dị ứng – Thực phẩm Cộng đồng https://thucphamcongdong.vn Dự án Thực phẩm Cộng đồng (https://thucphamcongdong.vn/) ra đời với sứ mệnh là cải thiện và nâng cao nhận thức về thực phẩm – dinh dưỡng và sức khỏe của người Việt. Sun, 21 Aug 2022 12:07:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.22 Ebook An toàn thực phẩm cho trẻ sơ sinh https://thucphamcongdong.vn/ebook-an-toan-thuc-pham-cho-tre-so-sinh.html Mon, 19 Dec 2016 12:44:08 +0000 https://thucphamcongdong.vn/?p=7274

Bình sữa và lon sữa bằng nhựa của trẻ có an toàn không ? Làm thế nào tôi biết được con tôi bị ứng với thứ gì ? Tôi nên làm gì nếu con tôi bị dị ứng thực phẩm ? Làm thế nào tôi có thể giúp con tôi không bị những bệnh lây truyền qua thực phẩm ?

Bài viết Ebook An toàn thực phẩm cho trẻ sơ sinh được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Download eBook An toàn thực phẩm cho trẻ sơ sinh

An toàn thực phẩm cho trẻ sơ sinh

Chúng tôi sẽ gửi eBook vào email của bạn.
Vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới

Giới thiệu

An toàn thực phẩm cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh, không chỉ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ mà còn là của toàn xã hội. Với nguyện vọng mang đến cho cộng đồng nguồn kiến thức khoa học đáng tin cậy, cập nhật và dễ hiểu về vấn đề này, các thành viên của nhóm Thực phẩm Cộng đồng đã biên soạn eBook “An toàn thực phẩm cho trẻ sơ sinh” nằm trong bộ eBook “Dinh dưỡng cho mẹ và bé”. Quyển eBook “An toàn thực phẩm cho trẻ sơ sinh” bao gồm những bài viết được biên soạn chọn lọc nhằm giải đáp các thắc mắc từ những vấn đề gần gũi hàng ngày của bé như độ an toàn của bình sữa bằng nhựa, dị ứng thực phẩm của trẻ và cách phòng tránh/khắc phục, đến những vấn đề phức tạp hơn như ngộ độc nitrite và bệnh máu nâu, hoặc tính di truyền của bệnh dị ứng. Với các bài viết trong eBook được biên dịch và hiệu đính tới tiêu chí “chính xác, khoa học nhưng gần gũi”, nhóm Thực phẩm Cộng đồng hy vọng bạn sẽ tìm được cho mình những thông tin hữu ích có thể giúp bạn chăm sóc cho bé yêu của mình hoặc của người thân một cách tốt nhất.

Mục lục

Chương I. BÌNH SỮA VÀ LON SỮA CỦA BÉ BẰNG NHỰA CÓ AN TOÀN KHÔNG?

1. Những lo ngại về BPA trong lon sữa và bình sữa trẻ em bằng nhựa.
2. BPA xâm nhập vào thức ăn của bé như thế nào?
3. BPA gây hại như thế nào?
4. Những hóa chất khác có trong nhựa thì sao?
5. BPA có trong các sản phẩm khác không?
6. Tôi có thể bảo vệ con tôi như thế nào?
7. Tôi có thể bảo vệ gia đình tôi như thế nào?
8. Các biện pháp nào đang được thực hiện?

Chương II. DỊ ỨNG Ở TRẺ EM

1. Dị ứng là gì?
2. Ví dụ về các chất gây dị ứng.
3. Mức độ phổ biến của dị ứng ở trẻ em.
4. Nguyên nhân dẫn đến dị ứng mũi.
5. Liệu dị ứng có di truyền?
6. Nếu con bạn bị dị ứng thì khi nào bạn có thể biết?
7. Làm thế nào để bạn biết được con bạn bị dị ứng với thứ gì?
8. Làm thế nào bạn có thể bảo vệ con bạn khỏi dị ứng?

8.1. Mạt bụi.
8.2. Lông vật nuôi.
8.3. Phấn hoa.
8.4. Nấm mốc.

9. Có loại thuốc nào có thể giúp được không?
10. Phương pháp miễn dịch dị ứng là gì?
11. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn con bạn không bị dị ứng ngay từ đầu?

