trẻ em – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.23 Chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ https://thucphamcongdong.vn/che-do-an-uong-lanh-manh-cho-tre-1-b-c-72.html Sun, 28 Feb 2021 15:30:19 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=49148

Xây dựng bữa ăn cân đối, lành mạnh kết hợp với các hoạt động nâng cao thể chất giúp trẻ phát triển một cách toàn diện

Bài viết Chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Để trẻ em có thể phát triển một cách toàn diện, cộng đồng và gia đình có thể giúp trẻ định hình những hành vi ăn uống lành mạnh kết hợp với các hoạt động nâng cao thể chất. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách để giúp trẻ có những lựa chọn ăn uống tốt nhất.

Xây dựng một bữa ăn cân đối

Sự đa dạng của các loại thực phẩm khác nhau sẽ làm cho hương vị của bữa ăn trở nên phong phú và hấp dẫn hơn. Đây cũng chính là chìa khóa giúp cân bằng chế độ ăn uống hàng ngày, bởi mỗi loại thực phẩm sẽ mang lại các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau – chất dinh dưỡng đa lượng (chất đường, protein và chất béo) và các nguyên tố vi lượng (vitamin và khoáng chất).

Một bữa ăn cân đối cho trẻ không bao gồm đồ uống có đường, đồ ngọt và các món ăn vặt không lành mạnh. Chúng không được xem là thực phẩm hàng ngày và nên hạn chế ăn, uống các sản phẩm này.

Hãy bắt đầu một chế độ ăn giàu dinh dưỡng với một nửa khẩu phần ăn là các loại rau, trái cây nhiều màu sắc và nửa còn lại với ngũ cốc nguyên hạt, protein lành mạnh.

Rau củ

  • Càng nhiều rau và nhiều các loại rau khác nhau càng tốt.
  • Khoai tây và khoai tây chiên không nằm trong nhóm rau vì chúng có thể có những ảnh hưởng xấu đến hàm lượng đường trong máu.
    Nguồn ảnh: Unsplash/ Alexandr Podvalny

Hoa quả

  • Ăn các loại trái cây nhiều màu sắc.
  • Ăn trái cây trực tiếp thay vì uống nước ép (chỉ nên uống tối đa một ly nhỏ nước trái cây mỗi ngày).
    Nguồn ảnh: Unsplash/ Brooke Lark

Ngũ cốc nguyên hạt

  • Chọn ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt chưa bị tinh chế quá nhiều.
  • Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì nguyên cám, gạo lứt, hạt quinoa và một số thực phẩm như mì ống hoặc bánh mì làm từ bột mỳ nguyên cám sẽ ít ảnh hưởng đến đường huyết và insulin hơn so với gạo trắng, bánh mì, bánh pizza, mì ống, và các loại ngũ cốc đã qua chế biến khác.
    Nguồn ảnh: Unsplash/ Priscilla Du Preez

Tóm lại: Lựa chọn nguồn carbohydrate (chất bột đường) phù hợp quan trọng hơn là khối lượng carbohydrate nạp vào. Ví dụ: một số nguồn carbohydrate – như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và đậu sẽ tốt cho sức khỏe hơn so với đường, khoai tây, và thực phẩm làm từ bột mì trắng.

Protein lành mạnh

  • Chọn các loại protein có nguồn gốc thực vật như đậu que, đậu Hà Lan, các quả hạch, hạt và protein có nguồn gốc động vật như cá, trứng và thịt gia cầm.
  • Hạn chế thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu) và tránh các loại thịt chế biến sẵn (thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng).
    Nguồn ảnh: https://www.rrrc.run/all-about-protein/

Chất béo lành mạnh

Chất béo là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của trẻ. Vấn đề cần chú ý ở đây là nên dùng loại chất béo nào.

Hãy thường xuyên chọn thực phẩm lành mạnh chứa chất béo không bão hòa (như cá, quả hạch, hạt và dầu thực vật lành mạnh), và hạn chế thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao (đặc biệt là thịt đỏ), và tránh chất béo chuyển hóa hay trans fat không lành mạnh (từ dầu ăn hydro hóa một phần):

  • Sử dụng các loại dầu thực vật lành mạnh cho nấu ăn hoặc các món salad như dầu ô liu nguyên chất, hạt cải, hạt bắp, hướng dương và dầu đậu phộng.
  • Hạn chế sử dụng bơ thường xuyên.
Nguồn ảnh: https://www.webmd.com/food-recipes/ss/slideshow-healthiest-cooking-oils

Tóm lại: Nên dùng các loại dầu lành mạnh cho các bữa ăn thay cho các chất béo khác.

Thực phẩm từ sữa

Các thực phẩm từ sữa nên chiếm một phần nhỏ hơn so với các loại thực phẩm chính trong khẩu phần ăn hàng ngày:

  • Chọn sữa không thêm vị, sữa chua nguyên chất, một lượng nhỏ phô mai và các loại thực phẩm từ sữa không đường khác.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa khác là nguồn cung cấp canxi và vitamin D, nhưng lượng tiêu thụ tối ưu cho các sản phẩm từ sữa vẫn chưa được xác định và cần được nghiên cứu cụ thể. Đối với trẻ em uống ít hoặc không uống sữa, hãy hỏi bác sĩ về cách bổ sung thêm canxi và vitamin D.
Nguồn ảnh: https://www.newfoodmagazine.com

Nước

Đây là lựa chọn hàng đầu cho thức uống trong các bữa ăn chính và ăn nhẹ, cũng như khi hoạt động:

  • Nước là sự lựa chọn tốt nhất để làm dịu cơn khát của chúng ta. Nó cũng không chứa đường và có thể dễ dàng tiếp cận đối với hầu hết mọi người.
  • Hạn chế nước ép trái cây và tránh các loại đồ uống có đường như sô-đa, đồ uống vị trái cây và nước tăng lực vì những thức uống này cung cấp nhiều calo nhưng lại không có các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Theo thời gian, thường xuyên dùng các loại đồ uống có đường có thể dẫn đến tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim cùng các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khác.
    Nguồn ảnh: Unsplash/ Johnny McClung

Các hoạt động tăng cường thể chất

Bên cạnh việc lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp, duy trì các hoạt động thể chất hàng ngày cũng là một phần của công thức để giữ gìn sức khỏe:

  • Thay vì ngồi không tại chỗ, hãy tham gia các bài tập thể dục nhằm nâng cao sức khỏe.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên nên dành ít nhất một giờ cho các hoạt động thể thao mỗi ngày. Không nhất thiết phải cần một thiết bị tập riêng hoặc đến phòng tập thể dục – chúng ta vẫn có thể chọn các hoạt động thể chất cho trẻ em như trò chơi kéo co, hoặc các trò chơi đòi hỏi vận động khác ở sân chơi.
    Nguồn ảnh: Unsplash/ Robert Collins

Tài liệu tham khảo

https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/kids-healthy-eating-plate/

Bài viết Chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Nước trái cây có tốt cho trẻ em hay không ? https://thucphamcongdong.vn/nuoc-trai-cay-co-tot-cho-tre-em-hay-khong-1-b-c-48.html Mon, 28 Nov 2016 01:42:29 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=7130 Nước trái cây có tốt cho trẻ em không

Nước trái cây không thật sự tốt cho trẻ em. Bởi vì nước ép có ít chất xơ và ít dinh dưỡng hơn trái cây tươi. Nước trái cây còn thường có lượng đường cao hơn trái cây tươi.

Bài viết Nước trái cây có tốt cho trẻ em hay không ? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Nước trái cây có tốt cho trẻ em không

Sarah Jane Schwarzenberg – Chuyên gia tiêu hóa và dinh dưỡng trẻ em

Nước trái cây không thật sự tốt cho trẻ em. Bởi vì nước ép có ít chất xơ và ít dinh dưỡng hơn trái cây tươi. Nó còn thường có lượng đường cao hơn trái cây tươi. Ngoài ra, phần lớn các loại được bán như nước ép táo có xu hướng được bổ sung dịch ép lê hoặc nho giàu đường để tạo vị ngọt đậm đà hơn.

