loãng xương – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.23 Nguy cơ sức khỏe từ việc tiêu thụ canxi quá mức https://thucphamcongdong.vn/nguy-co-suc-khoe-tu-viec-tieu-thu-canxi-qua-muc-1-a-4-11.html Mon, 26 Oct 2020 10:00:07 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=48272 Nguy cơ sức khỏe từ việc tiêu thụ canxi quá mức

Lượng canxi cao vượt mức trong máu còn được gọi là chứng tăng canxi huyết có thể gây ra suy thận, vôi hóa mô mềm và mạch máu, tăng canxi niệu và sỏi thận ...

Bài viết Nguy cơ sức khỏe từ việc tiêu thụ canxi quá mức được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Nguy cơ sức khỏe từ việc tiêu thụ canxi quá mức

Lượng canxi cao vượt mức trong máu còn được gọi là chứng tăng canxi huyết có thể gây ra suy thận, vôi hóa mô mềm và mạch máu, tăng canxi niệu (nồng độ canxi cao bất thường trong nước tiểu) và sỏi thận. Mặc dù, lượng canxi dung nạp rất cao có khả năng gây ra chứng tăng canxi huyết, nó thường liên quan đến chứng tăng năng tuyến cận giáp (hyperparathyroidism) hay khối u ác tính.

Lượng canxi dung nạp cao có thể gây táo bón. Nó cũng có thể cản trở sự hấp thu chất sắt và kẽm, mặc dù tác dụng này chưa được thiết lập. Lượng canxi dung nạp cao từ chế phẩm bổ sung, nhưng không phải từ các loại thực phẩm, có liên quan đến việc tăng nguy cơ của bệnh sỏi thận. Một số bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa lượng canxi dung nạp cao hơn với việc tăng nguy cơ của bệnh ung thư tuyến tiền liệt, nhưng tác động này vẫn chưa được hiểu rõ, một phần do việc phân tách tác dụng tiềm ẩn của các sản phẩm từ sữa chứa canxi. Một số nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa lượng canxi dung nạp cao, đặc biệt là từ chế phẩm bổ sung, với việc tăng nguy cơ của bệnh tim mạch.

Giới hạn trên (ngưỡng tối đa) (ULs) đối với canxi được thiết lập bởi Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm được liệt kê trong Bảng 3 (mg/ngày). Tiêu thụ quá nhiều canxi từ các loại thực phẩm hiếm khi xảy ra; lượng tiêu thụ vượt mức chủ yếu gây ra bởi việc sử dụng chế phẩm bổ sung canxi. Dữ liệu của NHANES năm 2003–2006 cho thấy khoảng 5% phụ nữ trên 50 tuổi ước tính tổng lượng canxi dung nạp (từ các loại thực phẩm và chế phẩm bổ sung) vượt quá UL khoảng 300–365 mg.

Bảng 3: Giới hạn trên (ngưỡng tối đa) (ULs) đối với canxi

Độ tuổi Nam Nữ Phụ nữ mang thai Phụ nữ cho con bú
0–6 tháng 1.000 mg 1.000 mg    
7–12 tháng 1.500 mg 1.500 mg    
1–8 tuổi 2.500 mg 2.500 mg    
9–18 tuổi 3.000 mg 3.000 mg 3.000 mg 3.000 mg
19–50 tuổi 2.500 mg 2.500 mg 2.500 mg 2.500 mg
Trên 51 tuổi 2.000 mg 2.000 mg    

Sự tương tác với thuốc

Chế phẩm bổ sung canxi có nguy cơ tương tác với một số loại thuốc. Phần này cung cấp một số ví dụ. Những người dùng những loại thuốc này thường xuyên nên hỏi ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ về lượng canxi dung nạp.

Canxi có thể làm giảm sự hấp thu của các loại thuốc sau khi được uống cùng với nhau: biphosphonates (điều trị loãng xương), các loại kháng sinh fluoroquinolone và tetracycline, levothyroxine, phenytoin (thuốc chống co giật) và tiludronate disodium (điều trị bệnh của Paget (bác sĩ phẫu thuật và là nhà nghiên cứu bệnh học)).

Loại thuốc lợi tiểu Thiazide có thể tương tác với canxi carbonate và chế phẩm bổ sung vitamin D, làm tăng nguy cơ của chứng tăng canxi huyết và tăng canxi niệu.

Cả hai loại thuốc kháng axit chứa nhôm và magie làm tăng bài tiết canxi niệu. Dầu khoáng và thuốc kích thích nhuận tràng làm giảm sự hấp thu canxi. Glucocorticoids, chẳng hạn như prednisone, có thể gây ra sự suy giảm canxi và cuối cùng gây loãng xương khi chúng được sử dụng hàng tháng.

Canxi và chế độ ăn uống lành mạnh

Hướng dẫn chế độ ăn uống của chính phủ liên bang cho người Mỹ năm 2010 lưu ý rằng “các chất dinh dưỡng nên có nguồn gốc chủ yếu từ các loại thực phẩm. Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, hầu hết là các loại còn nguyên vẹn (intact) không chỉ chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết và thường có trong chế phẩm bổ sung dinh dưỡng, mà còn chứa chất xơ tiêu hóa và các hợp chất tự nhiên khác có thể có tác dụng tích cực đến sức khỏe. Chế phẩm bổ sung có thể có lợi trong những tình huống cụ thể để làm tăng lượng viatmin hay khoáng chất cụ thể nạp vào”.

Để biết thêm thông tin chi tiết về việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn dinh dưỡng cho người Mỹ và hệ thống hướng dẫn sử dụng thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, biểu đồ dinh dưỡng.

Hướng dẫn dinh dưỡng cho người Mỹ mô tả chế độ ăn uống lành mạnh gồm một trong những điều sau đây:

  • Nhấn mạnh sự đa dạng các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo.

Nhiều sản phẩm từ sữa, như sữa, phô mai và sữa chua là nguồn thực phẩm giàu canxi. Một số loại rau củ cung cấp lượng canxi đáng kể, như một số loại ngũ cốc và nước ép tăng cường canxi.

  • Bổ sung các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá, các loại đậu, trứng và quả hạch.

Đậu phụ được làm từ các muối canxi, cá mòi và cá hồi đóng hộp (xương có thể ăn được) là nguồn canxi tốt (kiểm tra nhãn sản phẩm).

  • Giảm chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa (trans fat), cholesterol, muối (natri) và đường bổ sung.

Các sản phẩm từ sữa ít béo và không béo cung cấp lượng canxi gần đương đương với lượng canxi có trong sữa nhiều béo.

  • Duy trì nhu cầu năng lượng hàng ngày.

Tài liệu tham khảo

https://ods.od.nih.gov/factsheets/Calcium-HealthProfessional/

Bài viết Nguy cơ sức khỏe từ việc tiêu thụ canxi quá mức được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Canxi và sức khỏe https://thucphamcongdong.vn/canxi-va-suc-khoe-1-a-4-10.html Fri, 23 Oct 2020 12:40:49 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=48263 canxi

Một số lĩnh vực mà canxi có hoặc có thể liên quan: sức khỏe của xương và loãng xương; bệnh tim mạch; điều chỉnh huyết áp và cao huyết áp; ung thư đại tràng,...

Bài viết Canxi và sức khỏe được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
canxi

Nhiều công bố về những lợi tích tiềm năng của canxi trong việc nâng cao sức khỏe, phòng và điều trị bệnh. Phần này tập trung vào một số lĩnh vực mà canxi có hoặc có thể liên quan: sức khỏe của xương và loãng xương; bệnh tim mạch; điều chỉnh huyết áp và cao huyết áp; ung thư đại tràng, trực tràng và tuyến tiền liệt; bệnh sỏi thận và kiểm soát cân nặng.

Sức khỏe của xương và loãng xương

Xương gia tăng kích thước và khối lượng trong giai đoạn tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên, đạt đến khối lượng xương đỉnh ở tuổi 30. Khối lượng xương đỉnh càng lớn có thể làm chậm sự mất xương nghiêm trọng cùng với tuổi tác. Do đó mọi người nên tiêu thụ đủ lượng canxi và vitamin D trong suốt thời thơ ấu, tuổi thanh thiếu niên và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Loãng xương, một rối loạn đặc trưng bởi xương xốp và dễ gãy, là một vấn đề sức khỏe cộng đồng rất quan trọng đối với hơn 10 triệu người Mỹ trưởng thành, 80% trong số đó là phụ nữ (34 triệu người bị thiếu xương hoặc có khối lượng xương thấp, trước đó bị loãng xương.) Loãng xương liên quan nhiều nhất đến việc gãy xương hông, xương cột sống, xương cổ tay, xương chậu, xương sườn và các xương khác. Ước tính có khoảng 1,5 triệu người gãy xương xảy ra mỗi năm ở Hoa Kỳ là do loãng xương.

Caxnxi và sức khỏe
Nguồn ảnh: http://www.homeremedyfind.com/9-warning-signs-you-have-high-cortisol-level/

Khi lượng canxi dung nạp thấp hoặc sự hấp thu canxi kém, sự suy yếu xương xảy ra khi cơ thể sử dụng nguồn canxi dự trữ để duy trì các chức năng sinh học bình thường. Sự mất xương cũng có thể xảy ra như một phần của quá trình lão hóa, đặc biệt ở những phụ nữ sau mãn kinh do lượng estrogen giảm. Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương, bao gồm những phụ nữ gầy, ít vận động hay lớn tuổi; những người hút thuốc lá; những người uống rượu quá nhiều; và có lịch sử gia đình bị bệnh loãng xương.

canxi và sức khỏe
Nguồn ảnh: http://www.great-bones.com/osteoporosistreatment.html

Các xét nghiệm mật độ xương (BMD) khác nhau đã có. Giá trị T từ các xét nghiệm này so sánh BMD của người đó với BMD tối ưu (BMD của một người trưởng thành khỏe mạnh 30 tuổi). Giá trị T ≥-1,0 cho biết mật độ xương bình thường, từ -1,0 đến -2,5 cho biết mật độ xương thấp (thiếu xương), và ≤ -2,5 cho biết người đó bị loãng xương. Mặc dù loãng xương ảnh hưởng đến các cá nhân thuộc tất cả các chủng tộc, sắc tộc và cả giới tính, phụ nữ có nguy cơ cao nhất do khung xương của họ nhỏ hơn so với đàn ông và do sự mất xương gia tăng đi kèm với thời kỳ mãn kinh. Tập thể dục đều đặn và lượng canxi và vitamin D dung nạp đầy đủ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển và duy trì xương chắc khỏe trong suốt cuộc đời. Những bài tập chịu sức nặng (chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, các bài tập một chân để trên mặt đất và một chân đạp mạnh xuống đất và làm việc chống lại trọng lực) và các bài tập về sức đề kháng (như các môn thể dục mềm dẻo và liên quan đến cân nặng) hỗ trợ sức khỏe của xương.

Chế phẩm bổ sung canxi và vitamin D được chứng minh là có hiệu quả làm giảm gãy xương và té ngã (có thể gây gãy xương) ở những người trưởng thành lớn tuổi. Tuy nhiên, trong số những người trưởng thành trên 50 tuổi, những lợi ích của chế phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng này làm giảm gãy xương vẫn chưa rõ ràng. Một đánh giá hệ thống gần đây từ 26 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy chế phẩm bổ sung canxi, có hoặc không có vitamin D, làm giảm đáng kể nguy cơ gãy xương tổng thể và gãy xương cột sống, nhưng không làm giảm nguy cơ gãy xương hông hoặc xương cẳng tay. Nhưng bốn nghiên cứu với sai số hệ thống thấp nhất, liên quan đến tổng cộng 44.505 cá nhân, cho thấy chế phẩm bổ sung không có ảnh hưởng đến nguy cơ gãy xương ở bất kỳ vị trí nào. Một phân tích tổng hợp về lượng canxi dung nạp có liên quan đến mật độ xương cho thấy chế phẩm bổ sung canxi chỉ làm tăng lượng nhỏ mật độ xương trong thời gian đầu và không tăng dần sau đó nên không làm giảm đáng kể nguy cơ gãy xương về mặt lâm sàng. Lực lượng đặc nhiệm dịch vụ phòng ngừa Hoa Kỳ (USPSTF) kết luận rằng các bằng chứng hiện tại chưa đủ để đánh giá sự cân bằng giữa lợi ích và tác hại của chế phẩm bổ sung canxi kết hợp với vitamin D để ngăn chặn gãy xương ở phụ nữ tiền mãn kinh hay nam giới. Đối với những phụ nữ sau mãn kinh, USPSTF kết luận rằng trong khi bằng chứng hiện tại chưa đủ để đánh giá sự cân bằng giữa lợi ích và tác hại của chế phẩm bổ sung kết hợp vitamin D (cao hơn 400 IU/ngày) và canxi (cao hơn 1.000 mg/ngày) để ngăn ngừa gãy xương và chưa có lợi ích rõ ràng từ việc bổ sung liều lượng nhỏ các chất dinh dưỡng này vì mục đích trên.

