tập ăn dặm cho bé – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.25 Ebook Ăn dặm và các vấn đề liên quan https://thucphamcongdong.vn/ebook-an-dam-va-cac-van-de-lien-quan.html Mon, 19 Dec 2016 12:45:17 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=7283 eBook Ăn dặm và các vấn đề liên quan

Làm sao tôi biết được khi nào bé đã sẵn sàng ăn dặm ? Hướng dẫn cho con ăn dặm theo độ tuổi. Thực phẩm nào tồi tệ nhất và không an toàn với con ? Con tôi có vẻ xanh xao và yếu, có thể đó là do thiếu máu không?

Bài viết Ebook Ăn dặm và các vấn đề liên quan được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
eBook Ăn dặm và các vấn đề liên quan

Download eBook Ăn dặm và các vấn đề liên quan

Ăn dặm và các vấn đề liên quan
Chúng tôi sẽ gửi eBook vào email của bạn.
Vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới

Giới thiệu

Sau những ngày tháng mang thai vất vả với bao điều kiêng kỵ để bào thai có được sức khỏe tốt nhất, đến khi em bé chào đời, người mẹ lại phải tiếp tục “công cuộc” học hỏi không ngừng về cách nuôi dạy trẻ. Có lẽ sẽ có không ít bà mẹ, nhất là những người lần đầu làm mẹ, đồng ý rằng giai đoạn “đau đầu” nhất cho người mẹ trong những năm đầu đời của trẻ chính là giai đoạn cho trẻ ăn dặm. Khi nào thì nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm? Nên ăn dặm những thức ăn nào và tránh những thức ăn nào cho sức khỏe lâu dài về sau của trẻ? Nên cho bé uống nước hay nước trái cây? Làm sao biết được trẻ đã nhận được đầy đủ dinh dưỡng? Muôn vàn câu hỏi về thời kỳ ăn dặm sẽ được trả lời trong Quyển eBook “Ăn dặm và các vấn đề liên quan” nằm trong bộ eBook “Dinh dưỡng cho mẹ và bé” được biên soạn chọn lọc bởi nhóm Thực phẩm Cộng đồng. Với các bài viết trong eBook được biên dịch và hiệu đính tới tiêu chí “chính xác, khoa học nhưng gần gũi”, nhóm Thực phẩm Cộng đồng hy vọng bạn sẽ tìm được cho mình những thông tin hữu ích có thể giúp bạn chăm sóc cho bé yêu của mình hoặc của người thân một cách tốt nhất.

Mục lục

Chương I. HƯỚNG DẪN CÁCH CHO TRẺ ĂN DẶM

1. CHO BÉ ĂN DẶM

1.1. Khi nào tôi nên cho bé bắt đầu ăn dặm?
1.2. Làm sao tôi biết được khi nào bé đã sẵn sàng ăn dặm?
1.3. Tôi nên cho bé ăn dặm như thế nào?
1.4. Làm sao tôi có thể biết bé đã no?
1.5. Tôi vẫn cần phải cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức không?
1.6. Tôi phải cho bé làm quen với mỗi loại thực phẩm mới như thế nào?
1.7. Tôi nên cho bé ăn dặm mấy lần một ngày?
1.8. Tôi cần dụng cụ gì để cho bé ăn dặm?
1.9. Tôi cần những gì để làm thức ăn tại nhà cho trẻ?
1.10. Tôi nên cho bé ăn dặm ở đâu?
1.11. Làm thế nào tôi có thể giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh?

2. HƯỚNG DẪN CHO BÉ ĂN THEO TUỔI

2.1. Độ tuổi: sơ sinh đến 4 tháng.
2.2. Độ tuổi: 4 đến 6 tháng.
2.3. Độ tuổi: 6 đến 8 tháng.
2.4. Độ tuổi: 8 đến 10 tháng.
2.5. Độ tuổi: 10 đến 12 tháng.