Nước trái cây có tốt cho trẻ em không

Con bạn sẽ nhận được nhiều dinh dưỡng, nhiều chất xơ hơn và lượng đường ít hơn bằng cách ăn trái cây tươi để thay thế. Vì vậy sẽ tốt hơn cho trẻ khi ăn trái cây và uống nước (Xem thêm: Trẻ em có thực sự uống nước nhiều không?).

Nước ép trái cây cũng góp phần gây bệnh béo phì vì trẻ có thể cảm thấy no khi dùng nhiều nước ép và vì vậy ăn ít các thực phẩm lành mạnh khác. Và quá nhiều nước ép cũng có thể gây bệnh tiêu chảy và sâu răng.

Tuy nhiên, nước trái cây không phải hoàn toàn xấu. Một ly nước ép nhỏ là cách tiện lợi để cung cấp một trong 4-5 khẩu phần trái cây và rau hàng ngày của trẻ. (Trẻ em từ 1 đến 6 tuổi có thể dùng ½ đến ¾ ly/ngày, tương đương với gần 120-180 mL/ngày. Những trẻ từ 7 tuổi trở lên có thể uống 1 ly hoặc 240 mL mỗi ngày. Em bé không nên dùng bất kỳ loại nước trái cây nào.)

Nước trái cây

(Nguồn ảnh: http://www.rubyrockets.com)

Để hạn chế nước ép, hãy thử các lời khuyên sau:

  • Pha loãng nước trái cây với nước (một nửa nước ép và một nửa nước hoặc nước soda).
  • Tránh cho con bạn có thói quen uống nước ép cả ngày bằng cách để nước ép trong một chiếc cốc, chứ không phải một cái chai, hộp nước trái cây hoặc cốc sippy (loại cốc chống đổ ra ngoài cho trẻ), những vật dụng trẻ có thể mang đi theo bên mình.

Khi bạn cho trẻ dùng nước ép, hãy chọn những sản phẩm chứa 100% nước trái cây. Nước ép đặc biệt giàu vitamin và chất chống oxy hóa bao gồm cà chua, rau, quả lựu, nho, các loại dâu (berry) và cam. Nhiều nước trái cây có bổ sung thêm vitamin C (Xem thêm: Vitamin C trong chế độ ăn uống của trẻ) – mặc dù đây không phải là lý do để uống nước ép trái cây. Trẻ có thể bổ sung vitamin C bằng việc ăn trái cây và rau quả.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/404_is-juice-good-for-kids_10345293.bc

Bài viết Nước trái cây có tốt cho trẻ em hay không ? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Dị ứng thực phẩm https://thucphamcongdong.vn/di-ung-thuc-pham-1-b-b-14.html Sat, 27 Aug 2016 03:05:18 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6722

Trẻ có thể bị dị ứng thực phẩm không?
Có thể, mặc dù một loại dị ứng thực phẩm nghi ngờ thường hóa ra lại là một cái gì đó khác.

Bài viết Dị ứng thực phẩm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Trẻ có thể bị dị ứng thực phẩm không?

Có thể, mặc dù một loại dị ứng thực phẩm nghi ngờ thường hóa ra lại là một cái gì đó khác.

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) năm 2011, dựa vào Cuộc khảo sát Phỏng vấn Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia (National Health Interview Survey), 4,6% trẻ em dưới 18 tuổi bị dị ứng thực phẩm, tăng từ 3,5% trong năm 2000.

Bằng sự hiểu biết về chứng dị ứng biểu hiện như thế nào, bạn có thể nhận ra các dấu hiệu ban đầu trong trường hợp con bạn bị dị ứng. Hiểu biết này cũng rất quan trọng để biết bạn nên làm gì nếu con bạn có phản ứng dị ứng.

Điều gì xảy ra nếu trẻ có phản ứng dị ứng với một loại thực phẩm?

Nếu trẻ bị dị ứng với một loại thực phẩm, cơ thể trẻ sẽ xem thực phẩm đó như một kẻ xâm lược và bắt đầu một cuộc tấn công bằng hệ miễn dịch.

Đôi khi cơ thể sẽ tạo ra một loại kháng thể gọi là IgE, là một loại protein có thể phát hiện ra thực phẩm đã gây dị ứng. Nếu trẻ ăn thực phẩm đó một lần nữa, kháng thể này sẽ thông báo cho hệ miễn dịch của trẻ giải phóng ra các chất như histamine để chống lại “kẻ xâm lược”.

Những chất này gây ra các triệu chứng dị ứng, có thể nhẹ hoặc nặng.

Các triệu chứng – như nổi mề đay, sưng tấy hoặc khó thở – thường xuất hiện trong vòng vài phút đến hai giờ sau khi ăn một loại thực phẩm cụ thể. Nếu trẻ có phản ứng dị ứng nặng, nó có thể đe dọa đến tính mạng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các triệu chứng dị ứng thực phẩm – chẳng hạn như chàm (eczema) hoặc các vấn đề tiêu hóa như nôn mửa hoặc tiêu chảy – là các triệu chứng mãn tính hoặc diễn ra liên tục. (Eczema là các vùng da nổi ban khô xuất hiện trên khuôn mặt, cánh tay, hoặc chân của trẻ, nhưng thường không  có ở vùng tã lót của trẻ.)

Trẻ có thể bị dị ứng với một loại thực phẩm thậm chí khi trẻ đã từng ăn thực phẩm đó trước đây mà không hề có vấn đề gì. Vì vậy, những trẻ mà có di truyền xu hướng bị dị ứng với trứng mặc dù có thể không có phản ứng dị ứng ở lần đầu tiên khi trẻ ăn trứng – nhưng những lần sau lại xuất hiện các triệu chứng dị ứng.

Hãy nhớ rằng sự tiếp xúc lần đầu tiên của trẻ với thành phần gây dị ứng có thể là khi thành phần đó được kết hợp với một số thành phần khác – chẳng hạn như trứng, sữa hoặc quả hạch xay nhuyễn trong bánh quy.

Những loại thực phẩm nào có thể khiến trẻ bị dị ứng?

Trẻ có thể bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào, nhưng tám loại thực phẩm sau thường chiếm 90% các trường hợp dị ứng thực phẩm ở Mỹ: trứng, sữa, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, các loại hạt cây (như quả óc chó, quả hạch Brazil và hạt điều), cá (như cá ngừ, cá hồi và cá tuyết) và hải sản có vỏ (như tôm hùm, tôm và cua).

di ung thuc pham

Nguồn ảnh: http://www.deansilvermd.com/food-allergies/

Tôi nên làm gì nếu tôi nghĩ trẻ có phản ứng dị ứng với một loại thực phẩm?

Nếu trẻ dường như bị khó thở, bị sưng mặt hoặc môi, hay nôn mửa hoặc tiêu chảy nghiêm trọng sau khi ăn, hãy gọi 911 (ở Mỹ) hoặc số điện thoại cấp cứu ở địa phương của bạn ngay lập tức.

Bạn không nên xem nhẹ các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Đường hô hấp của trẻ có thể bị bít lại trong vòng vài phút, vì thế lúc này bạn không nên gọi bác sĩ để cho lời khuyên hay tự lái xe đưa trẻ đến phòng cấp cứu. Bạn cần sự giúp đỡ của người làm công tác sơ cứu càng sớm càng tốt.

Nếu trẻ liên tục có các triệu chứng trên trong vòng hai giờ sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa dị ứng nhi khoa để làm xét nghiệm cho trẻ.

Bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể cho bạn biết loại thực phẩm nào đã gây ra dị ứng và liệu các triệu chứng này là do bị dị ứng hay do chứng không dung nạp thực phẩm.

Một khi trẻ có phản ứng dị ứng với một loại thực phẩm, bạn nên có sự chuẩn bị trong trường hợp nó xảy ra một lần nữa. Thậm chí nếu phản ứng lần đầu của trẻ là nhẹ, phản ứng lần tiếp theo có thể nặng. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn kế hoạch hành động, kể cả hướng dẫn cách kiểm soát phản ứng dị ứng.