Năm 1993, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu công bố lợi ích sức khỏe liên quan đến canxi và loãng xương đối với các loại thực phẩm và chế phẩm bổ sung. Vào tháng 01/2010, công bố lợi ích sức khỏe này được mở rộng để bổ sung vitamin D. Mô hình công bố lợi ích sức khỏe bao gồm: “lượng canxi đầy đủ trong suốt cuộc đời, một phần từ chế độ ăn uống cân bằng tốt, có thể làm giảm nguy cơ loãng xương” và “lượng canxi và vitamin D đầy đủ là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, cùng với vận động thể chất, có thể làm giảm nguy cơ loãng xương trong cuộc sống sau này”.

Ung thư đại tràng và trực tràng

Dữ liệu từ các nghiên cứu quan sát và thực nghiệm về vai trò tiềm năng của canxi trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư đại tràng, mặc dù thiếu phần nhất quán, đề cập nhiều đến tác dụng phòng ngừa. Một số nghiên cứu cho thấy lượng canxi dung nạp cao hơn từ các loại thực phẩm (các sản phẩm từ sữa ít béo) và/hoặc chế phẩm bổ sung có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng. Trong một nghiên cứu tiếp theo về việc ngăn ngừa khối u của canxi, chế phẩm bổ sung canxi carbonate làm giảm nguy cơ u tuyến (một khối u ác tính) trong đại tràng, tiền thân của ung thư, thậm chí kéo dài 5 năm sau khi các bệnh nhân ngưng dùng chế phẩm bổ sung. Trong hai nghiên cứu dịch tễ học có triển vọng lớn, đàn ông và phụ nữ tiêu thụ 700–800 mg canxi mỗi ngày làm giảm 40–50% nguy cơ phát triển bệnh ung thư đại tràng phía bên trái. Nhưng các nghiên cứu quan sát khácchưa tìm thấy mối liên quan để có kết luận cuối cùng.

Trong sáng kiến về sức khỏe của phụ nữ, một thử nghiệm lâm sàng liên quan đến 36.282 phụ nữ sau mãn kinh, dùng chế phẩm bổ sung hàng ngày chứa 1.000 mg canxi và 400 IU (đơn vị quốc tế) viatmin D3 trong 7 năm không có sự khác biệt đáng kể về nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng so với giả dược. Các tác giả của đánh giá hệ thống Cochrane kết luận rằng chế phẩm bổ sung canxi có thể giúp ngăn ngừa u tuyến trực tràng ở mức độ vừa phải, nhưng không có đủ bằng chứng để khuyến nghịviệc sử dụng chế phẩm bổ sung canxi hằng ngày giúp ngăn ngừa ung thư trực tràng. Thời gian phát triển ung thư đại tràng rất lâu, các nghiên cứu lâu dài là cần thiết để hiểu một cách đầy đủ liệu lượng canxi dung nạp có ảnh hướng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Ung thư tuyến tiền liệt

Một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy mối liên quan giữa lượng canxi dung nạp cao, các loại thực phẩm từ sữa hoặc cả hai và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác chỉ tìm được mối liên quan yếu, không có mối liên quan hoặc mối liên quan tiêu cực giữa lượng canxi dung nạp và nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Các tác giả của phân tích tổng hợp về các nghiên cứu có triển vọng kết luận rằng tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa và canxi có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Giải thích về bằng chứng hiện có rất phức tạp bởi sự khó khăn trong việc phân riêng các tác dụng của các sản phẩm từ sữa trong đó có canxi. Nhưng nhìn chung, kết quả từ các nghiên cứu quan sát cho thấy tổng lượng canxi dung nạp >1.500 mg/ngàyhoặc >2.000 mg/ngày có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt (đặc biệt là ung thư phát triển nặng hơn và di căn) so với lượng canxi thấp hơn (500–1.000 mg/ngày). Nghiên cứu bổ sung là cần thiết để làm rõ những tác dụng của canxi và/hoặc các sản phẩm từ sữa đến nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và làm sáng tỏ các cơ chế sinh học tiềm năng.

Bệnh tim mạch

Canxi giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD) bằng cách làm giảm sự hấp thụ của chất béo trong đường ruột, tăng đào thải chất béo, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và đưa canxi vào các tế bào. Tuy nhiên, dữ liệu từ các nghiên cứu có triển vọng về các tác dụng của canxi đến nguy cơ bệnh tim mạch vẫn chưa thống nhất với nhau, và liệu canxi thực phẩm có tác dụng khác nhau đến hệ tim mạch so với canxi bổ sung vẫn chưa rõ ràng. Trong nghiên cứu về sức khỏe của phụ nữ bang Lowa ở Hoa Kỳ, lượng canxi dung nạp cao hơn từ chế độ ăn uống và/hoặc chế phẩm bổ sung có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch thiếu máu cục bộ ở phụ nữ sau mãn kinh. Ngược lại, trong một nhóm phụ nữ Thụy Điển lớn tuổi, tổng lượng canxi dung nạp 1.400 mg/ngày hoặc cao hơn có liên quan đến có tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và bệnh tim mạch do thiếu máu cục bộ cao hơn so với lượng canxi dung nạp 600–1.000 mg/ngày. Các nghiên cứu có triển vọng khác cho thấy không có liên quan đáng kể giữa lượng canxi dung nạp và bệnh tim mạch hay tử vong do bệnh tim mạch. Dữ liệu của bệnh đột quỵ được gộp chung với một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan của lượng canxi dung nạp cao hơn đến việc giảm nguy cơ đột quỵ, và các nghiên cứu khác cho thấy không có mối liên quan hoặc các xu hướng theo chiều ngược lại.

Một số nghiên cứu gần đây gây nên mối lo ngại về sự an toàn của chế phẩm bổ sung canxi đối với bệnh tim mạch. Xiao và cộng sự báo cáo rằng những người đàn ông dùng hơn 1.000 mg/ngày canxi bổ sung có tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 20% so với những người đàn ông không dùng canxi bổ sung, nhưng việc tiêu thụ canxi bổ sung ở phụ nữ không liên quan đến tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch. Khi phân tích lại dữ liệu từ Sáng kiến ​​về sức khỏe của phụ nữ (WHI), Bolland và cộng sự phát hiện ra rằng chế phẩm bổ sung canxi (1.000 mg/ngày) dùng cùng hoặc không cùng với vitamin D (400 IU/ngày) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những phụ nữ không dùng chế phẩm bổ sung canxi khi họ bước vào nghiên cứu. Các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng những người dùng chế phẩm bổ sung canxi làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm nhồi máu cơ tim và bệnh tim mạch vành. Tuy nhiên, các tác giả phân tích dữ liệu thử nghiệm lâm sàng WHI năm 2013 kết hợp với dữ liệu từ nghiên cứu quan sát WHI thực hiệntrên 93.000 phụ nữ sau mãn kinh trong khoảng 8 năm đã kết luận rằng “gần như không có bằng chứng về ảnh hưởng bất lợi của việc bổ sung canxi và vitamin D đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch vành, bệnh tim mạch và đột quỵ”

Các nhà khoa học cho rằng tác dụng phụ của việc bổ sung canxi đến hệ tim mạch có thể được điều chỉnh thông qua chứng tăng canxi huyết. Chứng tăng canxi huyết có thể xảy ra khi lượng canxi dung nạp quá cao kèm theo việc kiểm soát mức serum canxi cân bằng nội môi bình thường. Chứng tăng canxi huyết có liên quan đến việc tăng nguy cơ đông máu, vôi hóa mạch máu và xơ cứng động mạch, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lượng canxi dung nạp cao cũng có thể làm tăng mức độ tuần hoàn của nguyên bào sợi (fibroblast growth factor 23) liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt là canxi bổ sung làm tăng mức serum canxi và một số nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi đột ngột này có thể gây ra các tác dụng phụ được quan sát.

Nhiều nhà khoa học đặt câu hỏi về sức thuyết phục của các bằng chứng hiện có. Các bằng chứng này liên quan đến việc tiêu thụ canxi bổ sung với nguy cơ mắc bệnh tim mạch và lưu ý rằng các nhà nghiên cứu chỉ xem xét kết quả bệnh tim mạch trong phân tích thứ hai của dữ liệu nghiên cứu và những kết quả này không phải là vấn đề chính của các nghiên cứu về việc bổ sung canxi cho đến nay. Đánh giá về các nghiên cứu có triển vọng và thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên năm 2012, Wang và cộng sự kết luận rằng lượng canxi dung nạp từ chế độ ăn uống hay chế phẩm bổ sung gần như hoặc không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng bằng chứng hiện có vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Khả năng chế phẩm bổ sung canxi có thể gây hại cho hệ tim mạch trở thành chủ đề của nhiều cuộc tranh luận trong cộng đồng khoa học và là lý do chocác cuộc điều tratrong tương lai.

Huyết áp và cao huyết áp

Một số thử nghiệm lâm sàng chứng minh mối liên hệ giữa việc tăng lượng canxi dung nạp với việc giảm huyết áp và nguy cơ cao huyết áp, mặc dù mức giảm không ổn định. Trong nghiên cứu về sức khỏe của phụ nữ, lượng canxi dung nạp tỷ lệ nghịch với nguy cơ cao huyết áp ở phụ nữ tuổi trung niên và phụ nữ lớn tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác chưa tìm thấy mối liên hệ giữa lượng canxi dung nạp và tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp. Các tác giả của đánh giá hệ thống về tác động của chế phẩm bổ sung canxi đến bệnh cao huyết áp gần như không tìm thấy mối liên hệ, chủ yếu là do chất lượng kém của hầu hết các nghiên cứu và sự khác biệt trong các phương pháp nghiên cứu.

Các nghiên cứu quan sát và thực nghiệm khác cho thấy rằng những người có chế độ ăn chay giàu khoáng chất (như canxi, magie và kali), chất xơ và ít chất béo có xu hướng giảm huyết áp. Phương pháp tiếp cận với nghiên cứuhạn chế cao huyết áp (DASH) được tiến hành để kiểm tra tác dụng của ba mô hình ăn uống khác nhau đến huyết áp: chế độ ăn uống có kiểm soát “điển hình”của người Mỹ; chế độ ăn uống giàu các trái cây và rau củ; và chế độ ăn uống thứ ba giàu các loại trái cây, rau củ và các sản phẩm từ sữa ít béo. Chế độ ăn uống chứa các sản phẩm từ sữa làm giảm huyết áp nhiều nhất, mặc dù sự đóng góp của canxi đến tác dụng này không được đánh giá. Thông tin bổ sung và các kế hoạch về mẫu thực đơn DASH hiện có trên trang web của Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ.

Bệnh sỏi thận

Sỏi thận trong đường tiết niệu phổ biến nhất là canxi oxalate. Một số, nhưng không phải tất cả, nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tích cực giữa lượng canxi bổ sung dung nạp và nguy cơ của bệnh sỏi thận, và các nghiên cứu này được sử dụng làm cơ sở cho việc điều chỉnh giới hạn trên của canxi ở người trưởng thành. Trong sáng kiến về sức khỏe của phụ nữ, phụ nữ sau mãn kinh tiêu thụ 1.000 mg canxi bổ sung và 400 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày trong 7 năm có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn 17% so với những người dùng giả dược. Nghiên cứu về sức khỏe của Y tá cũng cho thấy mối liên hệ tích cực giữa lượng canxi bổ sung dung nạp và sự hình thành sỏi thận. Mặt khác, lượng canxi dung nạp cao từ thực phẩm không gây sỏi thận và còn có thể kìm hãm sự phát triển của sỏi thận. Đối với hầu hết mọi người, các yếu tố nguy cơ khác của bệnh sỏi thận, chẳng hạn như lượng oxalate dung nạp cao từ thực phẩm và việc uống nước ít, đóng vai trò quan trọng hơn so với lượng canxi dung nạp.