Chương III. DỊ ỨNG THỰC PHẨM

1. Trẻ có thể bị dị ứng thực phẩm không?
2. Điều gì xảy ra nếu trẻ có phản ứng dị ứng với một loại thực phẩm?
3. Những loại thực phẩm nào có thể khiến trẻ bị dị ứng?
4. Tôi nên làm gì nếu tôi nghĩ trẻ có phản ứng dị ứng với một loại thực phẩm?
5. Dị ứng thực phẩm có di truyền không?
6. Trẻ em có hết bị dị ứng thực phẩm khi lớn lên?
7. Chứng không dung nạp thực phẩm là gì và nó khác với dị ứng thực phẩm như thế nào?
8. Tôi nên làm gì nếu tôi nghĩ con tôi có thể bị dị ứng thực phẩm?
9. Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa hoặc trì hoãn chứng dị ứng thực phẩm cho bé?
10. Dị ứng thực phẩm có thể điều trị được không?
11. Các loại thực phẩm gây dị ứng thường gặp nhất ở trẻ em.

Chương IV. NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM Ở TRẺ NHỎ

1. Làm thế nào tôi có thể biết được con tôi có bị ngộ độc thực phẩm hay không?
2. Làm thế nào tôi có thể xác định được loại ngộ độc thực phẩm mà con tôi mắc phải?
3. Khi nào tôi cần gọi bác sĩ?
4. Tôi có thể làm gì để giảm bớt các triệu chứng của con tôi?
5. Khi nào trẻ có thể ăn uống lại bình thường?
6. Làm thế nào tôi có thể giúp trẻ không bị mắc lại những bệnh lây truyền qua thực phẩm?

Chương V. NITRATE VÀ NITRITE CÓ TRONG RAU CỦ

Chương VI. NGỘ ĐỘC NITRITE VÀ BỆNH MÁU NÂU Ở TRẺ SƠ SINH

1. Methaemoglobineamia (bệnh máu nâu do nitrite) là gì?
2. Các triệu chứng của methaemoglobineamia là gì?
3. Việc tiêu thụ nitrate/nitrite có liên quan đến methaemoglobineamia như thế nào?
4. Tại sao trẻ sơ sinh dễ bị ngộ độc methaemoglobineamia do nitrite?
5. Hàm lượng nitrite là bao nhiêu sẽ gây ngộ độc methaemoglobineamia?
6. Tiêu thụ rau có chứa hàm lượng cao nitrate có an toàn không?
7. Các trường hợp nhiễm methaemoglobinaemia ở trẻ sơ sinh.
8. Ngoài trẻ sơ sinh, nhóm người nào cũng dễ bị ngộ độc methaemoglobineamia?
9. Ngoài việc tiêu thụ lượng nitrite quá mức, những nguyên nhân nào khác có thể gây ra methaemoglobinemia?
10. Thực phẩm chứa nitrate cao và thông điệp cho phụ huynh.
11. Giải đáp thắc mắc liên quan đến ngộ độc nitrite ở trẻ.

Bài viết Ebook An toàn thực phẩm cho trẻ sơ sinh được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Có nên ăn thực phẩm cay nhiều gia vị trong giai đoạn cho con bú có được không? https://thucphamcongdong.vn/co-nen-an-thuc-pham-cay-nong-cay-trong-giai-doan-cho-con-bu-co-duoc-khong-1-b-b-8.html Thu, 27 Oct 2016 15:22:28 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6955

Susan Condon Chuyên viên tư vấn giai đoạn cho con bú Tôi luôn tự hỏi, ở những quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Mêxicô, Trung Quốc, nơi phổ biến những thực phẩm cay và nhiều gia vị, các bà mẹ trong giai đoạn cho con bú thường ăn gì. Tôi cho là họ vẫn …

Bài viết Có nên ăn thực phẩm cay nhiều gia vị trong giai đoạn cho con bú có được không? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Susan Condon

Chuyên viên tư vấn giai đoạn cho con bú

Tôi luôn tự hỏi, ở những quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Mêxicô, Trung Quốc, nơi phổ biến những thực phẩm cay và nhiều gia vị, các bà mẹ trong giai đoạn cho con bú thường ăn gì. Tôi cho là họ vẫn tiếp tục ăn những thực phẩm giống như trước khi mang thai mà không làm đứa trẻ cảm thấy khó chịu.

Vì vậy, hãy thư giãn và ăn những gì bạn thích. Điều tuyệt vời của việc ăn uống đa dạng khi cho con bú là bạn sẽ cho con được trải nghiệm những hương vị khác nhau của thực phẩm rắn. Mùi vị của sữa mẹ sẽ thường xuyên thay đổi, không giống như sữa công thức – hương vị luôn giống nhau mỗi lần uống. Con bạn có thể thật sự yêu thích hương vị đậm đà hơn của sữa mẹ sau khi bạn ăn món nào đó có tỏi.

