vật chủ à nhân lên trong không bào bảo vệ trước khi tách khỏi tế bào vật chủ à lây lan sang các tế bào khỏe mạnh khác.

Tần suất xuất hiện bệnh sốt Q

Kể từ lần đầu tiên ca bệnh được báo cáo, số ca sốt Q đã tăng đều đặn:

  • Năm 2000: 17 ca khởi phát
  • Năm 2007: hơn 160 ca
  • Năm 2008: 132 ca (117 ca cấp tính và 15 ca mãn tính).
  • Kể từ thời điểm trên: 90 đến 110 ca cấp tính và 20 đến 25 ca mãn tính sốt Q đã được báo cáo mỗi năm.

Nguồn lây nhiễm bệnh sốt Q

C. burnetii được phát hiện gần như trên toàn thế giới và chúng được bài tiết thông qua nước tiểu, sữa, phân và các sản phẩm tạo ra từ các vật chủ khác nhau, như con người, gia súc, cừu, dê, các loài bò sát và chim. Bọ ve cũng là một ổ chứa và có thể truyền vi khuẩn trực tiếp qua vết cắn hoặc gián tiếp qua phân bị nhiễm bệnh. Hít phải vi khuẩn dạng khí dung là con đường lây truyền phổ biến nhất, mặc dù truyền nhiễm cũng có thể xảy ra khi ăn/uống phải sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa thanh/tiệt trùng bị ô nhiễm hoặc qua bọ ve.

Chẩn đoán bệnh sốt Q

Chẩn đoán lâm sàng sốt Q rất khó, do có nhiều bệnh có cùng triệu chứng. Tuy nhiên, phản ứng chuỗi polymerase (PCR) có thể được sử dụng để phát hiện sớm bệnh khi các xét nghiệm kháng thể thông thường không hiệu quả. Sau khi bệnh phát triển đầy đủ, các xét nghiệm huyết thanh ít nhạy cảm hơn, chẳng hạn như xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) chống lại các kháng thể đặc hiệu của C. burnetii, có khả năng xác nhận chẩn đoán.

Đối tượng nhiễm bệnh sốt Q

Sốt Q có liên quan hầu hết đến các công việc trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là ở những nơi có thể phổ biến quá trình phun khí dung vào các sản phẩm chăn nuôi. Sốt Q thường gặp ở nam nhiều hơn nữ và ở người lớn nhiều hơn trẻ em, có thể do đặc điểm nghề nghiệp của công nhân chăn nuôi. Độ tuổi trung bình của những người bị ảnh hưởng là từ 45 đến 50 tuổi. Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sẩy thai nếu mắc phải bệnh này.

Phân tích C. burnetii trong thực phẩm

Mức độ thanh/tiệt trùng FDA bắt buộc đối với sữa thương mại giữa các tiểu bang ở Hoa Kỳ là gây chết C. burnetii, về cơ bản là ngăn cản khả năng xuất hiện của vi sinh vật trong sản phẩm này. Nếu cần phân tích C. burnetii, yêu cầu cần có động vật chủ sống hoặc nuôi cấy mô để nhân giống vi sinh vật.

Các đợt bùng phát bệnh sốt Q

Vào tháng 7 năm 2011, ba phụ nữ, ở Michigan (tuổi từ 30 đến 40), được chẩn đoán mắc bệnh sốt Q cấp tính sau khi uống phải sữa tươi chưa tiệt trùng.

Vào tháng 4 năm 2011, tại bang Washington, một đợt bùng phát bệnh liên quan đến sáu ca bệnh đã xảy ra, được cho là do hít phải các hạt bụi trong chuồng ô nhiễm bởi những con dê bị nhiễm bệnh. Một số con dê trong số này đã được bán và bị nghi ngờ là nguồn gốc của một đợt phát bệnh tại Montana bao gồm sáu trường hợp.

Trong khoảng thời gian 4 năm, bắt đầu từ 2007, một đợt bùng phát bệnh cực kỳ lớn ở Hà Lan đã gây ra gần 4.000 ca bệnh. Trong trường hợp này, dê và cừu sữa dường như là nguồn gây ra dịch bệnh, với 30 trang trại có tỷ lệ phá thai ở gia súc rất cao.

Tài liệu tham khảo

http://www.fda.gov/Food/FoodborneIllnessContaminants/CausesOfIllnessBadBugBook/