Kiểm soát cân nặng

Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa lượng canxi dung nạp cao hơn với việc giảm cân hoặc tăng cân ít hơn theo thời gian. Vấn đề này được giải thích sau đây. Thứ nhất, lượng canxi dung nạp cao có thể làm giảm nồng độ canxi trong các tế bào chất béo bằng cách làm giảm việc sản sinh hormone tuyến cận giáp và dạng vitamin D hoạt động. Nồng độ canxi trong tế bào giảm làm tăng sự thủy phân chất béo và ngăn cản sự tích tụ chất béo trong các tế bào này. Thứ hai, canxi từ thực phẩm hoặc chế phẩm bổ sung có thể liên kết với lượng nhỏ chất béo thực phẩm trong đường tiêu hóa và ngăn chặn sự hấp thụ chất béo. Đặc biệt là các sản phẩm từ sữa có thể chứa các thành phần bổ sung có thể ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể nhiều hơn so với hàm lượng canxi.

Mặc dù đã có những nghiên cứu trên, các thử nghiệm lâm sàng lại cho kết quả tiêu cực hơn. Ví dụ, việc bổ sung 1.500 mg canxi (từ canxi carbonate) mỗi ngày trong 2 năm chưa thấy các tác dụng đáng kể về mặt lâm sàng ở 340 người trưởng thành thừa cân và béo phì so với giả dược. Ba đánh giá của các nghiên cứu được bố về lượng canxi từ chế phẩm bổ sung hoặc các sản phẩm từ sữa đến việc kiểm soát cân nặng có kết luận tương tự. Theo một phân tích tổng hợp (meta-analysis) từ 13 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng xuất bản năm 2006 kết luận rằng chế phẩm bổ sung canxi và việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa tăng cường không tác động đáng kể đến việc giảm cân về mặt thống kê. Gần đây, một bằng chứng năm 2009 được báo cáo từ Cơ quan nghiên cứu chăm sóc sức khỏe và chất lượng y tế kết luận rằng các kết quả thử nghiệm lâm sàng tổng thể không ủng hộ hiệu quả của chế phẩm bổ sung canxi đến việc giảm cân.Ngoài ra, theo một phân tích tổng hợp từ 29 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng không tìm thấy lợi ích của việc tăng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa đến trọng lượng cơ thể và giảm chất béo trong các nghiên cứu dài hạn. Nhìn chung, các kết quả từ các thử nghiệm lâm sàng không ủng hộ mối liên hệ giữa lượng canxi dung nạp cao hơn và việc giảm cân.

Tài liệu tham khảo

https://ods.od.nih.gov/factsheets/Calcium-HealthProfessional/

Bài viết Canxi và sức khỏe được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Bệnh loãng xương https://thucphamcongdong.vn/benh-loang-xuong-1-d-3.html Mon, 11 Sep 2017 09:32:10 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=8083

Loãng xương là một tình trạng bệnh lý làm cho xương suy yếu và khiến xương dễ bị gãy hơn. Tình trạng bệnh lý này ảnh hưởng đến nhiều người.

Bài viết Bệnh loãng xương được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Bệnh loãng xương

Loãng xương là một tình trạng bệnh lý làm cho xương suy yếu và khiến xương dễ bị gãy hơn. Điều đó có nghĩa là thậm chí khi chỉ với va chạm hay té ngã nhẹ, người bị loãng xương vẫn có thể bị gãy xương.

Gãy xương do bệnh loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận của cơ thể; tuy nhiên xương hông, xương cổ tay và xương sống thường bị ảnh hưởng nhất. Tình trạng bệnh lý này ảnh hưởng đến khoảng ba triệu người ở Anh.

Các vị trí gãy xương thường gặp

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét bệnh loãng xương chuyên sâu hơn và giải thích chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương như thế nào.

Tìm hiểu về bệnh loãng xương

Xương của chúng ta được cấu tạo từ collagen (protein), các muối canxi và các thành phần khác. Tất cả xương đều có một lớp vỏ bên ngoài bao phủ mạng lưới xương sợi đan chéo nhau (trabecular bone) giống như hình tổ ong. Giống như các bộ phận còn lại của cơ thể chúng ta, xương hoạt động và thay đổi trong suốt cuộc đời của chúng ta. Phần xương bị mòn sẽ bị phá vỡ bởi các tế bào hủy xương và được thay thế bởi các tế bào xây dựng xương được gọi là tế bào tạo xương.

Khi chúng ta còn trẻ, quá trình này xảy ra nhanh chóng. Xương chỉ mất khoảng hai năm để tự làm mới toàn bộ khung xương. Đến tuổi trưởng thành, quá trình này xảy ra chậm mất khoảng 7 năm hoặc thậm chí 10 năm. Độ tuổi từ 16 đến 18, xương của chúng ta ngừng phát triển theo chiều dài, nhưng mật độ xương vẫn tiếp tục gia tăng cho đến tuổi 20-30.

Sau tuổi 35, xương của chúng ta bắt đầu giảm mật độ, xương trở nên yếu hơn khi chúng ta già đi. Đối với một số người, việc giảm mật độ xương dẫn đến bệnh loãng xương. Phụ nữ có xu hướng bị tình trạng bệnh lý này nhiều hơn; tình trạng này là do sự mất xương xảy ra nhanh hơn trong những năm sau thời kỳ mãn kinh.

Loãng xương có đau không?

Tình trạng bệnh lý này chỉ gây đau đớn khi nó dẫn đến gãy xương. Nếu bạn không bị gãy xương, bạn sẽ không cảm thấy đau ở xương. Điều quan trọng cần lưu ý khi bị loãng xương là bạn sẽ có nhiều khả năng bị gãy xương, tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ bị gãy xương khi bạn bị té ngã.

Nếu gãy xương xảy ra, xương của bạn sẽ lành lại theo cách giống như những người không bị loãng xương. Dĩ nhiên là gãy xương sẽ gây đau đớn và có thể dẫn đến các biến chứng khác.

Các yếu tố nguy cơ

Bất cứ ai cũng đều có thể mắc bệnh loãng xương, tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ sau có thể làm cho bạn dễ bị mắc bệnh loãng xương hơn. Chúng bao gồm:

Yếu tố di truyền

Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong nguy cơ loãng xương. Điều này phụ thuộc vào tầm vóc của gia đình bạn. Nếu cha mẹ bạn có tầm vóc nhỏ, bạn có thể có nhiều nguy cơ hơn. Nếu vấn đề gãy xương hông thường xảy ra trong gia đình bạn, bạn phải cẩn thận hơn.

Tuổi tác

Càng lớn tuổi bạn càng có nhiều nguy cơ hơn, do xương của chúng ta trở nên dễ gãy hơn khi chúng ta già đi. Ở tuổi 75, ước tính có khoảng một nửa dân số bị loãng xương khi được đo bằng thiết bị đo mật độ xương (bone density scan).

Giới tính

Phụ nữ có nhiều nguy cơ hơn so với nam giới, do phụ nữ có khung hơn nhỏ hơn. Thời kỳ mãn kinh cũng làm tăng tốc độ hủy xương, làm cho phụ nữ dễ bị gãy xương hơn.

Uống rượu/đồ uống có cồn

Uống quá nhiều rượu có liên quan đến nguy cơ loãng xương và gãy xương. Bạn nên duy trì lượng rượu tiêu thụ trong khoảng hàm lượng tiêu thụ hàng ngày được khuyến cáo.

Hút thuốc lá

Nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc lá có nhiều khả năng bị gãy xương hơn. Đó là vì các chất độc trong khói thuốc lá ảnh hưởng đến các tế bào, cơ quan và hormone liên quan đến sức khỏe của xương. Do đó, việc hút thuốc lá dẫn đến mất xương nhanh hơn khi bạn có tuổi, làm tăng nguy cơ bị loãng xương.

Trọng lượng cơ thể thấp

Những người có trọng lượng cơ thể thấp thường có khung xương nhỏ hơn, làm tăng nguy cơ mất xương trong cuộc sống sau này. Ở phụ nữ, mô mỡ sản sinh ra một lượng nhỏ estrogen (một loại hormone sinh dục) giúp bảo vệ xương, do đó những người gầy (người có ít mỡ) không có nhiều sự bảo vệ xương. Những người biếng ăn (hoặc những người có tiền sử biếng ăn) cũng có thể có nguy cơ cao hơn. Đó là do sự rối loạn ăn uống có xu hướng dẫn đến trọng lượng cơ thể rất thấp, ảnh hưởng đến sự sản sinh estrogen ở phụ nữ và góp phần làm giảm đáng kể mật độ xương.

Tình trạng viêm nhiễm

Sự rối loạn tự miễn dịch và các bệnh viêm mãn tính có thể làm cho bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn bởi vì chúng làm tăng tốc độ hủy xương. Việc sử dụng một số loại thuốc kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ loãng xương.

Các vấn đề về tuyến giáp

Cụ thể là cường giáp có liên quan đến bệnh loãng xương. Đó là do cường giáp làm tăng số lượng các chu trình tu sửa xương trong cơ thể. Sau tuổi 30, các chu trình này xảy ra càng nhiều, mật độ xương của bạn càng giảm.

Các vấn đề về chứng kém hấp thu

Sự rối loạn tiêu hóa như bệnh viêm đường ruột mãn tính (Crohn’s disease) và bệnh celiac (ruột non quá nhạy cảm với gluten, dẫn đến khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn – celiac disease) cũng có thể làm cho bạn có nguy cơ loãng xương. Những trình trạng bệnh lý này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng giúp xương chắc khỏe, như canxi và vitamin D. Điều này có nghĩa là bạn dễ có mật độ xương thấp và dễ bị gãy xương hơn.

Chẩn đoán bệnh loãng xương

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể có nguy cơ bị loãng xương, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị tình trạng bệnh lý này, bác sĩ có thể sử dụng một chương trình trực tuyến để đánh giá bạn. Bác sĩ cũng có thể tư vấn cho bạn đo mật độ xương bằng thiết bị DEXA (DEXA (DXA) scan). Thiết bị này đo mật độ khoáng của xương và có thể đánh giá nguy cơ gãy xương.

Thiết bị đo loãng xương DEXA scan

Một khi bạn được chẩn đoán bị loãng xương, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn liệu bạn cần hay không cần điều trị.

Điều trị

Đối với bệnh loãng xương, việc điều trị có xu hướng xoay quanh việc ngăn ngừa gãy xương. Chẳng hạn như sử dụng thuốc để giúp củng cố xương và thay đổi lối sống để giúp tăng cường sức khỏe của xương. Khi gãy xương xảy ra, việc điều trị và làm lành xương cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương.

Để giúp giảm thiểu nguy cơ té ngã, bạn nên loại bỏ những mối nguy tại nhà khiến bạn có thể vấp ngã và thận trọng hơn khi di chuyển trong thời tiết băng giá. Các bài kiểm tra về tầm nhìn và thính giác thường xuyên cũng có thể rất hữu ích.

Phòng ngừa loãng xương

Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, có những việc bạn nên thực hiện để giúp ngăn chặn loãng xương. Chúng bao gồm thay đổi lối sống như bỏ hút thuốc lá, giảm uống rượu, tập thể dục điều độ và có một chế độ ăn uống cân bằng tốt.

Tập thể dục điều độ là điều cần thiết để duy trì sức khỏe. Cụ thể là, bài tập chịu sức nặng (weight-bearing exercise) và bài tập phát triển cơ bắp được biết là có khả năng cải thiện mật độ xương. Bài tập chịu sức nặng liên quan đến việc sử dụng chân và bàn chân để chống đỡ trọng lượng cơ thể. Các ví dụ cho bài tập chịu sức nặng bao gồm chạy bộ, khiêu vũ và thể dục nhịp điệu (aerobics).

Bài tập về phát triển cơ bắp liên quan đến sức mạnh của cơ bắp, nơi mà các dây chằng áp sát vào xương. Các bài tập này giúp tăng cường sức khỏe của xương. Các bài tập về phát triển cơ bắp bao gồm cử tạ, hít đất và hít xà đơn.

Như chúng ta đã đề cập trong phần các yếu tố nguy cơ, việc uống rượu quá mức và hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Giảm uống rượu và từ bỏ hút thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ loãng xương và cải thiện sức khỏe toàn diện.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương là chế độ ăn uống. Những gì chúng ta ăn sẽ có tác động đáng kể đến sức khỏe của chúng ta, và trong đó bao gồm sức khỏe của xương.

Chế độ ăn uống của người bị loãng xương

Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng chứa đa dạng các loại thực phẩm đóng một vai trò quan trọng khi xem xét đến sức khỏe của xương. Chế độ ăn uống cân bằng tốt đảm bảo bạn nhận được đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất và năng lượng cần thiết để duy trì sức khỏe và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Nếu bạn được chẩn đoán là bị bệnh loãng xương, hoặc có nguy cơ mắc bệnh này, chế độ ăn uống có thể giúp bạn. Cụ thể là, bạn nên bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D.