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên luôn mang theo dụng cụ tiêm tự động epinephrine, loại mà bác sĩ đã kê đơn và hướng dẫn cho bạn cách sử dụng trong trường hợp trẻ có phản ứng dị ứng. Dụng cụ này trông giống như những cây kim thần kỳ và là bộ quản lý tự động đúng liều lượng epinephrine để ngừng phản ứng dị ứng.

Bộ tiêm tự động thường được chỉ định lần đầu cho trẻ nhỏ, nhưng nếu trẻ sơ sinh đã có phản ứng dị ứng với một loại thức ăn, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng cho bé ngay độ tuổi này.

Hãy chắc chắn rằng những người chăm sóc trẻ – người giữ trẻ, người thân, những người làm việc trong nhà trẻ – biết về việc dị ứng của con bạn và những gì bé không nên ăn. Hãy chỉ ra những loại thực phẩm có thể chứa thành phần gây dị ứng và yêu cầu người giữ trẻ kiểm tra lại các thành phần này. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng người giữ trẻ biết chính xác những gì nên làm nếu con bạn có phản ứng dị ứng.

Dị ứng có di truyền không?

Trẻ có thể bị di truyền chứng dị ứng nhưng không nhất thiết là một loại dị ứng cụ thể.

Ví dụ, nếu bố hoặc mẹ bị dị ứng sốt cỏ khô (hay fever), dị ứng với vật nuôi, hoặc dị ứng thực phẩm, trẻ có thể có xác suất 50% bị một số loại dị ứng, mặc dù có thể không giống như bố mẹ. Xác suất lên đến 75% khi cả bố lẫn mẹ đều bị dị ứng.

Trẻ em có hết bị dị ứng thực phẩm khi lớn lên?

Nhiều trẻ hết bị dị ứng với đậu nành và lúa mì khi trẻ đến tuổi đi học. Và khoảng 20% trẻ hết bị dị ứng với đậu phộng khi lớn lên. Dị ứng với đậu phộng, các loại hạt cây, cá và hải sản có vỏ có nhiều khả năng là suốt đời hơn so với dị ứng với các loại thực phẩm khác.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ngày nay chứng dị ứng sữa và trứng có thể mất nhiều thời gian hơn mới hết, một nghiên cứu cho thấy chưa đến một nửa số trẻ em có thể hết bị dị ứng sữa hoặc trứng ở độ tuổi từ 8 đến 10 tuổi.

Tuy nhiên Scott Sicherer, giáo sư Nhi khoa tại Viện Dị ứng Thực phẩm Jaffle tại trường Y khoa Mount Sinai ở New York và là tác giả của quyển sách Tìm hiểu và Kiểm soát Dị ứng Thực phẩm ở Trẻ em, chỉ ra rằng những nghiên cứu mới này là từ một trung tâm tham khảo về dị ứng thực phẩm và có lẽ đại diện cho trường hợp trẻ bị dị ứng nghiêm trọng hơn.

Chứng không dung nạp thực phẩm là gì và nó khác với dị ứng thực phẩm như thế nào?

Khoảng 20% dân số Mỹ có là các phản ứng xấu với thực phẩm, nhưng hầu hết những phản ứng đó không phải là dị ứng tự nhiên. Loại phản ứng thực phẩm bất lợi phổ biến nhất là chứng không dung nạp thực phẩm.

Chứng không dung nạp thực phẩm không liên quan đến hệ miễn dịch. Nếu trẻ bị chứng không dung nạp thực phẩm, trẻ có thể có vấn đề trong tiêu hóa một loại thực phẩm nào đó. Bạn có thể nhận thấy rằng mỗi khi trẻ ăn hoặc uống thực phẩm đó trẻ sẽ cảm thấy khó chịu với các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi hoặc tiêu chảy.

Chứng không dung nạp thực phẩm phổ biến nhất là chứng không dung nạp lactose. Những người bị chứng không dung nạp lactose thiếu enzyme cần thiết để tiêu hóa đường có trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa khác. Dù sao thì trẻ dưới 1 tuổi cũng không nên uống sữa bò, nhưng đường lactose còn có thể có mặt trong các thực phẩm khác mà trẻ ăn vào, bao gồm sữa công thức.

Tôi nên làm gì nếu tôi nghĩ con tôi có thể bị dị ứng thực phẩm?

Hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể gợi ý một quyển sổ nhật ký thực phẩm để giúp xác định nguyên nhân hoặc thay đổi sữa công thức cho trẻ sơ sinh, và bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa dị ứng hoặc bác sĩ chuyên khoa dạ dày – ruột nhi khoa.

Bác sĩ chuyên khoa dị ứng sẽ đặt câu hỏi chi tiết về các triệu chứng của trẻ. Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm dị ứng trên da hoặc xét nghiệm máu để xác định xem liệu các triệu chứng này được tạo ra bởi phản ứng miễn dịch hay không.

Nếu xét nghiệm trên da tạo ra một đốm đỏ sưng tấy hoặc xét nghiệm máu cho thấy rằng trẻ có kháng thể IgE với thực phẩm đó, thì trẻ có nguy cơ là bị dị ứng với loại thực phẩm đó. Nếu xét nghiệm là âm tính, các triệu chứng của trẻ ít có khả năng là do dị ứng thực phẩm, mặc dù các triệu chứng này có thể được tạo ra bởi chứng không dung nạp thực phẩm.

Vào thời điểm đó, bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa dạ dày – ruột để xác định nguyên nhân của chứng không dung nạp thực phẩm hoặc để dò xét các giải thích khác đối với các triệu chứng của trẻ.

Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa hoặc trì hoãn chứng dị ứng thực phẩm cho bé?

Đây là một câu hỏi khó. Trong thời gian qua, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã từng đề nghị nên trì hoãn việc cho trẻ em ăn một số loại thực phẩm mà có khả năng gây dị ứng cho trẻ nếu bố mẹ của trẻ bị dị ứng. Nhưng trong thực tế – và nghiên cứu gần đây – cho thấy rằng đó không phải là hành động tốt nhất.

Trong một báo cáo lâm sàng được công bố vào tháng 1 năm 2008, AAP cho biết chưa có bằng chứng chắc chắn chỉ ra rằng trì hoãn việc cho trẻ ăn các loại thực phẩm gây dị ứng có thể giúp trẻ không bị dị ứng về sau. Nếu bạn nghĩ rằng có khả năng lớn là con bạn bị dị ứng thực phẩm, hãy nói chuyện với bác sĩ để có giải giáp tốt nhất.

Một điều mà hầu hết các chuyên gia thống nhất đó là việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ chống lại dị ứng ở một chừng mực nào đó. Hãy cân nhắc việc nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt, đặc biệt nếu gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng.

Và khi nói đến việc cho trẻ ăn dặm, hãy cho trẻ ăn các thực phẩm mới từ từ. Mỗi một lần chỉ nên cho trẻ ăn một loại thực phẩm mới, chờ một vài ngày để xem trẻ có bất thường gì với thực phẩm đó không trước khi cho trẻ ăn thực phẩm mới khác. Bằng cách đó bạn có thể biết được loại thực phẩm nào gây dị ứng cho con bạn (nếu có).

Dị ứng thực phẩm có thể điều trị được không?

Chưa có thuốc điều trị hoặc ngăn ngừa các phản ứng dị ứng với thực phẩm, và chích ngừa dị ứng sốt cỏ khô không có tác dụng cho dị ứng thực phẩm. Chìa khoá để ngăn ngừa phản ứng dị ứng là tránh xa tuyệt đối các loại thực phẩm gây dị ứng.

Tránh một loại thực phẩm cụ thể nào đó khó hơn nhiều so với bạn tưởng tượng. Thực phẩm đó có thể xuất hiện ở những sản phẩm mà không ai nghĩ đến, và thậm chí một lượng rất nhỏ cũng có thể đủ để kích hoạt phản ứng nghiêm trọng. Hầu hết những người mà có phản ứng nghiêm trọng là khi họ ăn một loại thực phẩm mà họ nghĩ là an toàn.

Bạn nên đọc kỹ nhãn thực phẩm, nắm được thành phần nào cần tránh, và hỏi kỹ các thành phần trong các món ăn ở nhà hàng hoặc thực phẩm ở nhà bạn bè.

