Thứ Năm, 21/09/2023

Quy trình sản xuất bia

 

Bia được uống từ rất lâu đời, khoảng 4000 năm trước Công Nguyên và ở vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia). Bia lúc đó được cho là một loại thức uống thần thánh, được làm từ hạt ngũ cốc (như là lúa mạch trắng và lúa mạch đen) nhưng không có sử dụng hoa houblon. Trong cuộc viễn chinh chữ thập ở Châu Âu, người Châu Âu khám phá ra các loại gia vị và tăng hương vị cho bia với quế (cinnamon) và đinh hương (clove). Ở thế kỷ thứ 15, người Bắc Âu sử dụng hoa houblon như là gia vị và tạo ra loại bia mà chúng ta biết tới ngày nay.

Bia là sản phẩm lên men từ ngũ cốc và nước. Lúa mạch dùng để sản xuất bia được trồng ở các tỉnh phía tây và quá trình tạo malt được thực hiện ở nơi khác.

Công ty sản xuất bia thường có nhà máy lọc nước riêng giúp lọc nước để loại bỏ chlorine.

Thùng nguyên liệu có thể chứa 80.000 lít nước. Khoảng 10-15 tấn malt và một loại ngũ cốc khác được cho vào. Malt đen được sử dụng, là loại malt được xử lý ở nhiệt độ cao. Quá trình chuẩn bị này cần khoảng 2 h, và hỗn hợp được quấy liên tục để ngăn chặn sự lắng tụ. Khi bơm chuyển hỗn hợp này sang thùng chứa khác, trên bề mặt sẽ xuất hiện nhiều bọt được hình thành từ protein có trong malt dưới tác động xáo trộn của quá trình bơm.

Hỗn hợp sau đó được trích ly khỏi bã và đun nóng trong thời gian khoảng 5 h. Trong quá trình nấu, công nhân sẽ lấy mẫu nhiều lần ở các giai đoạn khác nhau để kiểm soát quá trình. Phần bã sẽ được dùng cho chăn nuôi gia súc.

Phần dung dịch ngũ cốc (wort) sau đó được lọc lần nữa. Mẫu được lấy từ thùng chứa để đánh giá hàm lượng đường và chất lượng của wort.

Sau đó hoa houblon được cho vào, hoa tạo ra vị đắng và mùi thơm đặc trưng cho bia. Quá trình ủ bia bắt đầu, được kiểm soát bởi hệ thống điện tử. Men bia được cho vào để tiến hành quá trình lên men, thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Bọt tạo thành chứng tỏ quá trình lên men đã diễn ra và đường được chuyển hóa thành rượu. Mỗi thùng lên men được kiểm soát bằng một máy tính để duy trình một nhiệt độ cố định trong suốt quá trình lên men.

Sau đó bia được tiếp tục ủ trong vòng 3 tuần nữa. Tiếp theo đó bia sẽ được lọc để loại bỏ những thành phần gây đục cho bia. Bia cần được lọc hai lần để tạo thành thành phẩm trong suốt.

Ở khâu đóng chai, chai trước tiên được rửa sạch, tiệt trùng và đi vào giao đoạn rót chai với tốc độ 1000 chai/phút. Sau đó chai được đóng nắp và thanh trùng, rồi dán nhãn và đóng thùng.

Tài liệu tham khảo

https://www.youtube.com/watch?v=OH295LYOwxk&list=PLfCk374GUQIj46VRW-dydG0TsFdv3QgBr&index=74