Canxi

Chất khoáng này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xương và răng chắc khỏe. Cơ thể của chúng ta chứa khoảng 1kg canxi và 99% lượng canxi này có trong xương của chúng ta. Các khuyến cáo hiện nay cho rằng hầu hết những người trưởng thành cần 700 mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bạn nghĩ bạn cần lượng canxi khác (ví dụ như phụ nữ mang thai cần nhiều canxi hơn).

Đừng quá lo lắng nếu bạn không nhận được chính xác 700 mg canxi mỗi ngày, lượng canxi trung bình hàng ngày mới là quan trọng. Hầu hết mọi người đều có thể nhận được lượng canxi khuyến cáo chỉ thông qua chế độ ăn uống, tuy nhiên một số người có thể được khuyên dùng chế phẩm bổ sung canxi. Nếu bạn được chẩn đoán bị loãng xương, bạn có thể cần 1.000 mg canxi mỗi ngày và do đó bác sĩ khuyên bạn dùng chế phẩm bổ sung bên cạnh việc dùng thuốc khác.

Nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng cho sức khỏe của xương. Tuy nhiên, nếu bạn nhận quá nhiều canxi; dùng hơn 2.500 mg canxi mỗi ngày thường xuyên có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Ngoài ra, nhận quá nhiều canxi cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất khoáng khác như magiê và sắt.

Để đảm bảo rằng bạn đạt được sự cân bằng hợp lý, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

Các loại thực phẩm sau đây giàu canxi và thường trở thành một thành phần trong chế độ ăn uống của người bị loãng xương:

  • Các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, kem, phô mai v.v.
  • Các loại rau xanh như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn, đậu bắp, thì là, rau bina
  • Nước cam ép được tăng cường canxi
  • Hạt mè
  • Quả sung và quả mơ sấy khô
  • Đậu phụ được tăng cường canxi
  • Sữa đậu nành bổ sung canxi
  • Đậu nành
  • Các loại quả hạch
  • Bánh mì được làm từ bột mì tăng cường canxi
  • Các loại ngũ cốc ăn sáng tăng cường canxi
  • Cá có xương nhỏ có thể ăn được như cá mòi và cá mòi cơm (pilchard)

Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thu canxi. Hầu hết vitamin D được tổng hợp bởi cơ thể khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian ngắn với cường độ vừa phải mà không dùng kem chống nắng (khoảng 10 phút, hai lần mỗi ngày) là đầy đủ.

Vitamin D cũng có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, bao gồm:

  • Trứng
  • Cá béo như cá mòi và cá hồi
  • Các sản phẩm phết bánh mì (spread) tăng cường vitamin D
  • Sữa bột
  • Các loại ngũ cốc ăn sáng tăng cường vitamin D

Bạn có thể nhận đủ lượng vitamin D bạn cần thông qua chế độ ăn uống và lối sống. Chế độ ăn uống cho người bị loãng xương chú ý đến việc cung cấp đủ lượng vitamin D, tuy nhiên có một số trường hợp có thể yêu cầu dùng chế phẩm bổ sung. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Các loại thực phẩm nên hạn chế tiêu thụ

Cùng với việc đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng chứa các loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe, bạn nên chú ý đến một số loại thực phẩm có thể làm giảm mật độ xương. Các loại thực phẩm như vậy nên hạn chế dùng, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Muối

Tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến mất canxi, làm suy yếu xương theo thời gian. Chế độ ăn uống chứa nhiều muối cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim mạch và thậm chí bệnh tiểu đường – có rất nhiều lý do để bạn nên hạn chế tiêu thụ muối.

Các chuyên gia khuyên chúng ta chỉ nên ăn 6 gram muối mỗi ngày. Để duy trì lượng muối trong khoảng hàm lượng khuyến cáo hàng ngày, bạn nên thực hiện những điều sau đây:

  • Kiểm tra nhãn sản phẩm để biết hàm lượng muối có trong thực phẩm, điều này giúp bạn kiểm soát lượng muối ăn vào.
  • Sử dụng các loại thảo mộc và gia vị để tạo hương vị cho thực phẩm thay vì muối.
  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều muối như các loại thực phẩm chế biến, bánh nướng và súp/nước sốt đóng hộp.

Nước giải khát có ga

Nhiều loại nước giải khát có chứa axit phosphoric. Axit phosphoric có thể làm tăng sự bài tiết canxi qua đường nước tiểu, điều này có thể gây ra vấn đề nếu lượng canxi dung nạp của bạn vốn đã ở mức thấp.

Hạn chế tiêu thụ các loại nước giải khát có ga và thay thế bằng nước lọc và nước ép trái cây.

Caffeine

Caffeine không gây hại như muối, nhưng nó cũng có thể có ảnh hưởng bất lợi đến mật độ xương. Bạn nên hạn chế lượng caffeine dung nạp không quá 300 mg mỗi ngày để đảm bảo rằng bạn nhận đủ lượng canxi từ chế độ ăn uống.

Điều thú vị là trà được cho là ít có hại hơn so với cà phê, bởi vì trà có chứa các hợp chất thực vật giúp bảo vệ xương. Hãy thử chuyển từ cà phê sang trà và uống thật nhiều nước lọc và sữa.

Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn?

Như chúng ta đã thảo luận trong bài viết này, có nhiều yếu tố có thể gây ra bệnh loãng xương. Cũng có nhiều việc bạn có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa loãng xương và xây dựng xương chắc khỏe. Việc quan trọng nhất là chế độ ăn uống.

Đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm và cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe của xương (như canxi và vitamin D) là rất quan trọng. Nhận được sự hỗ trợ và lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng có thể làm cho quá trình này đơn giản và rất dễ dàng để duy trì.

Chuyên gia dinh dưỡng được đào tạo bài bản sẽ làm việc với bạn (và bác sĩ của bạn nếu cần thiết) để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh loãng xương. Chế độ ăn uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe toàn diện và giữ cho xương chắc khỏe. Nhiều chuyên gia cũng tư vấn về lối sống và các bài tập để hỗ trợ chế độ ăn uống mới này.

Tài liệu tham khảo

http://www.nutritionist-resource.org.uk/articles/osteoporosis.html

Bài viết Bệnh loãng xương được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Sữa bò – cái nhìn toàn diện https://thucphamcongdong.vn/sua-bo-cai-nhin-toan-dien-8-g-13.html Wed, 02 Aug 2017 05:09:11 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=8067 Sữa bò

Sữa bò từng được xem là một thức uống giàu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi. Việc lạm dụng quá nhiều sữa bò có thể là yếu tố dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe.

Bài viết Sữa bò – cái nhìn toàn diện được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Sữa bò

Sữa bò từng được xem là một thức uống giàu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi. Thế nhưng gần đây, trong dư luận dấy lên các ý kiến cho rằng sữa bò có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy sữa bò có lợi hay có hại?

Bạn có thể tìm đọc những bài viết của Thực phẩm Cộng đồng trong cùng chuyên mục để hiểu về các mối liên hệ giữa sữa bò với sức khỏe, ví dụ như dậy thì sớm do hormon tăng trưởng trong sữa, chứng không dung nạp lactose các loại bệnh phổ biến (tiểu đường, loãng xương, ung thư,…). Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy các mối liên hệ kể trên giữa sữa và các vấn đề sức khỏe là không chắc chắn, ngoài ra dùng sữa ở mức vừa phải không gây hại.

Tuy nhiên, có lẽ do ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nhà quảng cáo sữa, một số bậc cha mẹ tin rằng sữa bò rất có lợi cho sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ, dẫn tới việc lạm dụng quá nhiều sữa bò. Việc lạm dụng quá nhiều sữa bò có thể là yếu tố dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe, từ đó dẫn tới nhiều tranh luận cho rằng sữa bò có hại.

Theo khoa học về dinh dưỡng, tất cả mọi chất (bao gồm cả chất dinh dưỡng) đều có thể trở nên có hại nếu dùng quá nhiều, kể cả những những chất quen thuộc nhất như tinh bột, protein, vitamin,…Trong dinh dưỡng, điều cốt lõi chúng ta cần tuân theo để có một sức khỏe tốt là một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Do đó, bất kể câu trả lời là “có” hay “không” cho câu hỏi “Sữa bò có lợi hay có hại?” đều không hợp lý. Điều chúng ta cần quan tâm là sữa nên được sử dụng như thế nào để có một chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Có thể nói, sữa có thể là một phần của chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nhưng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không nhất thiết phải có sữa. Điều này có nghĩa là gì?

Sữa là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất bao gồm protein (thuộc loại protein hoàn chỉnh chứa tất cả các loại axit amin thiết yếu), chất béo, canxi, kali, phốt-pho và vitamin D (thường được bổ sung vào sữa). Uống sữa là cách dễ nhất để bổ sung những chất dinh dưỡng này. Do đó, nếu bạn tự tin rằng bạn đã bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng kể trên từ những nguồn thực phẩm khác thì sữa không nhất thiết phải có trong chế độ ăn uống của bạn.

Ngược lại, đối với những đối tượng kén ăn (đặc biệt là trẻ nhỏ), việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất nêu trên có thể khó đạt được hoàn toàn từ những nguồn thức ăn khác thì sữa vẫn sẽ là một nguồn tốt để cung cấp những chất này. Ngoài ra, có những đối tượng uống sữa chỉ đơn giản là vì họ thích hương vị của sữa. Đối với những nhóm đối tượng này, sữa vẫn có thể là một phần trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh của họ, và điều họ cần lưu ý là mức độ tiêu thụ sữa như thế nào để tránh việc lạm dụng sữa.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích liệu sữa có ích trong sự phát triển của trẻ nhỏ và có ích trong ngăn ngừa loãng xương ở người lớn hay không, cũng như hàm lượng sữa dùng hàng ngày như thế nào để có một chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Sữa có ích trong sự phát triển chiều cao và trí não cho trẻ nhỏ hay không?

Có lẽ chúng ta vẫn đang tranh luận liệu sữa có cần thiết cho người trưởng thành trong việc ngăn ngừa loãng xương hay không, nhưng không khó trả lời cho câu hỏi “Liệu sữa có cần thiết cho trẻ nhỏ hay không?”. Câu trả lời từ nhóm Thực phẩm Cộng đồng là: “Có, sữa cần thiết cho phần lớn trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ kén ăn”.

Theo Giáo sư David Ludwig, bác sĩ của Bệnh viện Nhi Khoa Boston Hoa Kỳ, loài người chúng ta tiến hóa theo một chế dinh dưỡng không hề có sữa bò và tiêu thụ sữa bò nói chung là không cần thiết về mặt dinh dưỡng nếu bạn đã có được một chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ canxi thông qua các loại đậu, quả hạch, rau lá xanh và một số loại cá. Tuy nhiên, giáo sư cũng nói thêm rằng, bất kỳ cha mẹ nào cũng đều có thể cho bạn biết rằng việc bắt trẻ ăn đầy đủ rau lá xanh, quả hạch và các loại cá không phải là một việc dễ dàng và không phải lúc nào cũng thực hiện được.

Sự khác biệt dinh dưỡng của trẻ nhỏ và người trưởng thành như thế nào? Trẻ nhỏ cần những loại thực phẩm thật giàu dinh dưỡng vì trẻ vẫn đang cần nhiều dưỡng chất để phát triển nhưng bao tử của trẻ lại nhỏ (nói nôm na là cần ăn ít nhưng nhận nhiều). Trái lại, người lớn cần ít những dưỡng chất chính (như tinh bột, protein, chất béo) hơn, nhưng lại cần nhiều những vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) và chất độn (chất xơ) hơn. Một điểm khác biệt nữa là trẻ nhỏ thường kén ăn hơn. Trẻ có thể chỉ ăn một loại thức ăn duy nhất trong nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần (như thức ăn chỉ chứa tinh bột như cơm, bún, các loại bánh,…) khiến cho dinh dưỡng của trẻ không được cân bằng. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại kén ăn ở trẻ.

Chúng ta đều đồng ý rằng có rất nhiều nguồn thực phẩm khác có thể thay thế cho các thành phần dinh dưỡng của sữa, nhưng cũng không thể chối cãi rằng sữa là cách đơn giản nhất để bổ sung những dưỡng chất này, đặc biệt khi phải đối phó tạm thời với những giai đoạn kén ăn “khó hiểu” của trẻ.