Luật Ghi nhãn Thực phẩm và Bảo vệ Người tiêu dùng của Mỹ (FALCPA) có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2006 và rất hữu ích. Luật này yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm phải liệt kê những chất gây dị ứng thực phẩm hàng đầu trên nhãn sản phẩm, bao gồm: trứng, sữa, lúa mì, đậu nành, đậu phộng, các loại hạt cây, cá và động vật không xương sống có vỏ (cua, tôm và tôm hùm nhưng không phải động vật thân mềm như trai, sò hoặc mực). Các loại hạt cây, cá và hải sản có vỏ phải được nêu tên cụ thể.

Tất cả các chất gây dị ứng phải được liệt kê bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Ví dụ, nhãn phải ghi là “trứng” thay vì “albumin” hoặc “trứng” trong dấu ngoặc đơn ngay sau “albumin.”

Những trang web của các tổ chức như là Mạng lưới Dị ứng Thực phẩm (Food Allergy Network) cũng có thể giúp bạn xác định và tránh xa các mối nguy tiềm ẩn. Nếu bạn không chắc chắn về các thành phần của một sản phẩm nào đó, hãy liên hệ với nhà sản xuất.

Protein gây dị ứng có thể được truyền vào sữa mẹ. Vì vậy, bạn có thể phải nên từ bỏ một thực phẩm gây tổn hại nào đó nếu con bạn bị dị ứng với thực phẩm đó và bạn đang cho con bú bằng sữa mẹ.

Và nếu bạn đang nuôi bé bằng sữa công thức và bé có vẻ bị dị ứng với sữa bò, bạn nên thay đổi sữa công thức. Một số bé bị dị ứng với sữa bò cũng bị dị ứng với đậu nành, vì thế điều quan trọng là nên thảo luận tình hình với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào.

Nếu trẻ được chẩn đoán bị dị ứng thực phẩm, bạn nên tìm hiểu tất cả những gì bạn có thể liên quan đến nó – bao gồm loại thực phẩm nào cần tránh, cách đọc nhãn thực phẩm, và cách nhận ra các dấu hiệu ban đầu của phản ứng dị ứng.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_food-allergies_12409.bc

Bài viết Dị ứng thực phẩm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Con bạn không ăn thịt. Làm thế nào để bé vẫn nhận đủ lượng đạm cần thiết? https://thucphamcongdong.vn/con-ban-khong-an-thit-lam-the-nao-de-be-van-nhan-du-luong-dam-can-thiet-1-b-c-58.html Wed, 29 Jun 2016 10:28:05 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6178 Con bạn không ăn thịt

Có rất nhiều cách để giúp con bạn có được đầy đủ chất đạm mà không cần phải ăn gà hay hamburger. Hầu như tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một ít protein.

Bài viết Con bạn không ăn thịt. Làm thế nào để bé vẫn nhận đủ lượng đạm cần thiết? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Con bạn không ăn thịt

May mắn thay, có rất nhiều cách để giúp con bạn có được đầy đủ chất đạm mà không cần phải ăn gà hay hamburger. Hầu như tất cả các loại thực phẩm, ngoại trừ chất béo và trái cây, đều có chứa một ít protein. Các loại đậu, quả hạch, các loại hạt và các sản phẩm từ đậu nành đều đặc biệt có chứa hàm lượng protein cao, ngoài ra protein cũng được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, rau củ, bánh mì và ngũ cốc.

Protein là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống vì nó cung cấp năng lượng, giúp bạn phát triển và cho phép cơ thể chữa lành các vết thương.

Trẻ em 1 – 3 tuổi cần khoảng 13 gram protein mỗi ngày. Lượng chất đạm cung cấp cho nhóm tuổi này mỗi ngày có thể theo một trong những ví dụ sau đây:

  • 2 ly sữa (cho bé loại sữa nguyên kem cho đến khi 2 tuổi).
  • Bánh quesadilla đậu và phô mai làm từ 1/4 chén đậu pinto, 1 ounce (28 gram) phô mai và một cái bánh tortilla nhỏ, cộng với một ly sinh tố được làm từ 1/2 ly sữa chua Hy Lạp và đào đông lạnh.
  • Một miếng hot dog đậu phụ và 1 ly sữa đậu nành tăng cường.
  • 2 muỗng bơ đậu phộng với hai lát bánh mì và 1/2 chén đậu Hà Lan và cà rốt.
  • Một quả trứng và một miếng pizza phô mai.
  • 1/2 cốc phô mai cottage với trái cây yêu thích.

Trẻ em 4 – 8 tuổi cần khoảng 19 gram protein mỗi ngày. Lượng chất đạm cung cấp cho nhóm tuổi này mỗi ngày có thể theo một trong những ví dụ sau đây:

  • 2 1/2 ly sữa 2% hay ít chất béo hơn.
  • Một quả trứng, một thanh phô mai Mozzarella, bốn bánh quy làm từ bột chưa rây, và 1/2 chén bông cải xanh.
  • 1/2 chén đậu đen hoặc đậu pinto, 1/2 chén bông cải tí hon, 1/2 chén cơm và 8 ounce (240 ml) sữa chua hoa quả.

Đạt đủ lượng chất đạm có thể là một thách thức cho những người ăn chay thuần (không ăn bất kỳ sản phẩm nào từ động vật, bao gồm cả các sản phẩm từ sữa và trứng). Nếu con của bạn theo chế độ ăn chay thuần, theo lựa chọn của bạn hoặc do sở thích riêng của bé, bạn có thể tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia dinh dưỡng để chắc chắn rằng con bạn vẫn nhận được đủ chất đạm.

Tìm hiểu thêm về cách ăn uống lành mạnh cho cho trẻ em (liên kết đến 1.b.c.43).

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/404_my-child-refuses-to-eat-meat-how-can-i-make-sure-he-gets-eno_69565.bc

 

Bài viết Con bạn không ăn thịt. Làm thế nào để bé vẫn nhận đủ lượng đạm cần thiết? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Năm loại thực phẩm tệ nhất cho bé https://thucphamcongdong.vn/nam-loai-thuc-pham-te-nhat-cho-be-1-b-b-39.html Sat, 18 Jun 2016 15:48:33 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=5962 Bữa ăn chế biến sẵn

Chúng ta không nhận ra rằng có rất nhiều loại thực phẩm ta hay cho bé ăn là những loại thực phẩm không tốt – nhiều calo, đường, muối và ít dưỡng chất.

Bài viết Năm loại thực phẩm tệ nhất cho bé được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Bữa ăn chế biến sẵn

Từ những món tráng miệng 500 calo được ngụy trang như đồ uống chứa cafe đến khoai tây chiên phủ muối nhiều dầu mỡ, người lớn chúng ta thường biết đây là những lựa chọn thực phẩm không khôn ngoan. Tuy nhiên, thường chúng ta không nhận ra rằng có rất nhiều loại thực phẩm ta hay cho bé ăn cũng là những loại thực phẩm không tốt – nhiều calo, đường, muối và ít dưỡng chất.

Ăn nhiều thực phẩm này gây nguy hại cho bé hơn so người lớn. Đó là vì trẻ nhỏ không cần nhiều calo nhưng chúng lại cần rất nhiều dưỡng chất. “Các bé thường no nhanh khi ăn những loại thực phẩm này và không còn chỗ trống cho những thực phẩm lành mạnh giàu dưỡng chất khác”, một bác sĩ và là phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ Christine Gerbstadt nói. “Thiếu dinh dưỡng thậm chí có thể cản trở sự phát triển của trẻ”, bà nói thêm.

Vậy các bậc cha mẹ nên làm gì? Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu những loại thực phẩm phổ biến nào nên tránh xa. Dưới đây là danh mục những loại thực phẩm không tốt cho bé.

Nước ngọt có ga (soda)

Soda
(Nguồn ảnh: www.playbuzz.com)

Dường như điều này quá rõ ràng đến mức không đáng được đề cập, nhưng tin hay không tùy bạn, theo một cuộc khảo sát của hơn 3.000 gia đình tham dự tại diễn đàn Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ ADA năm 2009, một vài em bé được cho uống nước ngọt khi mới 7 tháng tuổi.