3. NHỮNG QUY TẮC CŨ TRONG VIỆC CHO TRẺ ĂN DẶM VẪN NÊN ĐƯỢC ÁP DỤNG

3.1. Hãy cảnh giác với đồ ăn vặt.
3.2. Cho bé ăn những chất béo lành mạnh.
3.3. Cho bé ăn thực phẩm mới mỗi lần một loại.
3.4. Cứ lặp lại những món ăn mà bé không muốn ăn (cứ thử đi thử lại).
3.5. Dạy cho bé niềm vui ăn uống.
3.6. Hãy chú ý đến các mối nguy có thể gây nghẹn.

4. CÁC QUY TẮC MỚI KHI CHO BÉ ĂN DẶM

4.1. Hãy xem xét lại những gì bạn đã nghe nói về dị ứng thực phẩm.
4.2. Đừng e ngại với gia vị.
4.3. Không cần phải ngán việc tự làm thức ăn cho trẻ.
4.4. Cho trẻ ăn những thực phẩm hữu cơ.
4.5. Hãy mở rộng khẩu vị cho bé.
4.6. Làm thế nào để khuyến khích trẻ thử một loại thức ăn mới?

Chương II. THỰC PHẨM ĂN DẶM CHO TRẺ

1. NHỮNG CƠ BẢN VỀ THỰC PHẨM ĂN DẶM CHO BÉ

1.1. Làm thế nào để tôi chọn được thực phẩm tốt nhất cho bé?
1.2. Tôi có nên mua thực phẩm hữu cơ cho trẻ em hay sử dụng các thành phần hữu cơ để chế biến thức ăn cho con?
1.3. Tôi có thể tự mình làm thức ăn cho con thay vì mua không?
1.4. Thức ăn của trẻ em có thể để được bao lâu sau khi mở hũ?
1.5. Có ổn không khi làm nóng thức ăn của trẻ em bằng lò vi sóng?

2. NHỮNG MÓN ĂN DẶM ĐẦU TIÊN CHO BÉ

2.1. Trái cây chua.
2.2. Thịt hầm.
2.3. Rau họ cải.
2.4. Cá.
2.5. Ngũ cốc nguyên hạt.

3. MƯỜI THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHO BÉ

3.1. Quả việt quất (blueberries).
3.2. Sữa chua.
3.3. Bí đỏ (squash).
3.4. Đậu lăng (lentil).
3.5. Rau lá xanh đậm.
3.6. Bông cải xanh (Broccoli).
3.7. Quả bơ.
3.8. Thịt.
3.9. Mận khô.
3.10. Quýt.

4. NĂM LOẠI THỰC PHẨM TỒI TỆ NHẤT CHO BÉ

4.1. Soda.
4.2. Nước trái cây.
4.3. Bánh quy giòn (cracker).
4.4. Bữa ăn chế biến sẵn.
4.5. Những món tráng miệng chứa gelatin.

5. THỨC ĂN DÙNG CHO BÉ ĂN BẰNG TAY

5.1. Thức ăn ăn bằng tay cho trẻ sơ sinh là gì?
5.2. Khi nào tôi có thể bắt đầu cho bé làm quen với loại thức ăn này?
5.3. Cho bé làm quen với loại thức ăn này bằng cách nào?
5.4. Những loại thực phẩm nào là thức ăn cầm tay tốt nhất?

6. NHỮNG THỰC PHẨM CÓ THỂ KHÔNG AN TOÀN CHO CON CỦA BẠN

6.1. Thực phẩm cần tránh: từ lúc mới sinh đến 4-6 tháng tuổi.
6.2. Thực phẩm cần tránh: từ 4-12 tháng tuổi.
6.3. Thực phẩm cần tránh: từ 12 đến 36 tháng tuổi.
6.4. Những thông tin mới nhất về trẻ em và dị ứng.

7. NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM NHẠT NHẼO CÓ THỰC SỰ LÀ TỐT NHẤT CHO BÉ?

8. BẠN CÓ NÊN THEO DÕI LƯỢNG CHẤT BÉO TRONG KHẨU PHẦN CỦA TRẺ SƠ SINH?

9. CÁCH TỰ CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO BÉ

9.1. Lựa chọn đúng dụng cụ nấu ăn.
9.2. Mua rau củ quả tốt nhất.
9.3. Chuẩn bị thực phẩm.
9.4. Các mẹo khi cho bé ăn.

10. THỰC PHẨM YÊU THÍCH CỦA CON BẠN LÀ GÌ?

11. CÁCH MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ TIẾT KIỆM

11.1. Lựa chọn và tuyển chọn.
11.2. Ghé thăm chợ của nông dân.
11.3. Tập trung vào những đứa trẻ.

12. KHI NÀO TRẺ CÓ THỂ ĂN CÁ?

13. KHI NÀO EM BÉ CÓ THỂ ĂN MẬT ONG?

14. CÓ AN TOÀN KHI CHO BÉ ĂN BỘT ĂN DẶM TỪ GẠO?

Chương III. NƯỚC VÀ ĐỒ UỐNG

1. KHI NÀO BÉ CÓ THỂ UỐNG NƯỚC?

1.1. Tại sao cho bé 6 tháng tuổi và ít tuổi hơn uống nước thì không an toàn?
1.2. Pha loãng sữa với nước có ổn không?
1.3. Phải làm gì nếu em bé của bạn bị mất nước?

2. NÊN DÙNG LOẠI NƯỚC NÀO ĐỂ PHA SỮA CHO TRẺ?

3. KHI NÀO THÌ EM BÉ CÓ THỂ UỐNG NƯỚC CÓ GA HOẶC NƯỚC KHOÁNG?

Chương IV. NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG

1. VITAMIN, KHOÁNG CHẤT VÀ MỘT SỐ VI CHẤT KHÁC MÀ TRẺ CẦN

1.1. Sắt.
1.2. Vitamin D.
1.3. Vitamin B12.
1.4. DHA, nguồn omega-3 quan trọng.

2. BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT Ở TRẺ SƠ SINH

2.1. Con tôi có vẻ xanh xao và yếu. Có thể đó là do thiếu máu không?
2.2. Thiếu máu là gì và nguyên nhân gây ra thiếu máu?
2.3. Thiếu máu có nguy hiểm không?
2.4. Con tôi có nguy cơ bị thiếu máu không?
2.5. Tôi có nên nói với bác sĩ?
2.6. Tôi có thể ngăn ngừa cho con tôi khỏi bị bệnh thiếu máu?
2.7. Thiếu máu được điều trị như thế nào ở trẻ?
2.8. Tôi có nên cho con tôi bổ sung sắt, chỉ trong trường hợp nào?

Bài viết Ebook Ăn dặm và các vấn đề liên quan được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Những quy tắc cũ trong việc cho trẻ ăn vẫn còn được áp dụng https://thucphamcongdong.vn/nhung-quy-tac-cu-trong-viec-cho-tre-an-van-con-duoc-ap-dung-1-b-b-44.html Sun, 30 Oct 2016 15:17:48 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=7021

Tìm hiểu xem làm thế nào để tạo thói quen ăn uống tốt cho bé ngay từ lúc đầu.

Bài viết Những quy tắc cũ trong việc cho trẻ ăn vẫn còn được áp dụng được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Phương pháp nuôi con đã và đang có nhiều thay đổi theo thời gian. Hãy đọc bài viết Cuộc cách mạng thực phẩm trẻ em: Những quy tắc mới trong việc tập ăn cho bé và tìm hiểu xem làm thế nào để tạo thói quen ăn uống tốt cho bé ngay từ lúc đầu.

Tuy nhiên không hẳn tất cả mọi quy tắc đều thay đổi. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến các quy tắc cũ mà bạn vẫn nên làm theo.

Quy tắc trong việc cho trẻ ăn

Hãy cảnh giác với đồ ăn vặt

Mọi người đều biết rằng đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe, nhưng đối với trẻ sơ sinh, những ảnh hưởng tiêu cực này có thể còn nghiêm trọng hơn nhiều. (Thật không may, một số loại thực phẩm quen thuộc dành cho em bé lại thuộc về nhóm đồ ăn vặt này. Hãy xem danh sách của chúng tôi về 5 loại thực phẩm tồi tệ nhất đối với trẻ sơ sinh.)

