Nội dung chính
Khi được hỏi về việc phát triển ý tưởng này, chỉ có 17% trong số 415 nông dân, người đầu tư nông nghiệp và người tiêu dùng được phỏng vấn ở Flanders, Belgium phản đối. Các thành phẩm chăn nuôi sau khi đã áp dụng thức ăn có côn trùng được xem là có tính bền vững cao hơn, giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe hơn, nhưng có nguy cơ xuất hiện các vị lạ và các chất gây dị ứng, đồng thời mang tính kinh doanh thấp – theo như một nghiên cứu đã được công bố trong “Khoa học và kĩ thuật chăn nuôi động vật”.
Nghiên cứu
Sử dụng côn trùng trong thức ăn của vật nuôi là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao tính bền vững chế độ ăn của vật nuôi và duy trì tính hợp pháp của việc sản xuất các sản phẩm từ gia súc hiện nay. Một đội nghiên cứu từ khoa Công nghệ sinh học của Đại học Ghent đã phỏng vấn 196 nông dân, 137 nhà đầu tư nông nghiệp và 82 người tiêu dùng về thái độ, sự tin tưởng ở chất lượng sản phẩm, lợi ích dự tính được cũng như rủi ro, mối quan ngại và sự ủng hộ sử dụng phương pháp dùng côn trùng trong thức ăn chăn nuôi và các thành phẩm chăn nuôi thu hoạch được sau khi áp dụng chế độ dinh dưỡng có thức ăn côn trùng. Nghiên cứu này đã đươc công bố vào tháng 1 năm 2015 ở Flanders, Belgium, nơi có nền công nghiệp chăn nuôi gia súc phát triển mạnh.
Sự ủng hộ
Các nhà đầu tư nông nghiệp đã có phản ứng tích cực nhất đối với việc sử dụng côn trùng trong thức ăn của động vật (đạt trung bình 4.16 trên thang điểm từ 1 đến 5), sau đó là người tiêu dùng (3.89) và nông dân (3.83). Ý tưởng này được người dân ủng hộ nhiều nhất đối với thức ăn của cá và gia cầm, tiếp đến là thức ăn của lợn, thấp hơn là thức ăn cho thú cưng và gia súc.
Thức ăn có thành phần từ côn trùng được xem là có tính bền vững cao hơn và có giá trị dinh dưỡng cao hơn cho động vật, nhưng lại có độ an toàn vi sinh vật thấp hơn các loại thức ăn truyền thống.
Các thành phẩm chăn nuôi thu hoạch được sau khi áp dụng chế độ ăn có thức ăn côn trùng được xem là giàu tính đề kháng, giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe hơn, nhưng cũng chứa các chất gây dị ứng và có thể có vị lạ, đồng thời mang tính kinh doanh thấp và ít được ưa chuộng trên thị trường. 17% số người được phỏng vấn đã từ chối các sản phẩm như trứng, thịt gia cầm thu hoạch từ động vật được cho ăn với chế độ thức ăn có côn trùng như trên, và chỉ có 25% số người được phỏng vấn từ chối các sản phẩm như thịt bò và sữa của các động vật này.
Lợi ích và rủi ro ước tính
Lợi ích được ước tính nhiều nhất của phương pháp sử dụng côn trùng trong thức ăn chăn nuôi gắn liền với việc giảm sự phụ thuộc của nền công nghiệp chăn nuôi vào nguồn nguyên liệu protein nhập khẩu, cũng như việc tăng cường sự bình ổn giá của các sản phẩm hữu cơ phụ. Bên cạnh đó, rủi ro cao nhất được ước tính là những tác động mạnh vào sự đa dạng sinh học của các loài côn trùng ở phạm vi ngoài địa phương và sự xâm nhập của vi trùng gây hại vào lưới thức ăn.
Sự ủng hộ của luật pháp, cộng đồng người tiêu dùng và thái độ của nhà phân phối được xem là tín hiệu “bật đèn” cho những mối lo ngại chính về ý tưởng này. Tuy vậy, nhìn chung, lợi ích được ước tính vượt trội hơn những rủi ro và quan ngại. Chính những lợi ích đó đóng vai trò quyết định tác động đến tâm lý ủng hộ phương pháp sử dụng thức ăn có côn trùng cho động vật của người chăn nuôi và người tiêu dùng.
Thái độ ủng hộ đối với thức ăn sử dụng côn trùng
Nhân tố đóng vai trò quyết định để thức ăn gia súc có thành phần từ côn trùng được chấp nhận chính là thái độ của người tiêu dùng khi họ sẵn sàng tiêu thụ sản phẩm thu hoạch từ gia súc được cho ăn bằng phương pháp này. “Người ta càng nghĩ côn trùng có lợi cho sức khỏe và được sử dụng làm thức ăn cho người thì họ cũng sẽ càng tin rằng côn trùng hoàn toàn phù hợp để trở thành một thành tố trong thức ăn của vật nuôi” – chuyên gia Wim Verbeke, người chỉ đạo nghiên cứu này, cho biết.
“Thực tiễn của nghiên cứu này cho thấy rằng những vấn đề đang tranh cãi nên tập trung chủ yếu vào việc sử dụng côn trùng trong thức ăn của cá, gia cầm và lợn, trong khi đó thì sữa, các sản phẩm hằng ngày và thịt thu hoạch từ gia súc được cho ăn theo phương pháp trên lại mang lại lợi nhuận thấp và ít được ưa chuộng, điều này đã chỉ ra rằng việc cho côn trùng vào thức ăn cho gia súc không hề phổ biến hiện nay”, tác giả của nghiên cứu này cho biết.
Tác giả kết luận rằng khả năng tích cực xung quanh ý tưởng dùng côn trùng trong thức ăn của động vật, như đã nêu trong bài nghiên cứu, đang tạo đà để họ tiến tới giải quyết các vấn đề đang còn tranh cãi và tận dụng nguồn protein hoàn toàn mới này để sản xuất thức ăn động vật.
Tài liệu tham khảo:
http://www.sciencedaily.com/releases/2015/04/150415091335.htm