Do đó, chưa phân tích đến sự phát triển chiều cao thì sữa cũng đã là một nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng sữa có hại và từ chối cho trẻ uống sữa thậm chí kể cả khi trẻ kén ăn. Điều này có thể ảnh hưởng đến phát triển toàn diện của trẻ (không chỉ là chiều cao). Nhiều bậc cha mẹ cho rằng họ có thể bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ từ nguồn chế phẩm bổ sung trong trường hợp trẻ kén ăn, nhưng cần lưu ý rằng sữa còn cung cấp protein, chất béo và một số chất dinh dưỡng khác.

Tóm lại, nếu con bạn không phải là đứa trẻ kén ăn và có thể ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm (bao gồm các loại rau lá xanh, đậu và một số loại cá chứa nhiều canxi, vitamin và khoáng chất), sữa không phải là thiết yếu. Tuy nhiên, nếu trẻ (trên 1 tuổi) thuộc loại kén ăn, bạn có thể cân nhắc cho trẻ uống sữa để đảm bảo nhu cầu phát triển của trẻ.

* Lưu ý: Bài viết này không phủ nhận thành phần dinh dưỡng hoàn thiện của sữa mẹ. Bài viết cũng không giới hạn phân tích ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn bú sữa mẹ. Nếu con bạn có thể nhận đủ nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ và các loại thực phẩm khác thì sữa mẹ vẫn là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, nếu trẻ không nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ và trẻ trên 1 tuổi thì sữa bò là một nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ.

Vậy liệu sữa có giúp tăng trưởng chiều cao ở trẻ?

Bạn có thể đọc bài viết Canxi và sức khỏe của xương để có sự hiểu biết toàn diện về vấn đề này. Trọng lượng của xương có liên quan đến phát triển chiều cao ở trẻ và canxi là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng của xương. Tuy nhiên, canxi không phải là yếu tố ảnh hưởng duy nhất. Để có xương chắc khỏe, chúng ta còn cần vitamin D, ma-giê (Mg), vitamin K, vitamin C và vitamin B12. Ngoài ra, trẻ còn cần phải bổ sung đủ nhu cầu protein và tập thể dục thường xuyên để có được sự phát triển chiều cao hiệu quả.

Khi trẻ uống sữa, trẻ sẽ nhận được protein, canxi, vitamin B12 và vitamin D (nếu dùng loại sữa có bổ sung vitamin D). Để có thể phát triển chiều cao, trẻ vẫn cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất khác, có thể từ nguồn thực phẩm (các loại rau lá xanh, cá, đậu và trái cây) hoặc từ chế phẩm bổ sung. Lưu ý là một số trong các loại thực phẩm kể trên cũng thường có chứa canxi, nhưng sữa là nguồn chứa canxi nhiều và ở dạng dễ hấp thu nhất. Do đó, đối với những trẻ kén ăn hoặc ăn ít rau lá xanh và cá, sử dụng sữa có thể làm giảm gánh nặng nhu cầu các chất này của trẻ từ các nguồn thực phẩm khác.

Nhiều bậc cha mẹ tìm kiếm các nguồn sữa thực vật khác để thay thế cho sữa bò và cho rằng đó là sự thay thế hoàn hảo. Thật ra, trong các loại sữa thực vật, chỉ có sữa đậu nành có thể xem là có thể thay thế cho sữa bò. Các loại sữa có nguồn gốc thực vật khác như là sữa bắp, sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa óc chó,…mặc dù chúng ta gọi là “sữa” nhưng nó không thể được coi là nguồn thay thế cho sữa bò vì chúng có hàm lượng protein rất thấp. Hay nói cách khác, chúng có thể được coi là một loại thức uống dinh dưỡng lành mạnh thêm vào chế độ ăn uống của trẻ, nhưng không thể coi là nguồn sữa thay thế cho sữa bò. Ngay cả sữa đậu nành cũng chỉ chứa khoảng một nửa lượng protein của sữa bò. Ngoài ra, protein từ bất kỳ loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật nào đều không hoàn thiện như nguồn protein có nguồn gốc từ động vật (ví dụ sữa bò). Đối với trẻ em còn đang trong giai đoạn phát triển thì đây là một trong những điều cha mẹ nên lưu ý.

Liệu sữa có giúp ích trong sự phát triển trí não của trẻ?

Khi nói tới chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển nhận thức và trí não của trẻ, chúng ta nghĩ ngay đến DHA và EPA. Một số người gọi chung chúng là omega-3. Chính từ tên gọi chung này đã dẫn tới nhầm lẫn rằng tất cả các loại omega-3 đều có chức năng trên. Tuy nhiên, điều này không đúng. Các bạn có thể đọc thêm bài viết Hiểu đúng về omega-3 để biết về các tác động khác nhau của các loại omega-3. Đơn giản mà nói, có 3 loại omega-3 thường gặp trong chuỗi thức ăn của con người, trong đó DHA và EPA chủ yếu có nguồn gốc từ cá và hải sản, còn ALA có nguồn gốc từ các loại hạt (hạnh nhân, óc chó); và chỉ có DHA và EPA là có ảnh hưởng quan trọng trong sự phát triển trí não và thị lực của trẻ. Do đó các bậc cha mẹ cần đọc kỹ nhãn sản phẩm để xác định cụ thể loại omega-3 có trong sản phẩm. Chẳng hạn như các loại trứng gà được làm giàu omega-3, thành phần omega-3 chủ yếu của nó là ALA.

Sữa dường như được bổ sung đúng loại omega-3 là DHA hoặc/và EPA. Tuy nhiên, hàm lượng của chúng trong các loại sữa thường thay đổi theo nhãn hiệu và thật ra hàm lượng cũng không cao. Chẳng hạn như một nhãn hiệu sữa có chứa 32 mg EPA+DHA trong 1 ly sữa. Một nhãn hiệu khác chứa 50 mg EPA+DHA và 50 mg ALA trong 1 ly sữa.

Trong khi đó, 1 oz (khoảng 28,3 g) cá hồi chứa 330-500 mg DHA+EPA.

Như vậy có thể thấy con bạn có thể nhận đủ DHA và EPA dễ dàng từ việc ăn cá so với uống sữa được bổ sung DHA+EPA. Để đạt được 500 mg DHA+EPA (tương đương với việc chỉ ăn có 28,3 g cá hồi), con bạn cần uống 10 ly sữa, hàm lượng này vượt quá mức so với nhu cầu sữa hằng ngày của trẻ.

Tóm lại, không phải loại sữa nào cũng được bổ sung DHA và EPA. Ngoài ra, kể cả những loại sữa có bổ sung DHA và EPA thì hàm lượng của chúng cũng thấp hơn nhiều so với hàm lượng có trong các loại cá. Do vậy, để tăng cường sự phát triển nhận thức và trí não của trẻ, các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn cá hơn là uống sữa.

Lưu ý: Bài viết này chỉ đề cập đến sữa bò, là sữa có thể cho bé sử dụng sau 1 tuổi. Bài viết không đề cập đến sữa công thức.

Một số bậc cha mẹ tin rằng dùng các loại sữa hạt có thể giúp tăng cường phát triển trí não cho trẻ vì chúng có chứa nhiều omega-3. Lưu ý rằng omega-3 trong các loại hạt là ALA, có lợi cho sức khỏe của tim mạch nhưng không có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trí não.

Trẻ nhỏ dùng bao nhiêu sữa mỗi ngày là hợp lý?

Hướng dẫn dinh dưỡng liên bang của Hoa Kỳ cho rằng người Mỹ ở mọi độ tuổi đều nên tiêu thụ 3 ly sữa (mỗi ly khoảng 240 mL) hoặc sản phẩm sữa mỗi ngày. Tuy nhiên theo như Fredrick John Stare, giáo sư của Khoa Dịch tễ và Dinh dưỡng của đại học Harvard, hàm lượng khuyến nghị này có thể là do bị ảnh hưởng  bởi ngành công nghiệp sữa hơn là dựa trên các bằng chứng khoa học. Ông và David Ludwig của Bệnh viện Nhi khoa Boston cho rằng nên có khoảng khuyến nghị rộng hơn cho việc tiêu thụ sữa ở những độ tuổi khác nhau.

Đối với trẻ trong giai đoạn đang phát triển, hàm lượng sữa và canxi lý tưởng chưa thật rõ ràng, nhưng dùng không quá 2 ly sữa mỗi ngày có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết mà không phải lo lắng về việc vượt quá giới hạn cho phép. Đối với những trẻ có chế độ ăn uống nghèo nàn (chẳng hạn do trẻ kén ăn), trẻ có thể cần uống 3 ly sữa mỗi ngày như theo khuyến nghị của liên bang.

Việc cha mẹ tin vào thông tin quảng cáo của sữa và cho trẻ uống sữa quá nhiều có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe, cụ thể là bệnh béo phì (vì dư chất dinh dưỡng). Bệnh béo phì có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe khác như dậy thì sớm hoặc bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, việc lựa chọn sữa nguyên kem hay sữa tách béo vẫn còn là vấn đề đang tranh luận. Hướng dẫn liên bang của Mỹ khuyến cáo dùng sữa tách béo hoặc giảm béo để tránh béo phì. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng điều này có thể gây ảnh hưởng ngược lại. Chất béo được tiêu hóa chậm hơn, giúp chúng ta no lâu hơn. Giảm chất béo có thể dẫn tới việc một số người có xu hướng ăn nhiều hơn để thỏa mãn dạ dày. Ngoài ra, bạn cần cẩn thận với các loại sữa giảm béo nhưng lại có bổ sung thêm đường. Một chế độ ăn ít đường có hiệu quả giảm cân hơn là một chế độ ăn ít chất béo.

Sữa có cần thiết trong chế độ ăn uống của người trưởng thành?

Như đã nói, loài người chúng ta tiến hóa theo một chế dinh dưỡng không hề có sữa bò. Do đó đối với những người trưởng thành có thể kiểm soát tốt chế độ ăn uống lành mạnh cho bản thân, sữa nói chung là không cần thiết về mặt dinh dưỡng.

Thông thường để tìm hiểu về một chế độ dinh dưỡng cân bằng, Tháp dinh dưỡng và Đĩa ăn dinh dưỡng là tiêu chuẩn để tham khảo. Trong hình Đĩa ăn dinh dưỡng của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, một ly sữa được đặt kế bên đĩa ăn như nhắc nhở chúng ta phải bổ sung canxi và vitamin D cần thiết cho phòng chống loãng xương vốn là bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, theo các giáo sư của Khoa Dinh dưỡng trường đại học Harvard, hướng dẫn này dễ gây hiểu nhầm và khuyến nghị về hàm lượng tiêu thụ sữa 3 ly mỗi ngày là quá nhiều.

Khác với trẻ nhỏ, người trưởng thành hầu như không cần các chất dinh dưỡng chính của sữa (ví dụ như protein và chất béo). Và mặc dù uống sữa có thể cung cấp canxi và vitamin D, tỉ lệ giữa canxi và vitamin D trong sữa không phù hợp. Cụ thể, người trưởng thành cần nhiều vitamin D hơn và ít canxi hơn so với lượng mà 3 ly sữa có thể cung cấp. Ngoài ra, mặc dù sữa có thể đem lại lợi ích khi uống vừa phải, uống quá nhiều sữa có liên quan đến tăng nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng ở người trưởng thành.

Do đó, người trưởng thành nên nhận đủ vitamin D và canxi từ các nguồn thực phẩm khác. Còn đối với một số người thích uống sữa hoặc hơi kén ăn thì tốt nhất nên giới hạn hàm lượng tiêu thụ sữa khoảng 1-2 ly mỗi ngày.

Tài liệu tham khảo

http://articles.latimes.com/2010/dec/13/health/la-he-nutrition-lab-omega-20101213

https://www.forbes.com/sites/melaniehaiken/2013/07/02/lowfat-milk-may-not-be-as-healthy-as-we-thought-says-harvard-expert/#117a254581a0

https://www.hsph.harvard.edu/news/hsph-in-the-news/three-cups-of-milk-a-day-that-may-be-too-many/

https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/healthy-drinks-full-story/#level-3

https://www.choosemyplate.gov/dairy

http://www.livescience.com/36512-experts-explain-milk-health-benefits-risks.html

https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/calcium-full-story/

Bài viết Sữa bò – cái nhìn toàn diện được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Mối tương quan giữa sữa bò và một số bệnh phổ biến https://thucphamcongdong.vn/moi-tuong-quan-giua-sua-bo-va-mot-benh-pho-bien-8-g-12.html Sun, 16 Jul 2017 16:00:22 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=8060 sữa và dậy thì sớm

Bài báo được đăng trên Sức khỏe & Đời sống (SK&ĐS) (26/05/2016) làm dấy lên những lo ngại về sữa thông qua việc cân bằng giữa mặt lợi và mặt hại của sữa...