Dù là loại cho người ăn kiêng hay loại thông thường, nước ngọt hoàn toàn không có một dưỡng chất nào. Những loại soda thông thường chứa cả tấn đường và chúng hủy hoại răng con bạn. Và dù dùng loại nào cũng đồng nghĩa con bạn sẽ ăn ít đi những loại thực phẩm dinh dưỡng mà con bạn thực sự cần.

Nước trái cây

Nước trái cây
(Nguồn ảnh: www.examiner.com)

Vâng, nó được làm từ trái cây nhưng không có nghĩa là nó lành mạnh. Chất xơ trong thực phẩm tươi mất đi rất nhiều trong quá trình chế biến nước ép và những gì còn lại chỉ là đường. “Nước trái cây về cơ bản là một sự lãng phí calo” – bác sĩ khoa nhi Ari Brown, đồng tác giả của quyển sách “Baby 411: Những câu trả lời rõ ràng và những lời khuyên thông minh cho năm đầu đời của con bạn” cho biết.

Sử dụng một số loại nước ép như táo và lê để tạo ngọt cho thức ăn của bé cũng không phải là một ý kiến hay – chuyên gia dinh dưỡng Leanne Cooper, tác giả của quyển sách “Tôi có thể cảm nhận bé như thế nào: Hướng dẫn từ bước cho việc ăn dặm” cho biết. Đường trong những loại nước ép này có thể làm tăng tốc độ di chuyển của thức ăn trong đường ruột. “Khi thức ăn di chuyển quá nhanh, cơ thể sẽ không có đủ thời gian để hấp thu những dưỡng chất cần thiết” – Cooper nói. Việc này cũng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy ở một số bé.

Thế còn những tuyến bố của người quảng cáo rằng nước trái cây cung cấp cho trẻ lượng vitamin C cần thiết? Đừng bị lừa. “Trẻ em có thể dễ dàng lấy được lượng vitamin C cần thiết từ một lượng trái cây rất nhỏ” – bà Brown nói.

Vậy thay vào đó con bạn nên uống gì? Viện hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) khuyến nghị rằng trẻ em dưới 6 tháng tuổi không cần uống gì khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ em từ 6 -12 tháng tuổi có thể uống một ít nước nhưng sữa mẹ và sữa công thức vẫn nên là thức uống chính. (Tìm hiểu thêm bài viết: Khi nào trẻ em có thể uống nước). Sau 1 tuổi, trẻ em có thể uống thêm sữa bò.

Bánh quy giòn (cracker)

Bánh quy giòn (cracker)
(Nguồn ảnh: www.cavanna.com)

Đây là loại thức ăn nhẹ thuận tiện cho con bạn khi bé có thể cắn và nhai, nhưng những loại thức phẩm này chỉ cần vài miếng là đã thỏa mãn cảm giác thèm ăn của bé và làm cho bé không còn muốn ăn các loại thức ăn dinh dưỡng khác. Ngoài ra, việc ăn đồ ngọt sẽ làm con bạn phát sinh sở thích ăn ngọt, ăn đồ mặn làm trẻ thích ăn mặn. Một cuộc khảo sát được trình bày tại hội nghị ADA 2009 cho thấy gần ¾ trẻ đi chập chững và trẻ trước tuổi đi học dùng nhiều muối hơn lượng được khuyến cáo.

Loại bánh quy giòn phổ biến có hình cá nằm trong nhóm này. “Thật là một loại thức ăn nhẹ lãng phí năng lượng” – bà Brown nói. “Trái cây cắt lát là lựa chọn tốt hơn nhiều. Và nếu bạn đang tìm cho trẻ một loại thức ăn nhẹ nhanh chóng tiện lợi, những loại ngũ cốc ít đường có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn là bánh quy giòn”.

Bữa ăn chế biến sẵn

Bữa ăn chế biến sẵn
(Nguồn ảnh: ozarkumc.org)

Người ta định nghĩa thực phẩm chế biến sẵn theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung, thực phẩm càng bị biến đổi nhiều so với ban đầu khi chúng được thu hoạch, nuôi hoặc trồng và danh sách thành phần trên nhãn càng dài thì thực phẩm càng được chế biến nhiều. Với quá trình chế biến nhiều, thực phẩm thường mất đi những dưỡng chất quan trọng và chứa nhiều phụ gia không tốt cho sức khỏe.

“Thực phẩm càng được chế biến thì giá trị dinh dưỡng càng giảm, hàm lượng đường, muối, chất béo càng tăng” theo Kate Geagan, chuyên gia dinh dưỡng và tác giả của quyển sách “Go Green, Get Lean”.

Những thực phẩm chế biến tồi tệ nhất mà cha mẹ cho con họ ăn thường là những thực phẩm không phải dành cho em bé như mì ống đóng hộp – theo chuyên gia dinh dưỡng Eileen Behan, tác giả của quyển sách “The Baby Food Bible”. “Thực phẩm này thường chứa quá nhiều muối”. Tốt hơn bạn nên luộc mì và để phủ lên trên đó một ít cà chua nghiền.

Những món tráng miệng chứa gelatin

Những món tráng miệng chứa gelatin
(Nguồn ảnh: dessert.food.com)

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết có bao nhiêu người nghĩ rằng món tráng miệng có gelatin là một loại thực phẩm lành mạnh cho bé – Gerbstadt nói. Tại sao lại có sự hiểu sai như vậy? Nhiều người nghĩ rằng gelatin có chứa protein, có lẽ bởi vì nó được tạo ra từ sụn và xương động vật được chế biến. Nhưng không phải vậy – Gerbstadt nói – chí ít là không chứa một lượng đáng kể nào cả. “Những gì bé ăn gần như chỉ là đường, màu và hương nhân tạo và một lượng nhỏ gelatin để làm đông bánh”.

Đúng là gelatin rất dễ nuốt, nhưng một lần nữa theo ý kiến riêng của Gerbstadt về loại tráng miệng lành mạnh: một quả táo được nghiền, nướng nhẹ, rắc một ít quế. “Nó ngọt tự nhiên, nhiều chất xơ, vitamin, và có kết cấu mịn dễ ăn”- cô ấy nói. “Đó là món tôi chọn”.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_the-five-worst-foods-for-babies_10320507.bc

Bài viết Năm loại thực phẩm tệ nhất cho bé được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Các loại thực phẩm gây dị ứng thường gặp nhất ở trẻ em https://thucphamcongdong.vn/cac-loai-thuc-pham-gay-di-ung-thuong-gap-nhat-o-tre-em-1-b-b-42.html Wed, 15 Jun 2016 06:02:53 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=5890

Có hơn 160 thực phẩm được tìm thấy có thể gây dị ứng. Khoảng 5% trẻ em và 4% người lớn ở Mỹ bị dị ứng thực phẩm. Dưới đây là tám chất gây dị ứng thực phẩm hàng đầu được xác định bởi Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA). …

Bài viết Các loại thực phẩm gây dị ứng thường gặp nhất ở trẻ em được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Untitled

Có hơn 160 thực phẩm được tìm thấy có thể gây dị ứng. Khoảng 5% trẻ em và 4% người lớn ở Mỹ bị dị ứng thực phẩm.

Dưới đây là tám chất gây dị ứng thực phẩm hàng đầu được xác định bởi Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA). Nếu con của bạn bị dị ứng thực phẩm thì rất có thể bé đã ăn một trong số các thực phẩm này. Sau đây là các thực phẩm gây 90% dị ứng thực phẩm ở Hoa Kỳ.

Stefano Luccioli, bác sĩ Y khoa và là cố vấn cao cấp tại Văn Phòng An Toàn Phụ Gia Thực Phẩm (OFAS) của Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA), cho biết danh sách các chất gây dị ứng hàng đầu ở các nước khác nhau có thể khác nhau bởi vì mỗi người sẽ ăn thực phẩm khác nhau. Bác sĩ đưa ra ví dụ “Ở châu Âu tỷ lệ dị ứng với mù tạt và cần tây rất cao.”