Đó là bởi vì chỉ cần một lượng rất nhỏ các loại đồ ăn vặt chứa muối hoặc đường này đã có thể làm bé cảm thấy no, và bao tử của bé sẽ không có nhiều chỗ trống để ăn các loại thực phẩm lành mạnh và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển não bộ của bé.

“Nhu cầu calo của trẻ sơ sinh tương đối thấp, nhưng nhu cầu dinh dưỡng của chúng lại rất cao”, Christine Gerbstadt, bác sĩ và là chuyên gia dinh dưỡng nói. “Dinh dưỡng không đầy đủ có thể ảnh hưởng đến các cột mốc phát triển quan trọng.”

Vậy điều này có nghĩa bạn là một người bố mẹ xấu nếu bạn thỉnh thoảng cho bé một mẫu khoai tây chiên hoặc một góc của miếng bánh quy chocolate, hoặc nếu bạn cho bé ăn bánh kem tại bữa tiệc sinh nhật đầu tiên của bé? Tất nhiên là không. “Thỉnh thoảng ăn những món này sẽ không có vấn đề gì.” Susanna Block, bác sĩ nhi khoa ở Seattle nói.

Chỉ cần không hình thành thói quen ăn những món ăn vặt thường xuyên là được. Không chỉ là vì nó không lành mạnh mà nó còn có thể làm bé phát triển vị giác thích ăn các loại thực phẩm có đường hoặc muối trong cả cuộc đời của bé.

Cho bé ăn những chất béo lành mạnh

Trên các kệ của cửa hàng tạp hóa tràn ngập các sản phẩm ít chất béo và không béo – phô mai, sữa, bánh, sữa chua, thậm chí là khoai tây chiên. Trẻ sơ sinh có nên ăn chế độ ăn ít chất béo? Tuyệt đối là không nên.

“Chất béo cần thiết cho sự tăng trưởng của bé. Sữa mẹ và sữa bột đều chứa rất nhiều chất béo.” Block nói.

Tất nhiên, không phải tất cả các loại chất béo đều có tác dụng như nhau. Chất béo không bão hòa, được tìm thấy trong các loại thực phẩm như quả bơ và dầu ô liu, là sự lựa chọn tuyệt vời cho bé của bạn, cũng như các axit béo thiết yếu như omega-3, được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cá hồi và cá béo khác.

Mặt khác, các chất béo chuyển hóa (trans fat) có trong bánh rán chiên được xếp thẳng vào loại chất béo không lành mạnh. Chất béo bão hòa, được tìm thấy chủ yếu trong các sản phẩm động vật như thịt và sữa nguyên kem, sẽ thuộc vào “vùng màu xám”. “Không ai thực sự biết về những ảnh hưởng của các chất béo bão hòa trong chế độ ăn của trẻ sơ sinh do không đủ dữ liệu”, Block nói.

Chúng tôi biết rằng các chuyên gia khuyến khích bạn nên cung cấp cho bé các sản phẩm sữa nguyên kem (đầy đủ chất béo) như pho mát và sữa chua cho đến khi bé được 2 tuổi. Sau tuổi này, có lẽ là an toàn khi cho rằng một chế độ ăn uống chứa chất béo bão hòa không phải là một ý kiến tốt, đặc biệt là do bạn sẽ không muốn chúng lấn át các loại thực phẩm khác và không muốn con của mình hình thành sở thích với chúng. Sự điều độ và đa dạng các loại thực phẩm luôn là tốt nhất.

Cho bé ăn thực phẩm mới mỗi lần chỉ một loại

Mặc dù những hạn chế trong các món ăn dành cho bé ăn dặm đã bớt đi, nhưng những quy tắc cũ về cách cho ăn vẫn luôn đúng.