Bài viết Mối tương quan giữa sữa bò và một số bệnh phổ biến được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
sữa và dậy thì sớm

sữa và dậy thì sớm

Bài báo được đăng trên Sức khỏe & Đời sống (SK&ĐS) (26/05/2016) làm dấy lên những lo ngại về sữa thông qua việc cân bằng giữa mặt lợi và mặt hại của sữa. Mặt lợi của sữa là tăng hàm lượng chất khoáng trong xương (giúp xương chắc khỏe), tăng chiều cao và giảm ung thư đại trực tràng. Mặt hại là tăng nguy cơ gãy xương và chết sớm, nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, nguy cơ ung thư, dậy thì sớm (liên kết đến 8.g.9), không dung nạp đường lactose (liên kết đến 8.g.10), các lo ngại sức khỏe đối với trẻ sơ sinh (hoại tử ruột, dị ứng, thiếu sắt, đau bụng, táo bón) và các vấn đề về hormone tăng trưởng có trong sữa (liên kết đến 8.g.11).

Bài báo đã nêu ra những nghiên cứu liên quan đến sữa bò, nhưng không đề cập rõ ràng về độ tin cậy của những nghiên cứu này. Bạn có thể tham khảo bài viết Cách đánh giá độ tin cậy của các thông tin y học (liên kết đến 8.j.1). Về cơ bản, nghiên cứu tổng hợp hệ thống có độ tin cậy cao nhất, sau đó là nghiên cứu lâm sàng (có thực nghiệm). Còn nghiên cứu quan sát (nghiên cứu thuần tập và nghiên cứu bệnh chứng) có thể có độ tin cậy thấp, đôi khi đưa ra kết luận sai lầm hoặc trái ngược.

Trong bài viết của SK&ĐS, trong số những bài nghiên cứu về mặt lợi của sữa có một số bài là nghiên cứu tổng hợp hệ thống và phân tích gộp (có độ tin cậy cao). Còn toàn bộ những bài phân tích về mặt hại đều là những bài nghiên cứu quan sát (có độ tin cậy thấp). Do đó Thực phẩm Cộng Đồng xin phân tích lại các mặt hại của sữa một cách khách quan hơn. Trong bài viết này, mối liên hệ giữa sữa và một số bệnh phổ biến sẽ được phân tích, còn những mối liên hệ khác sẽ được đề cập đến trong những bài viết khác của TPCĐ.

Lưu ý: TPCĐ không phân tích các lo ngại sức khỏe của sữa bò đối với trẻ sơ sinh vì vốn dĩ trẻ sơ sinh không được khuyến khích uống sữa bò khi chưa được 1 tuổi.

Nguy cơ gãy xương

Nguy cơ gãy xương và chết sớm được đưa ra dựa trên nghiên cứu của Đại học Havard [1] và Đại học Sydney [2] đăng rất nhiều năm về trước (1997 và 1994) và một nghiên cứu mới gần đây (2014) của Cơ quan Lương thực Quốc gia Thụy Điển [3]. Cả ba nghiên cứu này đều thuộc nhóm nghiên cứu quan sát có độ tin cậy thấp. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích từng bài một.

Bài nghiên cứu của Đại học Sydney năm 1994

Đây là nghiên cứu bệnh chứng (thuộc nghiên cứu quan sát), không đưa ra số liệu chính xác về lượng sữa dùng mỗi ngày. Ngoài ra, tác giả của bài viết cũng nhấn mạnh kết quả của nghiên cứu này cần được kiểm chứng bởi các nghiên cứu khác. Đó là do nghiên cứu có thể chứa định kiến, cụ thể là các đối tượng tham gia có thể không nhớ chính xác về mức độ tiêu thụ sữa của mình trong vài thập kỷ trước. Đối tượng tham gia nghiên cứu là những người lớn tuổi khoảng 65-74 tuổi, trả lời bảng câu hỏi về mức độ uống sữa lúc 20 và 50 tuổi. Các tác giả cho rằng khả năng nhớ về mức độ uống sữa thường không chính xác và họ không tìm thấy tính hiệu lực của nó. Ngoài ra, các tác giả cũng cho biết họ không chắc về tính hiệu lực khác biệt như thế nào giữa mẫu bệnh (đối tượng bị gãy xương) và mẫu đối chứng (đối tượng không bị gãy xương), vì thường mẫu bệnh có xu hướng lớn tuổi và có sức khỏe xấu hơn (không tính đến mức độ gãy xương) so với mẫu đối chứng. Những yếu tố này dẫn tới kết quả của bài nghiên cứu cần được phân tích cẩn thận và cần được kiểm chứng bởi các nghiên cứu khác.

Bài nghiên cứu của Đại học Havard năm 1997

Bài viết SK&ĐS đã bỏ sót ý của bài nghiên cứu từ Đại học Harvard. Bài nghiên cứu này cho biết, không chỉ sữa mà tất cả các nguồn thực phẩm có chứa canxi khác đều không có tác dụng bảo vệ đối với nguy cơ gãy xương khi về già. Hay nói cách khác, bài nghiên cứu này nói về mối quan hệ giữa canxi (chứ không phải là sữa) với nguy cơ gãy xương. Kết quả của bài nghiên cứu này hoàn toàn không gây bất ngờ vì một mình canxi không đủ để ngăn ngừa loãng xương. Ngoài canxi, chúng ta cũng cần có vitamin D, K và A, cũng như tập thể dục điều độ để bảo vệ xương chắc khỏe [4].

Đó là lý do vì sao nhóm tác giả của bài nghiên cứu trên (Đại học Harvard) trong năm 2003 [5] công bố một nghiên cứu khác cho thấy hầu hết phụ nữ đều không tiêu thụ đủ vitamin D. Chỉ sữa và canxi thôi thì có thể chưa đủ để giúp làm giảm nguy cơ gãy xương, phải tiêu thụ đủ vitamin D mới có thể đem lại hiệu quả.

Năm 2007, có một bài nghiên cứu phân tích gộp cho biết dùng canxi kết hợp với vitamin D giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương ở tuổi từ 50 trở lên [6].

Năm 2009, một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh của Hoa Kỳ cho biết cung cấp đủ canxi nhưng lại thiếu hụt vitamin D sẽ không có tác dụng bảo vệ chống lại nguy cơ loãng xương, cần phải có tỉ lệ tối ưu giữa canxi và vitamin cho cho xương chắc khỏe [7].

Thật ra, mối quan hệ giữa canxi và bệnh loãng xương vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Trong một số nghiên cứu lâm sàng, tiêu thụ canxi có ảnh hưởng tính cực đến trọng lượng riêng của xương (nghĩa là xương chắc khỏe), điều này rất quan trọng trong giai đoạn trẻ đang phát triển. Còn đối với người lớn tuổi, việc tiêu thụ canxi và ngăn ngừa loãng xương dường như không có mối quan hệ chặt chẽ, đó là do bệnh loãng xương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác [8].

Bài nghiên cứu của Cơ quan Lương thực Quốc gia Thụy Điển năm 2014

Bài nghiên cứu kết luận tiêu thụ nhiều sữa (> 3 ly sữa mỗi ngày) không làm giảm nguy cơ giảm xương, trái lại có thể liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn. Đây cũng là kết luận được đề cập đến trong bài viết của SK&ĐS. Tuy nhiên, SK&ĐS không nêu toàn bộ kết luận của bài nghiên cứu. Những tác giả bài nghiên cứu cho biết do có những hạn chế trong thiết lập nghiên cứu, họ không chắc liệu nghiên cứu của họ có sai lầm hay không, và kết quả bài nghiên cứu này cần được phân tích cẩn thận, không nên dùng nó để phán xét riêng lẻ, mà cần phải cân nhắc đến kết quả của những bài nghiên cứu khác. Đây cũng là đặc điểm chung của các bài nghiên cứu thuộc nhóm nghiên cứu quan sát.

Năm 2015, tác giả chính (first author) của bài nghiên cứu trên, Karl Michaëlsson, đã đưa ra một bài nghiên cứu tổng hợp hệ thống và phân tích gộp với độ tin cậy cao về mối liên hệ giữa sữa và bệnh tật cũng như nguy cơ tử vong [9]. Kết luận trong bài nghiên cứu này là không có mối tương quan chắc chắn giữa sữa và tất cả các bệnh đã nêu cũng như tỉ lệ tử vong do các bệnh này gây ra. Hay nói cách khác, chính Karl Michaëlsson đã cho chúng ta thấy nghiên cứu quan sát là có độ tin cậy thấp và sữa không có liên quan đến nguy cơ tử vong.

Nguy cơ ung thư

Phần này chúng tôi không phân tích nhiều, vì bài báo trên SK&ĐS đã nói rõ, các nghiên cứu lâm sàng (độ tin cậy cao hơn) không ủng hộ kết quả của nghiên cứu thuần tập (độ tin cậy thấp).

Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp của Đại học Monash (Úc) năm 2013 cho thấy tiêu thụ sữa không có liên quan đến ung thư đại tràng [10].

Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp của Đại học Leeds (UK) [11] và Đại học Kunming (Trung Quốc) [12] tương ứng cho thấy tiêu thụ sữa có thể liên quan với tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng, tuy nhiên cả hai bài đều khẳng định sự gia tăng này là nhỏ, sai lệch không có nghĩa về mặt thống kê. (Lưu ý: sai lệch không có nghĩa về mặt thống kê tức là sai lệch này có thể là do sai số gây ra, chứ không phải là sai khác thật sự).

Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp của Bệnh viên chuyên về ung thư của Trung Quốc cho biết không có mối liên hệ giữa tiêu thụ sữa với bệnh ung thư phổi [13].

Riêng đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư vú hoặc có nguy cơ ung thư vú cao, lời khuyên của nhóm tác giả là không nên tiêu thụ sữa và các loại kem (cream) từ sữa. Mặc dù trong sữa có những thành phần đã được chứng minh giúp chống lại ung thư như canxi, vitamin D, stearate, lactaptin, lactoferricin từ bò, thậm chí sữa từng được chứng minh giúp bảo vệ khỏi ung thư vú nếu tiêu thụ lúc còn bé, nhưng sữa cũng được cho là có thể làm bệnh ung thư vú trầm trọng thêm cho những người mắc bệnh. Hầu hết sữa tiêu thụ hiện nay được thu hoạch từ những con bò có thai. Lượng hormone tăng trưởng như estrogen và progesterone tăng cao trong sữa của những con bò này, thúc đẩy sự phát triển của các khối u, bởi vì khoảng 2/3 bệnh nhân ung thư vú dương tính với thụ thể của estrogen/progesterone (tức là sự có mặt của các chất này kích thích sự phát triển của tế bào ung thư). Do các chất này tan nhiều trong chất béo hơn trong nước nên kem làm từ sữa chứa nhiều các chất này hơn sữa nguyên chất. Vì vậy, các bệnh nhân ung thư vú cũng cần tránh cả các sản phẩm kem làm từ sữa [14].

Nguy cơ tiểu đường

Bài viết của SK&ĐS không đưa ra tài liệu tham khảo cho nhận định này. Chúng tôi tra tài liệu nghiên cứu trong mối tương quan này tìm thấy những kết quả như sau:

Năm 1994, những nhà nghiên cứu của Bệnh viện Tổng hợp Henderson của Canada có một bài phân tích gộp cho thấy cho trẻ sơ sinh (dưới 4 tháng tuổi) dùng sữa bò có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tiểu đường loại 1 (tiểu đường phụ thuộc insulin) gấp 1,5 lần [15].

Năm 1999, nghiên cứu của Bệnh viện Hoàng gia Melbourne của Úc đưa ra giả thuyết rằng mối tương quan giữa sữa bò và bệnh tiểu đường loại 1 có thể liên quan đến hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh, vốn vẫn đang trong giai đoạn còn phát triển [16].

Như vậy, mối tương quan giữa sữa bò và bệnh tiểu đường mà SK&ĐS đưa ra có thể dựa trên những kiến thức đã cũ. Vì nếu như theo khuyến cáo thì sữa bò không được dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Trái lại, đối với bệnh tiểu đường loại 2, nhiều bài phân tích gộp mới hơn (độ tin cậy cao) cho thấy tiêu thụ sữa có thể giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 [17-20].

