Thứ Năm, 21/11/2024
Nhãn thực phẩm 6 loại tuyên bố trên nhãn thực phẩm bạn cần hiểu

6 loại tuyên bố trên nhãn thực phẩm bạn cần hiểu

 

Có phải nhãn thực phẩm làm cho bạn bị rối? Có phải các tuyên bố và những con số gây khó khăn cho bạn khi quyết định sản phẩm nào là tốt nhất cho bạn và gia đình?

Để giúp bạn giải mã tất cả các tuyên bố được ghi trên bao bì thực phẩm, bài viết này tóm tắt 6 loại tuyên bố thông dụng nhất trên nhãn thực phẩm và ý nghĩa thật sự của chúng.

97% Fat Free ( 97% không chất béo)
Đây có thể là một trong những tuyên bố thường gặp nhất trên nhãn thực phẩm và cũng gây hiểu nhầm nhiều nhất. Dành cho những người đang tìm cách giảm một vài kilo, từ “fat free” (không chất béo) là một quân bài thu hút nhất. “97% fat free” nghĩa là sản phẩm chứa 3% chất béo, tuy nhiên nó không nhất thiết có nghĩa là sản phẩm này có ít chất béo và vì vậy không có nghĩa là đây sẽ là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe. Thực phẩm với 3% chất béo hoặc ít hơn là những sản phẩm hợp pháp cho phép ghi tuyên bố này. Vì vậy, bạn cũng sẽ thấy sản phẩm 98% và 99% fat-free trên các gian hàng trong siêu thị.
Điểm quan trọng: “Fat-free” không nhất thiết có nghĩa là khỏe mạnh. Sản phẩm, mặc dù fat-free, có thể chứa đầy đường, không giúp ích cho nhu cần cá nhân trong việc giảm một vài kilo.

3.b.16Low fat (ít chất béo)
Một sản phẩm ít chất béo phải chứa ít hơn 3% chất béo (hoặc 1,5% nếu sản phẩm dạng lỏng), tuy nhiên giống như trên, low fat không có nghĩa là lựa chọn lành mạnh nhất. Một lượng lớn đường thêm vào hoặc thậm chí đường tự nhiên sẽ làm giảm sự có lợi cho sức khỏe của sản phẩm.
Điểm quan trọng: cố gắng tránh bị thu hút bởi những thứ được viết trên bao bì, gạt nó sang một bên và nhìn vào lượng chất béo và lượng đường của sản phẩm. Tìm kiếm những sản phẩm có ít hơn 5g chất béo tổng/100g và ít hơn 10-15g đường/100g.

3.b.16 .1Light hay Lite (ít, nhạt, nhẹ)
Đây là tuyên bố được dùng rộng rãi và thường gây hiểu nhầm, được dùng trong nhiều loại sản phẩm thực phẩm. Thật không may “’light” hay “lite” không có nghĩa sản phẩm ít chất béo hay calo. “Light” có thể liên quan tới cấu trúc xốp, màu sắc nhạt hoặc hương vị nhẹ. Nhãn thường sẽ dùng từ “light” một cách chung chung cho sản phẩm. Ví dụ, “light olive” là loại dầu oliu có hương vị nhẹ, không gắt, nhưng lượng chất béo thì tương đương với dầu oliu được chiết xuất nguyên chất thông thường.
Điểm quan trọng: đảm bảo là bạn sẽ đọc nhãn sản phẩm và tìm hiểu xem “light” trên nhãn sản phẩm có nghĩa là gì. Nếu nghi ngờ, hãy đọc thông tin trong bảng dinh dưỡng.

3.b.16 .2Fresh (tươi)
Khi bạn thấy từ “fresh” trên sản phẩm bạn có thể nghĩ đến những sản phẩm rau củ được hái bằng tay, được thu hoạch chỉ vài giờ trước và tràn đầy chất dinh dưỡng. Không may, đây không phải là trường hợp đó. “Fresh” chỉ có nghĩa là sản phẩm không bị đông lạnh, đóng hộp, xử lý ở nhiệt độ cao hay xử lý hóa chất. Tuy nhiên, nó có thể trải qua nhiều giờ trong tủ lạnh, chế biến và vận chuyển.
Điểm quan trọng: nếu bạn đang tìm kiếm thực phẩm “tươi”, bạn nên chọn những sản phẩm không đóng gói và không qua chế biến.

3.b.16 .3Baked Not Fried (nướng không chiên)
Một tuyên bố thường thấy trên sản phẩm khoai tây miếng, bánh quy và các loại bánh snack khác, tuyên bố này làm người tiêu dùng tin tưởng rằng sản phẩm là ít chất béo hơn và cho nên lành mạnh hơn. Không may, đây không phải là sự thật, vì sản phẩm nướng có thể chứa nhiều dầu mỡ như khi chiên, vì vậy hãy kiểm tra nhãn thực phẩm của bạn!
Điểm quan trọng: chắc chắn phải kiểm tra bảng dinh dưỡng và tìm hiểu tổng lượng chất béo trên 100g sản phẩm.

3.b.16 .4Low hay No Cholesterol (thấp hay không có cholesterol)
Đây là một sự tuyên bố vô nghĩa. Tại sao? Vì cholesterol từ thực phẩm không phải là vấn đề mà chúng ta lo lắng, mà vấn đề chúng ta cần quan tâm khi nồng độ cholesterol trong máu quá cao là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Nhiều người mắc sai lầm “không cholesterol” nghĩa là “không chất béo”, điều đó hoàn toàn không đúng. Nhiều thực phẩm không chứa cholesterol, như là dầu oliu, quả hạch, bơ thực vật và trái bơ tất cả đều tự nhiên không có cholesterol nhưng vẫn chứa lượng lớn chất béo. Hơn nữa, thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường không có chứa cholesterol. Chỉ thực phẩm động vật, như là thịt, sản phẩm từ sữa và trứng là có chứa cholesterol.
Điểm quan trọng: trừ khi đó là trên sản phẩm thịt, sản phẩm từ sữa hoặc trứng/sản phẩm từ trứng, tuyên bố cholesterol-free (không chứa cholesterol) không có ý nghĩa gì cả. Đừng bị dụ dỗ!
Tổng kết
Chú ý những điều trên khi bạn đang tìm kiếm những gian hàng trong siêu thị cho sự lựa chọn lành mạnh nhất. Cố gắng đừng bị thu hút vào những tuyên bố hào nhoáng trên bao bì, thay vào đó gạt nó sang một bên và nhìn vào thành phần nó thật sự chứa. Nếu có thể, hãy chọn thực phẩm tươi, chưa chế biến hoặc chế biến ít nhất để tránh bị đánh lừa.
Dùng những hướng dẫn bên dưới để giúp bạn đưa ra những lựa chọn khỏe mạnh. Đảm bảo luôn so sánh thực phẩm trên 100g sản phẩm.
Mục đích để:
Tổng chất béo – ít hơn 10g/100g
Chất béo bão hòa – ít hơn 3g/100g
Đường – ít hơn 15g/100g
Muối/ Natri – ít hơn 400mg/100g
Chất xơ – 7,5g/100g hoặc hơn

Tài liệu tham khảo:

http://www.wahealthgroup.com.au/dietitian-canning-vale-fremantlewahealthgroup/6-food-label-claims-you-need-to-understand/