Nếu bạn nghĩ rằng con của mình có thể bị dị ứng thực phẩm, bạn nên nói ngay với bác sĩ. Hãy tìm hiểu thêm về dị ứng thực phẩm ở trẻ em và sự khác nhau giữa dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm, chẳng hạn như không dung nạp lactose.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/404_what-are-the-most-common-food-allergies-in-kids_10324755.bc

 

Bài viết Các loại thực phẩm gây dị ứng thường gặp nhất ở trẻ em được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Làm thế nào để khuyến khích trẻ thử một loại thức ăn mới? https://thucphamcongdong.vn/lam-the-nao-de-khuyen-khich-tre-thu-mot-loai-thuc-an-moi-1-b-b-53.html Mon, 13 Jun 2016 02:37:03 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=5829

Giới thiệu một loại thực phẩm mới có thể là một cột mốc thú vị cho cả bạn và trẻ. Nhưng bạn có thể sẽ phải bực mình khi trẻ không thích loại thức ăn mới này.

Bài viết Làm thế nào để khuyến khích trẻ thử một loại thức ăn mới? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

1.b.b.53
conlatatca.vn

Giới thiệu một loại thực phẩm mới có thể là một cột mốc thú vị cho cả bạn và trẻ. Nhưng bạn có thể sẽ bực mình khi trẻ không thích loại thức ăn mới này.

Trong khi trẻ có thể sẽ háo hức thử miếng đầu tiên của loại thức ăn mới, thì phút tiếp theo trẻ lại quay đi và từ chối nó. Hãy nhớ rằng khi bạn cho trẻ dùng thử những loại thực phẩm mà trẻ chưa từng ăn trước đây, điều đó có nghĩa là trẻ phải tập làm quen với kết cấu và hương vị mới.

Dưới đây là một số mẹo giúp trẻ thử (thậm chí là ăn) các loại thực phẩm mới:

  • Nếu bạn không thành công ở lần đầu tiên, hãy thử lại nhiều lần. Trẻ có thể không thích ở lần đầu, lần thứ ba, lần thứ chín với cà rốt, nhưng có thể thích ở lần thứ mười.
  • Hãy thử chế biến thực phẩm theo những cách khác nhau. Trẻ có thể không thích ăn chuối, nhưng trẻ có thể thích chuối trộn với loại một yến mạch ngũ cốc yêu thích của chúng. (Hãy chắc rằng không cho trẻ ăn nhiều hơn một loại thức ăn mới tại một thời điểm để xem liệu trẻ có bị dị ứng hay không). Tương tự, những đứa trẻ lớn hơn có thể thích cà rốt nấu chín và cắt nhỏ hơn.
  • Hãy thử loại thực phẩm mới khi cả bạn và trẻ đều ở trạng thái tốt nhất – đó là khi cả hai được nghỉ ngơi tốt, tinh thần tốt và khoẻ mạnh.
  • Con bạn sẽ dễ dàng ăn loại thức ăn mới nếu trẻ đói (nhưng không quá đói), khi đó trước tiên hãy cho trẻ thử món ăn mới.
  • Đừng ngưng cho trẻ ăn khi chúng làm khuôn mặt ngộ nghĩnh – điều đó không nhất thiết có nghĩa là trẻ không thích những gì chúng đang ăn. Trẻ có thể chỉ đang phản ứng với vị lạ.
  • Những đứa trẻ rất dễ bị phân tâm, do đó hãy hạn chế sử dụng ti vi, âm nhạc và đồ chơi đến mức tối thiểu trong bữa ăn.
  • Nếu con bạn có vẻ thích tự cầm muỗng, hãy đưa muỗng cho chúng. Bằng cách đó chúng có thể cảm thấy như một người chủ động tham gia mà không làm chậm việc cho ăn.
  • Hãy cho trẻ thấy sự chú tâm của bạn trong khi cho trẻ ăn, cho dù bạn đang bế trẻ trong lòng hay đối mặt với trẻ trong ghế ăn. Cố gắng giữ nét mặt tích cực mặc dù bạn đang cho trẻ ăn một loại thực phẩm mà bạn không thích.
  • Hãy cho trẻ thấy bạn cũng ăn món ăn mà chúng đang ăn. Chúng thích bắt chước bạn.
  • Con bạn có thể thích một loại thức ăn mới nhưng vẫn chỉ ăn vài muỗng. Đó là điều bình thường.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu từ chối một loại thức ăn nào đó (không mở miệng, quay đầu lại, ném muỗng) đừng ép buộc trẻ. Hãy thử lại sau vài ngày và trẻ có thể làm bạn ngạc nhiên khi giờ lại ăn ngấu nghiến. Cố ép trẻ ăn hoặc biểu hiện sự bực mình của bạn có thể khiến cho bữa ăn trở thành một ký ức tiêu cực cho bé.
  • Thay đổi thực đơn các bữa ăn. Con bạn có thể sẽ ngán ăn chuối nếu cứ phải ăn mỗi bữa và cuối cùng từ chối chuối hoàn toàn. Ngoài ra, một chế độ ăn uống đa dạng sẽ bổ sung dinh dưỡng tốt hơn cho sự phát triển của con bạn.

Lưu ý: Hãy đợi đến khi con bạn được một tuổi để cho chúng ăn một số loại thực phẩm như: mật ong, bơ đậu phộng và sữa bò. Để biết thêm chi tiết, hãy xem bài viết này của chúng tôi về Những loại thực phẩm có thể không an toàn với con bạn.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/404_how-can-i-encourage-my-baby-to-try-new-foods_1963.bc

 

Bài viết Làm thế nào để khuyến khích trẻ thử một loại thức ăn mới? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Chất sắt trong chế độ ăn uống của trẻ https://thucphamcongdong.vn/chat-sat-trong-che-do-an-uong-cua-tre-1-b-c-12.html Thu, 28 Jan 2016 13:52:27 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=4676

Chất sắt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết về chất sắt như: con bạn cần bao nhiêu chất sắt?

Bài viết Chất sắt trong chế độ ăn uống của trẻ được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Chất sắt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết về chất sắt như: con bạn cần bao nhiêu chất sắt, nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất và làm sao để bé tránh nhận quá nhiều hoặc quá ít chất sắt.

Tìm hiểu thêm: 10 dưỡng chất quan trọng cho trẻ em.

Tại sao chất sắt lại quan trọng?

Sắt là thành phần quan trọng để sản xuất hemoglobin – một loại sắc tố đỏ có vai trò vận chuyển oxy trong máu – và myoglobin – một loại sắc tố lưu trữ oxy trong cơ bắp. Thiếu sắt là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất tại Hoa Kỳ và thiếu sắt có thể gây thiếu máu dẫn đến mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Chất sắt còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, do đó thiếu máu có thể gây ra những tác động xấu đến phát triển nhận thức của trẻ. Tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Con của bạn cần bao nhiêu sắt?

Lứa tuổi 1-3 tuổi: 7 mg mỗi ngày

Lứa tuổi 4-8 tuổi: 10 mg mỗi ngày

Nếu con bạn ăn chay, nên tăng gấp đôi lượng sắt cho bé vì cơ thể khó hấp thụ sắt có nguồn gốc từ thực vật.

Bé không cần phải đạt đủ lượng chất sắt cần thiết mỗi ngày. Thay vào đó, bạn nên tính lượng chất sắt trung bình được khuyến nghị trong một vài ngày hoặc một tuần.

Chất sắt từ nguồn động vật và nguồn thực vật khác nhau như thế nào?

1.b.c.12.1 Sắt heme – có nguồn gốc động vật như thịt, hải sản và gia cầm – được cơ thể hấp thụ dễ dàng. Trái lại, cơ thể cần được hỗ trợ mới hấp thụ được sắt non-heme, được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau có lá xanh đậm, các loại đậu, bánh mì và ngũ cốc tăng cường, và trái cây khô. Tuy nhiên lưu ý rằng lòng đỏ trứng cũng chứa chủ yếu sắt non-heme.

Bạn có thể tăng khả năng hấp thụ chất sắt non-heme cho cơ thể bằng cách chế biến cùng với các loại thức ăn giàu sắt heme hoặc thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, cam, dâu tây, ớt chuông xanh và đỏ, đu đủ, bông cải xanh, bưởi chùm, dưa lưới, cà chua, bông cải xanh, xoài và khoai lang.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em ăn chay: bé cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sự hấp thụ sắt vào cơ thể.

Nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất

1.b.c.12Sắt có thể được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn. Dưới đây là một số nguồn cung cấp chất sắt rất tốt:

  • 1/2 chén ngũ cốc tăng cường, loại ăn liền: 12 mg
  • 1/2 chén bột yến mạch tăng cường, hoà với nước: 5 mg
  • 1/4 chén đậu hũ: 2,22 mg (Hàm lượng sắt trong đậu hũ thay đổi tuỳ theo từng loại, vì vậy hãy kiểm tra nhãn để biết hàm lượng sắt có trong sản phẩm.)
  • 1/4 chén đậu nành: 2 mg
  • 1/4 chén đậu lăng luộc: 2 mg
  • 1/4 chén đậu hầm với thịt lợn và nước sốt cà chua: 2 mg
  • 1/4 chén đậu navy: 1 mg
  • 1/4 chén đậu thận (kidney bean): 1 mg
  • 1 oz (28-29 g) thịt bò nạc om: 1 mg
  • 1 muỗng cà phê mật đường: 1 mg
  • 1/2 miếng thịt hamburger nướng vừa chín (1,5 oz), 95 % nạc: 1 mg
  • 1/4 chén đậu garbanzo: 1 mg
  • 1/4 chén rau bina đông lạnh nấu chín: 0,9 mg
  • 1/4 chén đậu đen: 0,9 mg
  • 1/4 chén đậu pinto: 0,9 mg
  • 1 lát bánh mì: 0,9 mg
  • 1/4 chén nho khô: 0,7 mg

Lượng sắt trong thực phẩm có đôi chút khác, tùy thuộc vào thương hiệu của sản phẩm hoặc vị trí của miếng thịt (đùi, sườn hay cốt lết). Lưu ý rằng nho khô và thực phẩm có hạt thô to khác (như đậu) đều dễ gây nghẹn cho trẻ nhỏ. Nhớ nghiền hoặc cắt thành miếng nhỏ khi cho trẻ ăn.

Trẻ em có thể ăn nhiều hoặc ít hơn số lượng nêu trên tùy vào độ tuổi và khẩu vị của trẻ. Hãy ước lượng hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Liệu bé có nhận quá nhiều chất sắt không?

Điều này có thể. Mặc dù việc nạp quá nhiều chất sắt từ thực phẩm hầu như là không thể xảy ra, nhưng nếu bạn cho bé dùng chế phẩm bổ sung chất sắt thì lại là chuyện khác. Hàm lượng sắt quá nhiều từ các chế phẩm bổ sung có thể độc hại cho trẻ em, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Lượng tối đa tiêu thụ hàng ngày (Upper Intake Level) (UL) đối với sắt là 40 mg mỗi ngày cho trẻ từ 13 tuổi trở xuống. Đó là mức tiêu thụ tối đa an toàn được khuyến nghị bởi Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học Hoa Kỳ (the Food and Nutrition Board of the Institute of Medicine).

Nếu bạn lo ngại rằng con của bạn không nhận được đủ chất sắt, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con uống viên bổ sung chất sắt.

Bạn lưu ý luôn đậy kỹ nắp lọ thuốc bổ sung sắt cẩn thận và để xa tầm nhìn của trẻ – khi bạn không để ý, trẻ có thể tò mò lấy thuốc để thử. Và bạn đừng bao giờ dùng viên vitamin để dụ dỗ bé, vì bé có thể sẽ thích và lấy vitamin để nhai khi bạn không để ý.

Tài liệu tham khảo:

http://www.babycenter.com/0_iron-in-your-childs-diet_10324691.bc

Bài viết Chất sắt trong chế độ ăn uống của trẻ được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
An toàn thực phẩm sau giờ học https://thucphamcongdong.vn/an-toan-thuc-pham-sau-gio-hoc-2-f-3-3.html https://thucphamcongdong.vn/an-toan-thuc-pham-sau-gio-hoc-2-f-3-3.html#respond Sat, 22 Aug 2015 02:38:36 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=984 An toàn thực phẩm sau giờ học

Nhà bếp là nơi đầu tiên trẻ em bước vào nhà sau khi đi học về, nhưng nơi đó không phải lúc nào cũng là nơi chốn an toàn nhất. Những khuyến cáo về an toàn thực phẩm của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ để giữ trẻ được an toàn sau giờ học.

Bài viết An toàn thực phẩm sau giờ học được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
An toàn thực phẩm sau giờ học

Nhà bếp là nơi đầu tiên trẻ em bước vào nhà sau khi đi học về, nhưng nơi đó không phải lúc nào cũng là nơi chốn an toàn nhất. Đã có hàng triệu trẻ em mắc phải các bệnh từ thực phẩm mà chúng ăn. Dưới đây là những khuyến cáo về an toàn thực phẩm của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (U.S. Department of Agriculture – USDA) để giữ trẻ được an toàn sau giờ học.

  • Những thao tác trong bếp nào khiến cho trẻ em trong độ tuổi đi học mắc bệnh?
  • Tại sao trẻ em có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm?
  • Có các biến chứng nào khi trẻ em bị ngộ độc thực phẩm?
  • Làm thể nào để tránh cho trẻ em bị ngộ độc thực phẩm khi chuẩn bị thức ăn sau giờ học.
  • Tại sao bạn nên cho thức ăn trở lại tủ lạnh càng sớm càng tốt?
  • Những cảnh báo quan trọng nào cho trẻ em trong độ tuổi đi học khi sử dụng lò vi sóng?
An toàn thực phẩm sau giờ học
An toàn thực phẩm sau giờ học

Hỏi: Những thao tác trong bếp nào khiến cho trẻ em trong độ tuổi đi học mắc bệnh?

Đáp: Chiến dịch an toàn thực phẩm gia đình (liên kết đến 2.f.1.1) đi vào hoạt động từ tháng sáu 2011, là một đối tác của Cơ quan Kiểm soát an toàn và kiểm định thực phẩm (FSIS) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) để giúp các gia đình ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm tại nhà. Những thao tác này giúp trẻ em luôn được an toàn thực phẩm sau giờ học.

Các bước an toàn trong khâu chế biến, nấu và bảo quản thực phẩm là rất cần thiết để ngăn ngừa phát sinh bệnh từ thực phẩm. Bạn không thể nhìn, ngửi hoặc nếm những vi khuẩn có hại có thể gây bệnh. Trong mỗi bước chuẩn bị thực phẩm, theo Bốn nguyên tắc sau để giữ an toàn thực phẩm:

  • Rửa: Rửa tay và các bề mặt thường xuyên
  • Tách riêng: Tách riêng thịt sống, gia cầm sống và các sản phẩm từ trứng với thức ăn đã nấu chín để tránh việc lây nhiễm chéo.
  • Nấu: thịt sống, gia cầm sống và các sản phẩm từ trứng cần phải được nấu chín kỹ. Sử dụng nhiệt kế để đảm bảo thực phẩm đạt nhiệt độ (liên kết 2.f.1.9) cần thiết để các vi khuẩn có hại bị tiêu diệt hoàn toàn.
  • Đông lạnh: làm lạnh nhanh.

Hỏi: Tại sao trẻ em có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm?

Đáp: Mọi người đều có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm – một căn bệnh xuất phát từ việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Tuy nhiên, một số người, chẳng hạn như trẻ nhỏ, lại có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí tử vong khi ăn phải các thực phẩm có thể gây ra bệnh. Hệ thống miễn dịch của trẻ (các kháng thể của cơ thể dùng phát hiện và tiêu diệt các mầm bệnh) chưa được phát triển như người trưởng thành.

Hỏi: Các biến chứng nào cho trẻ em khi bị ngộ độc thực phẩm?

Đáp Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trong vòng vài phút đến vài tuần sau khi tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm và thường có những triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, hoặc sốt. Bởi vì các triệu chứng thường giống như cúm nên nhiều người có thể không nhận ra rằng đó là những bệnh gây ra bởi vi khuẩn có hại hoặc tác nhân gây bệnh trong thực phẩm. Một số vi sinh vật chẳng hạn như vi khuẩn Listeria monocytogenesClostridium botulinum, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với nôn mửa và tiêu chảy.