Nguy cơ bệnh tim mạch

Bài viết của SK&ĐS không đưa ra tài liệu tham khảo cho mối tương quan này và cho rằng mối tương quan này là xét cho sữa không tách béo. Một lần nữa, điều này cho thấy SK&ĐS đã dựa trên những kiến thức đã cũ, vốn cho rằng chất béo có mối tương quan có hại cho bệnh tim mạch. Những kiến thức và nghiên cứu mới đã cho thấy tác hại của chất béo có thể đã bị thổi phồng lên. Trên thực tế, các nhà khoa học đang đánh giá lại liệu sữa tách béo (low-fat) có thật tốt hơn sữa không tách béo hay không [21] vì sữa tách béo thường chứa nhiều đường hơn, và tiêu thụ nhiều đường có thể là nguy cơ của nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường và tim mạch.

Tổng kết

Những thông tin mà SK&ĐS đưa ra về mối tương quan có hại của sữa với một số loại bệnh phổ biến có vẻ mơ hồ, có thể dựa trên những kiến thức đã cũ, không có cơ sở khoa học vững chắc nhưng lại gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Thực phẩm Cộng đồng phân tích lại các mối tương quan này một cách khách quan hơn để người tiêu dùng có thể tránh hoang mang. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là TPCĐ đề cao vai trò của sữa bò hơn những loại thực phẩm khác. Chúng ta nên hiểu là sữa bò không phải là thần dược cũng không phải độc dược. Và cũng giống như bao nhiêu loại thực phẩm khác, chúng ta cần hiểu đối tượng nào nên dùng sữa bò và dùng bao nhiêu là hợp lý, vì mọi chế độ ăn uống không cân bằng đều có thể dễ dẫn đến bệnh tật.

Mời bạn đọc bài tiếp theo về Sữa bò: Cái nhìn toàn diện (liên kết đến 8.g.13)

Tài liệu tham khảo

  1. http://ajph.aphapublications.org/doi/abs/10.2105/AJPH.87.6.992
  2. https://academic.oup.com/aje/article/139/5/493/82678/Case-Control-Study-of-Risk-Factors-for-Hip
  3. http://www.bmj.com/content/349/bmj.g6015.long
  4. https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/calcium-full-story/
  5. http://ajcn.nutrition.org/content/77/2/504.short
  6. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0140673607613427
  7. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0899900708005364
  8. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0022030211005522
  9. http://www.mdpi.com/2072-6643/7/9/5363/htm
  10. http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/10408398.2011.629353
  11. http://ajcn.nutrition.org/content/early/2014/11/18/ajcn.113.067157.short
  12. http://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/01635581.2014.956247?src=recsys
  13. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4753428/
  14. http://foodforbreastcancer.com/foods/milk
  15. http://care.diabetesjournals.org/content/17/1/13
  16. http://diabetes.diabetesjournals.org/content/48/8/1501.short
  17. http://www.nature.com/ejcn/journal/v65/n9/abs/ejcn201162a.html
  18. http://ajcn.nutrition.org/content/early/2013/08/14/ajcn.113.059030.short
  19. http://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/07315724.2008.10719750?scroll=top&needAccess=true
  20. https://link.springer.com/article/10.1007/s11745-010-3412-5
  21. https://www.forbes.com/sites/melaniehaiken/2013/07/02/lowfat-milk-may-not-be-as-healthy-as-we-thought-says-harvard-expert/#13e8b51e81a0

 

Bài viết Mối tương quan giữa sữa bò và một số bệnh phổ biến được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Những nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu hụt canxi https://thucphamcongdong.vn/nhung-nhom-doi-tuong-co-nguy-co-thieu-hut-canxi-1-a-4-9.html Fri, 17 Mar 2017 09:55:54 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=7752 canxi

Trung bình, lượng canxi dung nạp từ thực phẩm đối với nam từ 1 tuổi trở lên là 871–1.266 mg/ngày phụ thuộc vào nhóm tuổi; đối với nữ là 748–868 mg/ngày...

Bài viết Những nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu hụt canxi được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
canxi

canxi
http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiki.aspx?StoreID=11781

Thống kê về tình hình tiêu thụ canxi

Tại Hoa Kỳ, lượng canxi ước tính dung nạp từ thực phẩm và chế phẩm bổ sung được cung cấp bởi Cuộc Khảo sát Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia (NHANES), 2003–2006. Trung bình, lượng canxi dung nạp từ thực phẩm đối với nam từ 1 tuổi trở lên là 871–1.266 mg/ngày phụ thuộc vào nhóm tuổi; đối với nữ là 748–868 mg/ngày. Các nhóm có lượng tiêu thụ trung bình thấp hơn nhu cầu trung bình ước tính EAR (tham khảo bài 1.a.4.8) – và do đó có tỷ lệ thiếu hụt canxi vượt quá 50% – bao gồm các bé trai và bé gái 9-13 tuổi, thiếu nữ 14-18 tuổi, phụ nữ 51-70 tuổi, đàn ông và phụ nữ trên 70 tuổi. Nhìn chung, phụ nữ nhận lượng canxi từ thực phẩm thấp hơn so với nam giới.

Khoảng 43% người Mỹ (trong đó gần 70% phụ nữ lớn tuổi) sử dụng chế phẩm bổ sung canxi, làm tăng lượng canxi dung nạp khoảng 330 mg/ngày cho nhóm người sử dụng chế phẩm bổ sung này. Theo dữ liệu của NHANES 2003–2006, trung bình tổng lượng canxi dung nạp từ thực phẩm và chế phẩm bổ sung dao động từ 918–1.296 mg/ngày đối với những người từ 1 tuổi trở lên. Khi xem xét tổng lượng canxi dung nạp, sự thiếu hụt canxi vẫn là mối lo ngại đối với một vài nhóm tuổi. Các nhóm tuổi này bao gồm bé gái từ 4 tuổi trở lên – đặc biệt là những bé gái tuổi dậy thì – và nam giới 9-18 tuổi và trên 51 tuổi. Ngược lại, một số phụ nữ lớn tuổi tiêu thụ vượt quá giới hạn tiêu thụ tối đa chấp nhận được (UL) nếu xét cả lượng tiêu thụ từ thực phẩm và chế phẩm bổ sung.

Không phải tất cả lượng canxi tiêu thụ đều được hấp thụ hoàn toàn trong đường ruột. Con người hấp thụ khoảng 30% lượng canxi từ thực phẩm, nhưng tỉ lệ này còn thay đổi tùy thuộc vào loại thực phẩm tiêu thụ. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi bao gồm:

  • Lượng tiêu thụ: hiệu quả hấp thu giảm khi lượng canxi dung nạp tăng.
  • Độ tuổi và giai đoạn sống: Khoảng 60% canxi được hấp thu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi vì trẻ cần lượng khoáng chất này để xây dựng xương. Sự hấp thu giảm còn 15–20% ở tuổi trưởng thành (mặc dù nó lại tăng lên trong giai đoạn mang thai) và tiếp tục giảm khi chúng ta già đi; so với những người trưởng thành trẻ tuổi, lượng canxi tiêu thụ được khuyến nghị cao hơn đối với phụ nữ trên 50 tuổi, đàn ông và phụ nữ trên 70 tuổi.
  • Lượng vitamin D dung nạp: Vitamin này, nhận được từ thực phẩm và được tổng hợp bởi da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ đủ mạnh, giúp cải thiện sự hấp thụ canxi.
  • Các thành phần khác trong thực phẩm: axit phytic và axit oxalic (có mặt tự nhiên trong một số thực phẩm nguồn gốc thực vật) liên kết với canxi và có thể cản trở sự hấp thu canxi. Các loại thực phẩm giàu axit oxalic bao gồm cải bó xôi (spinach), cải rổ (collard green), khoai lang, cây đại hoàng (rhubarb) và các loại đậu. Các loại thực phẩm giàu axit phytic bao gồm các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt chứa chất xơ, cám lúa mì, các loại đậu, các loại hạt, quả hạch và protein đậu nành (soy isolate). Các hợp chất này ảnh hưởng đến mức độ hấp thụ canxi khác nhau. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy việc ăn cải bó xôi và sữa cùng lúc làm giảm sự hấp thụ canxi trong sữa. Ngược lại, các sản phẩm lúa mì (ngoại trừ cám lúa mì) không làm giảm sự hấp thu canxi. Đối với những người ăn đa dạng các loại thực phẩm, những tương tác này gần như hoặc không có ảnh hưởng về mặt dinh dưỡng, và hơn nữa cũng đã được tính vào tổng nhu cầu canxi khuyến nghị hàng ngày DRI, vì DRI đã xét đến sự khác nhau về mức độ hấp thu canxi trong một chế độ ăn uống đa dạng.

Một ít lượng canxi hấp thu bị đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, phân và mồ hôi. Lượng canxi đào thải chịu sự tác động bởi các yếu tố sau:

  • Lượng natri và protein dung nạp: Lượng natri dung nạp cao làm tăng sự đào thải canxi qua đường nước tiểu. Lượng protein dung nạp cao cũng làm tăng sự đào thải canxi và ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sử dụng canxi. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy lượng protein dung nạp cao cũng làm tăng sự hấp thụ canxi trong đường ruột, bù trừ cho lượng canxi đào thải một cách hiệu quả, do đó tổng lượng canxi lưu giữ trong cơ thể vẫn không đổi.
  • Lượng caffeine dung nạp: Chất kích thích có trong cà phê và trà này có thể làm tăng sự bài tiết và làm giảm sự hấp thu canxi. Ví dụ, một tách cà phê pha thông thường làm mất 2-3 mg canxi. Việc tiêu thụ caffeine vừa phải (1 tách cà phê hoặc 2 tách trà mỗi ngày) ở phụ nữ trẻ tuổi không có tác động tiêu cực đến xương.
  • Lượng rượu/đồ uống có cồn (alcohol) dung nạp: lượng rượu dung nạp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sử dụng canxi do rượu làm giảm sự hấp thu canxi và ức chế các emzyme trong gan giúp chuyển đổi vitamin D sang dạng hoạt động. Tuy nhiên, lượng rượu cần thiết để tác động đến tình trạng sử dụng canxi và liệu việc tiêu thụ lượng rượu vừa phải có lợi hay có hại cho xương vẫn chưa được biết rõ.
  • Lượng phốt pho dung nạp: Tác dụng của khoáng chất này đến sự bài tiết canxi là rất ít. Một số nghiên cứu quan sát cho thấy sự tiêu thụ nước giải khát có ga với hàm lượng phosphate cao có liên quan đến việc làm giảm khối lượng xương và làm tăng nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, tác dụng này có thể là do thay thế sữa bằng soda hơn là do tác dụng của chính phốt pho.
  • Lượng trái cây và rau củ dung nạp: Các axit chuyển hóa (metabolic acid) được sinh ra bởi chế độ ăn uống giàu protein và hạt ngũ cốc làm tăng sự bài tiết canxi. Khi được tiêu hóa, các loại trái cây và rau củ làm thay đổi cân bằng axit/base của cơ thể về phía kiềm bằng cách sản sinh ra bicarbonate, bicarbonate làm giảm sự bài tiết canxi. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc tiêu thụ nhiều trái cây và rau củ đến mật độ khoáng trong xương vẫn chưa rõ ràng. Bên cạnh việc làm giảm sự bài tiết canxi, các loại thực phẩm này cũng đồng thời làm giảm sự hấp thu canxi từ đường ruột và do đó có lẽ không ảnh hưởng đến sự cân bằng canxi tổng thể.

Sự thiếu hụt canxi

Lượng canxi dung nạp từ thực phẩm và chế phẩm bổ sung không đầy đủ thường không gây ra triệu chứng rõ ràng trong thời gian ngắn. Nồng độ canxi trong máu được kiểm soát khá chặt chẽ. Việc giảm canxi huyết chủ yếu là các vấn đề sức khỏe hoặc phương pháp điều trị, bao gồm suy thận, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày hoặc sử dụng một số loại thuốc (như thuốc lợi tiểu). Các triệu chứng của việc giảm canxi huyết bao gồm tê và mất cảm giác các đầu ngón tay, chuột rút cơ bắp, co giật, hôn mê, chán ăn và rối loạn nhịp tim. Nếu không được điều trị, sự thiếu hụt canxi có thể dẫn đến tử vong.