Cho bé thử thức ăn mới mỗi lần chỉ một loại, và đợi ít nhất ba ngày trước khi chuyển sang cho bé ăn thử thức ăn mới tiếp theo. Bằng cách này, nếu em bé của bạn có phản ứng xấu với một loại thực phẩm nào đó, bạn sẽ biết thực phẩm đó là gì.

Dấu hiệu của một phản ứng dị ứng bao gồm tiêu chảy, bụng phình to, tăng việc xả hơi và phát ban. Nếu em bé của bạn liên tục có các triệu chứng nhẹ sau khi ăn một thực phẩm nào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia về dị ứng để làm kiểm tra dị ứng cho bé.

Nếu em bé của bạn biểu hiện các triệu chứng nghiêm trọng – chẳng hạn như khó thở, sưng mặt hoặc môi, nôn mửa hoặc tiêu chảy sau khi ăn – hãy gọi cấp cứu hoặc số điện thoại khẩn cấp tại địa phương của bạn ngay lập tức. Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể làm tắc nghẽn đường thở của bé trong vòng vài phút.

Hãy nhớ rằng quy tắc “mỗi lần thử một món mới” không nên bị hiểu nhầm khi con bạn bị dị ứng. Trẻ sơ sinh vẫn có thể xảy ra phản ứng dị ứng với một loại thức ăn ngay cả khi chúng đã ăn nó trước đó mà không hề xảy ra vấn đề gì. Điều này có thể xảy ra đặc biệt nếu những lần trước bé ăn nó với hàm lượng rất ít như khi có mặt trong một loại thực phẩm khác – ví dụ, bánh muffin làm từ trứng hoặc sữa (trứng và sữa có khả năng gây dị ứng).

Cứ lặp lại những món ăn mà bé không muốn ăn (cứ thử đi thử lại)

Khi đề cập đến ăn thử món mới, trẻ sơ sinh còn khó chịu và kén chọn hơn cả Simon Cowell (giám khảo của Britain Got Talent). Khi bạn thử cho bé ăn một muỗng đậu que xay nhuyễn với thì là, bé có thể nuốt nó – hoặc nhổ nó ra một cách phẫn nộ, hất tay của bạn đi và quay mặt đi, miệng mím chặt.

Đừng đặt nặng vấn đề này. Có lẽ là em bé của bạn không thực sự đói bụng. Khẩu vị của trẻ sơ sinh hay biến đổi, và chúng cần ít thức ăn hơn so với chúng ta nghĩ.

Mặt khác, bé cũng có thể không thích món ăn thông qua việc nhìn, ngửi, hoặc nếm thử. Điều này không có nghĩa là bạn nên vĩnh viễn loại bỏ món này ra khỏi thực đơn của bé.

“Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em thường sẽ bắt đầu làm quen với một loại thực phẩm mới chỉ sau khi chúng tiếp xúc với nó nhiều lần” Block, bác sĩ nhi khoa nói.

Vì vậy, trong khi bạn có thể bực bội vì em bé của bạn từ chối bữa ăn mà bạn đã chuẩn bị đầy yêu thương, hãy hít một hơi thật sâu, và thử lại vào một ngày khác.

Dạy cho bé niềm vui ăn uống

“Ăn uống với bạn bè của mình và gia đình thân yêu chắc chắn là một trong những niềm vui cơ bản và hồn nhiên nhất của cuộc sống,” là câu nói nổi tiếng của đầu bếp Hoa Kỳ Julia Child.

Thật không may, bố mẹ có thể sẽ thấy niềm vui hồn nhiên đó bị biến thành sự bực dọc và căng thẳng. Sự hay thay đổi khẩu vị của bé, mối lo lắng rằng bé ăn không đủ, cộng với sự bừa bãi trong bữa ăn, tất cả làm cho giờ ăn của bé thành một mớ hỗn độn, hoặc thậm chí một bãi chiến trường.

Bữa ăn của bé không nên là như vậy. Có rất nhiều thứ bạn có thể làm để biến bữa ăn thành một trải nghiệm thú vị.