Ở một số người, đặc biệt là trẻ em, hội chứng tan huyết và tăng urê trong máu (hemolytic uremic syndrome – HUS) có thể xảy ra do nhiễm một chủng đặc biệt của vi khuẩn, E. coli O157:H7, và có thể dẫn đến suy thận cấp và tử vong. HUS là một rối loạn hiếm gặp, chủ yếu ảnh hưởng trẻ nhỏ từ 1 đến 10 tuổi, và là nguyên nhân hàng đầu của suy thận cấp tính ở trẻ em trước đó vẫn trong thể trạng rất khỏe mạnh. Một đứa trẻ có thể bị nhiễm sau khi tiêu thụ thực phẩm hay đồ uống đã bị nhiễm, chẳng hạn như thịt, nhất là thịt bò xay nấu chưa chín tới; nước trái cây chưa được tiệt trùng; nước bị ô nhiễm; hoặc qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm HUS là nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy, có thể ra máu.

Hỏi: Làm thể nào để tránh cho trẻ em bị ngộ độc thực phẩm khi chuẩn bị thức ăn sau giờ học.

Đáp. Khi trở về nhà sau giờ học, trẻ em có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật bằng cách tuân theo các khuyến nghị sau:

  1. Đặt sách, túi xách, và dụng cụ thể thao trên sàn, không đặt trên quầy ăn hoặc bàn bếp nơi vi khuẩn có thể nhiễm vào.
  2. Rửa sạch hộp cơm trưa và vứt bỏ bánh mì sandwich nhanh hỏng hoặc các loại thực phẩm cần bảo quản lạnh khác, chẳng hạn như hộp sữa chua hay phô mai que còn thừa từ bữa ăn trưa.
  3. Rửa tay trước khi chuẩn bị hoặc ăn một bữa ăn nhẹ. Bàn tay mang theo rất nhiều vi trùng, và không rửa tay là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
  4. Luôn luôn sử dụng muỗng nĩa và đĩa sạch.
  5. Rửa trái cây và rau quả dưới vòi nước chảy trước khi ăn.
  6. Không ăn bánh mì, pho mát, trái cây hoặc rau củ mềm có vết thâm hoặc có các đốm mốc.
  7. Không ăn bột bánh chưa nướng bởi vì nó có chứa trứng sống có thể có vi khuẩn Salmonella.
  8. Đừng để các sản phẩm cần bảo quản lạnh, như sữa, thịt đã chế biến (chẳng hạn như xúc xích hoặc thịt nguội), trứng luộc, hoặc sữa chua, trên bàn bếp ở nhiệt độ phòng. Hãy cho những thực phẩm này lại trong tủ lạnh ngay sau khi bạn đã chuẩn bị xong bữa ăn nhẹ từ chúng.
  9. Không ăn bất kỳ thực phẩm dễ hư hỏng nào còn thừa để bên ngoài tủ lạnh, chẳng hạn như bánh pizza – thậm chí nếu nhân bề mặt không có thịt. Thực phẩm không nên để ở nhiệt độ trong “vùng nguy hiểm” từ 40 đến 140°F (4,40C đến 600C) trong hơn 2 giờ (1 giờ nếu nhiệt độ là 90°F (320C) hoặc cao hơn).

Hỏi: Tại sao bạn nên cho thức ăn trở lại tủ lạnh càng sớm càng tốt?

Đáp. Vi khuẩn cần thời gian và môi trường phù hợp để phát triển và sinh sôi, chẳng hạn như độ ẩm và nhiệt độ ấm. Hầu hết các sinh vật gây bệnh qua thực phẩm phát triển nhanh chóng trên 40°F (4,4oC). Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng một số vi khuẩn có thể tăng gấp đôi số lượng của chúng mỗi 20 phút ở nhiệt độ trên 40°F(4,4oC). Trong một vài giờ, vi khuẩn trong thực phẩm có thể gây ra bệnh tật hoặc sinh “độc tố” mà khó có thể bị phá hủy hoàn toàn khi nấu. (Lưu ý: nhiệt độ cao khi nấu có thể tiêu diệt một số vi khuẩn nhưng lại có thể không phân hủy được độc tốc do các vi khuẩn này sinh ra trước đó)

Hỏi: Những cảnh báo quan trọng nào cho trẻ em trong độ tuổi đi học khi sử dụng lò vi sóng?

Đáp. Thực phẩm được hâm nóng hoặc nấu bằng lò vi sóng có thể là những thách thức đối với an toàn thực phẩm và an toàn cá nhân. Một số loại thực phẩm không được gia nhiệt đồng đều để tiêu diệt tất cả các vi khuẩn có thể tồn tại. Hãy nhớ những mẹo này để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm:

  1. Đọc hướng dẫn trên bao bì cẩn thận. Người lớn nên biết công suất của lò vi sóng và nói với con về thời gian nấu tối thiểu hoặc tối đa nêu trong hướng dẫn trên bao bì thực phẩm.
  2. Chỉ sử dụng vật chứa an toàn với lò vi sóng. Không đặt kim loại hoặc các loại thực phẩm bao giấy bạc trong lò vi sóng. Không bao giờ dùng lò vi sóng để làm nóng thực phẩm được đựng trong các vật chứa dùng để đựng thực phẩm lạnh, ví dụ hộp đựng bơ, hộp nhựa đựng phô mai tươi, hoặc thố chứa kem sữa tươi. Các vật chứa này có thể bị tan chảy và chuyển hóa chất độc hại vào thực phẩm.
  3. Để nấu thức ăn tốt hơn và để tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn, hãy đậy đĩa thức ăn bằng nắp đậy, hoặc màng bọc nhựa, hoặc giấy sáp. Để hở một góc để hơi nước thoát ra trong khi thực phẩm được nấu trong lò vi sóng.
  4. Thức ăn đang nấu nửa chừng thì tắt lò, xoay gói thực phẩm, đĩa thức ăn hoặc khuấy thức ăn trong lò vi sóng – thậm chí mặc dù lò đã có bàn xoay . Điều này giúp thực phẩm được nấu đồng đều và an toàn hơn.

An toàn cá nhân cũng là một yếu tố khi trẻ em sử dụng lò vi sóng để hâm nóng hoặc nấu thức ăn sau giờ học. Khoa cấp cứu bệnh viện và các trung tâm điều trị bỏng có các báo cáo ghi nhận các ca điều trị cho nhiều trẻ em bị bỏng từ mì nui nấu nhanh, mì nui nấu bằng lò vi sóng như mì ăn liền, nui với phô mai và các sản phẩm thực phẩm tiện lợi khác tương tự. Những ca bỏng này xảy ra do lò vi sóng làm nóng thực phẩm và đồ uống đến nhiệt độ rất cao nhưng lại đun nóng không đều. Những lời khuyên sau có thể giúp giữ cho trẻ em của bạn an toàn khi sử dụng lò vi sóng:

  1. Sử dụng găng tay bắt nồi để lấy thực phẩm ra khỏi lò vi sóng. Các đĩa chứa thức ăn dùng được trong lò vi sóng sẽ nóng lên do thức ăn đã được nấu chín.
  2. Hơi nước có thể gây bỏng. Cẩn thận khi mở nắp đậy hoặc màng bao nhựa để hơi nước không làm bỏng mặt và bàn tay của trẻ.
  3. Khi hâm nóng thức ăn thừa hoặc thực phẩm đóng gói, hãy sử dụng một nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo thực phẩm đã đạt đến một nhiệt độ đủ cao để tiêu diệt vi khuẩn có hại. Nhiệt độ có thể đạt đến 165°F (75oC).

Khuấy tất cả các đồ uống nóng , súp nóng, và các loại thực phẩm có thể khuấy được trước khi uống hoặc ăn để chắc chắn rằng nó không làm bỏng miệng của trẻ.

Nguồn:

http://www.fsis.usda.gov/wps/portal/fsis/topics/food-safety-education/get-answers/food-safety-fact-sheets/safe-food-handling/food-safety-after-school/ct_index

Bài viết An toàn thực phẩm sau giờ học được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/an-toan-thuc-pham-sau-gio-hoc-2-f-3-3.html/feed 0