Về lâu dài, lượng canxi dung nạp không đủ sẽ làm giảm khối lượng xương (ở mức độ thấp hơn so với bệnh loãng xương) (osteopenia), nếu không điều trị có thể dẫn đến loãng xương. Nguy cơ gãy xương cũng tăng lên, đặc biệt ở những người lớn tuổi. Sự thiếu hụt canxi cũng có thể gây ra bệnh còi xương, mặc dù nó thường liên quan đến sự thiếu hụt vitamin D.

Nhóm người có nguy cơ thiếu canxi

Mặc dù sự thiếu hụt hoàn toàn canxi không phổ biến, lượng canxi dung nạp dưới mức khuyến nghị trong thời gian dài có thể gây tác dụng tiêu cực đến sức khỏe. Các nhóm đối tượng sau đây có thể cần bổ sung canxi.

Phụ nữ sau mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh dẫn đến tổn hao xương bởi vì việc giảm sản sinh estrogen (một loại hormone sinh dục) làm tăng quá trình tái hấp thu canxi từ xương và làm giảm khả năng hấp thu canxi vào xương. Khối lượng xương thường giảm 3–5% mỗi năm trong những năm đầu tiên của thời kỳ mãn kinh, nhưng thường giảm dưới 1% mỗi năm sau tuổi 65. Lượng canxi dung nạp tăng lên trong thời kỳ mãn kinh không bù trừ được hoàn toàn sự tổn hao xương này. Liệu pháp thay thế hormone (HRT) bằng estrogen và progesterone (một loại hormone giới tính duy trì thai nhi) giúp tăng mức canxi, ngăn ngừa loãng xương và gãy xương. Liệu pháp estrogen khôi phục việc tái tạo xương trong thời kỳ sau mãn kinh đến mức tương tự như trong thời kỳ tiền mãn kinh, làm giảm tỷ lệ mất xương, có lẽ một phần do việc tăng hấp thu canxi trong đường ruột. Một số nhóm và tổ chức y tế ủng hộ việc sử dụng HRT đối với những phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương hay gãy xương. Những phụ nữ này nên hỏi ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ về việc sử dụng HRT. Ngoài ra, việc tiêu thụ lượng canxi đầy đủ trong chế độ ăn uống có thể giúp làm chậm tốc độ mất xương ở tất cả phụ nữ.

Phụ nữ mất kinh nguyệt và những người bị “tam chứng”

Sự mất kinh, tình trạng chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn hay không xuất hiện ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, là kết quả của sự giảm nồng độ estrogen tuần hoàn trong máu, từ đó có tác dụng tiêu cực đến sự cân bằng canxi. Phụ nữ mất kinh thường chán ăn và có tính tình nóng nảy, do đó làm giảm sự hấp thu canxi và gia tăng tỷ lệ bài tiết canxi qua đường nước tiểu, cũng như tỷ lệ tạo xương thấp hơn so với phụ nữ khỏe mạnh. “Tam chứng” (female athlete triad) dùng để chỉ cả ba triệu chứng rối loạn ăn uống, mất kinh và loãng xương. Việc mất kinh do vận động nhiều làm giảm khối lượng xương. Ở các vận động viên nữ và phụ nữ vận động nhiều trong quân đội, mật độ khoáng trong xương thấp, rối loạn kinh nguyệt, một số chế độ ăn uống và tiền sử gãy xương do vận động quá mức có liên quan đến việc tăng nguy cơ gãy xương do vận động quá mức trong tương lai.

Những phụ nữ này nên tiêu thụ đủ lượng canxi và vitamin D. Chế phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng này được chứng minh là làm giảm nguy cơ gãy xương do vận động quá mức ở những nữ hải quân mới trong thời gian đào tạo cơ bản.

Những người bị chứng không dung nạp lactose hoặc bị dị ứng với sữa bò

Chứng không dung nạp lactose được dùng để chỉ các triệu chứng (như chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy) xảy ra khi một người tiêu thụ đường lactose, đường tự nhiên có trong sữa, nhiều hơn so với khả năng tiêu hóa của enzyme lactase được sản xuất bởi ruột non. Enzyme lactase thủy phân đường lactose thành các monosaccharide như đường glucose và galactose. Các triệu chứng thường khác nhau phụ thuộc vào lượng đường lactose tiêu thụ, lịch sử của việc tiêu thụ các loại thực phẩm và loại bột chứa lactose. Mặc dù hiện tại vẫn khó để biết rõ mức độ phổ biến của chứng không dung nạp lactose, một số báo cáo cho thấy khoảng 25% người Mỹ trưởng thành không có khả năng tiêu hóa đường lactose, bao gồm 85% người dân Châu Á, 50% người Mỹ gốc Phi và 10% người da trắng.

Những người bị chứng không dung nạp lactose có nguy cơ thiếu hụt canxi nếu họ tránh tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Nghiên cứu cho thấy hầu hết những người bị chứng không dung nạp lactose có thể tiêu thụ lên đến 8 ounce sữa (236 mL sữa) mà không có triệu chứng hoặc gần như không có, đặc biệt nếu được tiêu thụ cùng với các loại thực phẩm khác. Lượng lớn hơn có thể được tiêu thụ nếu rải đều trong ngày và được uống cùng với các loại thực phẩm khác. Các lựa chọn khác để làm giảm các triệu chứng không dung nạp lactose bao gồm ăn các sản phẩm từ sữa chứa ít đường lactose như phô mai chín (như phô mai Cheddar và phô mai Thụy Sĩ), sữa chua hoặc sữa giảm/không chứa đường lactose. Một số nghiên cứu đã kiểm tra xem liệu những người bị chứng không dung nạp lactose có thể thích ứng bằng cách tiêu thụ lượng lactose tăng từ từ trong một khoảng thời gian hay không, nhưng bằng chứng hỗ trợ giải pháp này hiện có lại không nhất quán.

Dị ứng sữa bò ít phổ biến hơn so với chứng không dung nạp lactose, ảnh hưởng 0,6-0,9% dân số. Những người bị tình trạng này không thể tiêu thụ bất kỳ các sản phẩm chứa protein sữa bò và do đó có nguy cơ thiếu hụt canxi cao.

Để đảm bảo lượng canxi dung nạp đầy đủ, những người không dung nạp được lactose và những người bị dị ứng sữa bò có thể chọn các nguồn thực phẩm giàu canxi không chứa sữa (như cải xoăn, cải thìa, cải thảo, bông cải xanh, cải rổ và các loại thực phẩm tăng cường canxi) hoặc dùng chế phẩm bổ sung canxi.

Cải rổ (collard greens) – một loại cải giàu canxi

Cải rổ
(Nguồn ảnh: http://www.finecooking.com/assets/uploads/posts/5217/ING-collard-greens_sql.jpg)

Người ăn chay

Những người ăn chay hấp thụ canxi ít hơn so với những người ăn mặn bởi vì họ tiêu thụ nhiều thực phẩm từ thực vật chứa axit oxalic và axit phytic. Những người ăn chay được phép ăn trứng và các sản phẩm từ sữa (lacto-ovo vegetarian) và những người ăn mặn có lượng canxi dung nạp tương đương nhau. Tuy nhiên, những người ăn chay không ăn thực phẩm có nguồn gốc động vật và những người ăn chay được phép ăn trứng (ovo-vegetarian) (họ ăn trứng nhưng không ăn các sản phẩm từ sữa), không nhận đủ lượng canxi bởi vì họ không ăn các loại thực phẩm có chứa sữa. Trong nghiên cứu đoàn hệ ở Oxford của Cuộc điều tra Tương lai Người Châu Âu về Bệnh ung thư và Dinh dưỡng, nguy cơ gãy xương là tương tự nhau cho những người ăn thịt, người ăn cá và người ăn chay, nhưng cao hơn ở những người ăn thuần chay (họ không ăn bất cứ một sản phẩm nào từ động vật hay trứng), có thể do lượng canxi dung nạp trung bình thấp hơn. Rất khó để đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn chay đến tình trạng sử dụng canxi do thói quen ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, và do đó nên được xem xét trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.

Tài liệu tham khảo

https://ods.od.nih.gov/factsheets/Calcium-HealthProfessional/

Bài viết Những nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu hụt canxi được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Việc tăng cường bổ sung canxi không làm xương chắc khỏe hay ngăn ngừa bệnh loãng xương https://thucphamcongdong.vn/viec-tang-cuong-bo-sung-canxi-khong-lam-xuong-chac-khoe-hay-ngan-ngua-benh-loang-xuong-7-a-3.html https://thucphamcongdong.vn/viec-tang-cuong-bo-sung-canxi-khong-lam-xuong-chac-khoe-hay-ngan-ngua-benh-loang-xuong-7-a-3.html#respond Mon, 02 Nov 2015 13:21:25 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=2873

Theo hai nghiên cứu mới đây, việc tăng cường bổ sung canxi từ các sản phẩm sữa hoặc chế phẩm bổ sung không làm xương chắc khỏe hơn hay ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi.

Bài viết Việc tăng cường bổ sung canxi không làm xương chắc khỏe hay ngăn ngừa bệnh loãng xương được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Tạp chí BMJ, số ra ngày 25/09/2015

Tóm tắt: Theo hai nghiên cứu mới đây, việc tăng cường bổ sung canxi từ các sản phẩm sữa hoặc chế phẩm bổ sung không làm xương chắc khỏe hơn hay ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Các kết quả nhìn chung cho thấy không nên khuyến nghị rằng việc tăng lượng canxi dung nạp vào cơ thể thông qua các nguồn thực phẩm hoặc chất bổ sung có khả năng phòng ngừa loãng xương cho người cao tuổi.

Các tài liệu hướng dẫn thường khuyên đàn ông và phụ nữ lớn tuổi nên tiêu thụ ít nhất 1.000-1.200 mg canxi mỗi ngày để cải thiện mật độ xương và ngăn ngừa gãy xương. Nhiều người đã dùng thuốc bổ sung canxi để có đủ lượng canxi như khuyến nghị. Do những lo ngại gần đây về sự an toàn của việc dùng thuốc bổ sung canxi, các chuyên gia khuyên mọi người nên tăng cường canxi bằng thực phẩm thay vì dùng thuốc bổ sung. Thế nhưng sự ảnh hưởng của canxi đối với xương đến nay vẫn chưa được làm rõ.

Do đó, một nhóm các nhà nghiên cứu ở New Zealand đã xem xét lại các chứng cứ ủng hộ lời khuyên tăng cường canxi bằng thực phẩm hoặc thuốc bổ để giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương.

Họ đã phân tích các bằng chứng sẵn có từ những thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và quan sát chế độ ăn uống tăng cường hoặc dùng thuốc bổ sung canxi ở phụ nữ và nam giới trên 50 tuổi. Thiết kế và chất lượng kết quả của nghiên cứu được chú trọng xem xét nhằm giảm thiểu sự sai lệch trong kết luận.

Nghiên cứu đầu tiên cho thấy việc tăng cường canxi từ nguồn thực phẩm hoặc thuốc bổ sung chỉ tăng 1-2% mật độ khoáng của xương – chỉ số này vẫn còn thấp về phương diện lâm sàng để giảm nguy cơ gãy xương.

Nghiên cứu thứ hai phát hiện rằng việc hấp thu canxi không liên quan đến nguy cơ gãy xương. Đồng thời cũng chưa có bằng chứng thử nghiệm lâm sàng rằng việc tăng cường canxi thông qua chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa gãy xương ở người cao tuổi.

Người cao tuổi có nên tiếp tục bổ sung canxi để phòng bệnh loãng xương?
Người cao tuổi có nên tiếp tục bổ sung canxi để phòng bệnh loãng xương?

Giáo sư Karl Michaëlsson của Đại học Uppsala, Thụy Điển, nhấn mạnh: “Đây là lúc cần xem xét lại các khuyến cáo khuyên tăng lượng canxi dung nạp cao hơn so với chế độ ăn uống cân bằng”.

Giáo sư cũng chỉ ra rằng việc khuyến cáo tăng cường canxi và vitamin D hiện nay ở nhiều nơi đánh đồng tất cả các đối tượng trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên, đối với hầu hết người cao tuổi thì khuyến cáo trên không mang lại lợi ích sức khỏe cho họ, mà việc tăng cường canxi  lại còn có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể.

Tài liệu tham khảo

http://www.sciencedaily.com/releases/2015/09/150929230044.htm

Bài viết Việc tăng cường bổ sung canxi không làm xương chắc khỏe hay ngăn ngừa bệnh loãng xương được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/viec-tang-cuong-bo-sung-canxi-khong-lam-xuong-chac-khoe-hay-ngan-ngua-benh-loang-xuong-7-a-3.html/feed 0