Trước tiên, hãy chắc chắn rằng bạn có đủ thời gian để bạn không phải vội vã trong bữa ăn của bé. Và mặc dù khó khăn, vẫn hãy chấp nhận sự lộn xộn mà bé sẽ gây ra – để bé chơi đùa với thức ăn của bé thực sự rất tốt cho bé.

“Trẻ em đang học ăn nên được cho phép làm mọi thứ lộn xộn. Trong khi chơi chúng sẽ thực sự tìm hiểu về các mùi vị mới và cách cho thức ăn vào miệng của chúng”, chuyên gia dinh dưỡng Eileen Behan, tác giả của cuốn sách The Baby Food Bible nói. “Điều quan trọng nhất là chúng sẽ học được ăn uống là việc rất vui vẻ và thoải mái.”

Aviva Pflock và Devra Renner, tác giả của cuốn Mommy Guilt, rất đồng ý với điều này. “Không nên để ý đến những mớ hỗn độn”, họ nói. “Đặt một tấm thảm màu dưới bàn ăn của bé hoặc để cho con chó của bạn làm sạch sàn nhà, có thể xem xét việc cho bé ở trần khi ăn để đỡ công giặt giũ”.

Nhưng có lẽ điều ý nghĩa nhất mà bạn có thể làm là thưởng thức món ăn của mình. Bé sẽ xem cách bố mẹ ăn rồi bắt chước, vì vậy hãy cẩn thận cách bạn thể hiện khi ăn: Bạn thấy thức ăn như là một sự thưởng thức và đáng trân trọng hay một thứ phiền chán và sợ hãi?

Nếu câu trả lời của bạn là cái sau thì hãy cố gắng thư giãn bản thân và chú tâm vào những điều tốt đẹp mà thức ăn có thể đem lại. Hãy thử với nhiều hương vị khác nhau và thử các loại thức ăn lành mạnh mới. Hãy chú ý đến các loại quả, rau củ và pho mát đẹp mắt tại các cửa hàng tạp hóa và chỉ cho bé thấy- hoặc tốt hơn, hãy dắt bé đi tham quan chợ nông sản. Hãy để bé thấy rằng bạn ăn và thưởng thức nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác nhau. Nếu bạn thưởng thức thức ăn như là một món quà của thượng đế, rất có thể bé của bạn cũng vậy.

Hãy chú ý đến các mối nguy có thể gây nghẹn

Thái độ dễ dãi và tự do hơn trong việc cho bé ăn chắc chắn không nên được áp dụng cho kích thước và cấu trúc thực phẩm – bởi vì nghẹn là một mối nguy hiểm.

Dầm hoặc nghiền thực phẩm mới của bé, hãy chắc chắn rằng thức ăn đã đủ mềm, hãy nhớ rằng kỹ năng ăn cũng giống như các mốc phát triển quan trọng khác của bé – mỗi đứa trẻ sẽ có các mức độ phát triển khác nhau. Một số bé sẽ có thể ăn thức ăn đặc hơn hoặc thức ăn dạng khối sớm hơn so với một số bé khác.

“Nếu bạn nhận thấy bé bị sặc khi ăn thức ăn đặc, điều này có thể có nghĩa là bé chưa sẵn sàng để xử lý nó tốt. Hãy bỏ thức ăn này ra khỏi bàn ăn của bé và cho bé ăn lại thức ăn lỏng hơn một thời gian.” Block nói. Nếu vấn đề vẫn tiếp diễn, hãy nói chuyện với bác sĩ của con bạn.

Khi bé bước vào giai đoạn ăn thức ăn cầm tay, bạn sẽ không còn phải nghiền nhỏ tất cả mọi thứ. Chỉ cần chắc chắn tránh các loại thực phẩm dễ gây nghẹn và hóc như xúc xích, các loại hạt cây và bắp rang.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_baby-food-revolution-old-rules-for-feeding-your-baby-that-st_10323111.bc

Bài viết Những quy tắc cũ trong việc cho trẻ ăn vẫn còn được áp dụng được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>