Nếu con bạn nhạy cảm với thực phẩm bạn ăn (dù có nhiều gia vị hoặc không) bạn sẽ biết ngay, vì bé sẽ la quấy sau khi bú, khóc dai, ngủ rất ít, hay giật mình và dường như không thoải mái. Bạn thậm chí có thể nhận thấy những phản ứng trên da, thở khò khè, nghẹt mũi hoặc phân xanh, nhày – những dấu hiệu cho thấy một dạng khác của dị ứng thực phẩm, ví dụ như dị ứng với sữa, bột mì, bắp, hoặc cam quýt trong khẩu phần ăn của bạn và không nhất thiết là do thực phẩm cay hay nhiều gia vị.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/404_is-it-okay-to-eat-spicy-food-while-nursing_1931.bc

Bài viết Có nên ăn thực phẩm cay nhiều gia vị trong giai đoạn cho con bú có được không? được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Thực phẩm biến đổi gen – Những điều cần biết https://thucphamcongdong.vn/thuc-pham-bien-doi-gen-nhung-dieu-can-biet-1-b-c-45.html Wed, 17 Aug 2016 14:46:46 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=6594 Thực_phẩm_biến_đổi_gen_

Thực phẩm biến đổi gen (genetically modified, GM), hay thực phẩm sử dụng kỹ thuật chuyển gen là các loại thực phẩm được tạo ra từ những sinh vật có DNA của chúng đã thay đổi.

Bài viết Thực phẩm biến đổi gen – Những điều cần biết được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Thực_phẩm_biến_đổi_gen_

Thực_phẩm_biến_đổi_gen_

Khi thực phẩm đã được “biến đổi gen” điều đó có nghĩa là gì?

Thực phẩm biến đổi gen (genetically modified, GM), hay thực phẩm sử dụng kỹ thuật chuyển gen (genetically engineered, GE), là các loại thực phẩm được tạo ra từ những sinh vật có DNA của chúng đã thay đổi. Các nhà khoa học đưa gen là các đoạn DNA của các sinh vật sống khác (từ thực vật hay động vật) và chèn chúng vào sinh vật khác. Các loại sinh vật này còn được gọi là những sinh vật biến đổi gen (genetically modified organism, GMO).

Mục đích của sinh vật biến đổi gen là làm cho chúng tốt hơn ở một đặc tính nào đó. Ví dụ ở ngô có thể có một gen bổ sung mà làm cho nó trở nên dinh dưỡng hơn, chịu được thời tiết hoặc điều kiện sinh trưởng tốt hơn, hoặc có khả năng kháng thuốc diệt cỏ, côn trùng, sâu bệnh tốt hơn.

Các loại cây trồng đầu tiên được biến đổi gen ở Mỹ là ngô, đậu tương và bông. Nhiều loại thực phẩm chế biến, trong đó có chứa một lượng lớn ngô và đậu nành, có chứa GMO. Năm 2012, khoảng 90% ngô và đậu tương được trồng tại Hoa Kỳ là giống đã được biến đổi gen.

Cây trồng GM khác hiện đang được cho phép trong thực phẩm và thức ăn cung cấp của Hoa Kỳ gồm linh lăng, cải dầu, rau diếp xoăn, lanh, đu đủ, mận, khoai tây, gạo, bí, củ cải đường và cà chua.

Phương pháp tương tự có thể được sử dụng để phát triển các loài động vật biến đổi gen cho mục đích y tế và nghiên cứu, cũng như đối với thực phẩm. Một số đang được triển khai, trong đó có một loại cá hồi có thể sinh trưởng đến kích thước cần thiết nhanh chóng hơn, nhưng cho đến nay Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chưa phê chuẩn việc sử dụng chúng vào mục đích thương mại.

Các loài động vật biến đổi gen khác được nhắc tới gần đây bao gồm một giống bò có thể sản xuất ra sữa ít gây dị ứng và một giống lợn thân thiện môi trường hơn, mặc dù kinh phí cho dự án đã bị dừng lại vào năm 2012.

Ăn thực phẩm biến đổi gen có thể gây hại cho con tôi không?

Câu trả lời bạn nhận được tùy thuộc vào người mà bạn hỏi về chủ đề gây nhiều tranh cãi này. Chính phủ Hoa Kỳ đảm bảo với công chúng rằng bất kỳ cây trồng hoặc động vật biến đổi gen mà đã được kiểm duyệt thì an toàn cho người tiêu dùng và môi trường. Nhưng đó không phải là sự đồng thuận trong cộng đồng khoa học và nhiều nhóm không đồng ý với kết luận trên.

Khi nói đến thực phẩm, nhiều người tin rằng càng tự nhiên càng tốt – và có thể điều này đặc biệt quan trọng khi mà thực phẩm đó có liên quan đến con cái của họ. Bởi vì sự kết hợp gen xảy ra trong phòng thí nghiệm mà không thể có trong tự nhiên, các nhà phê bình lo ngại rằng ăn thực phẩm công nghệ có thể có tác động sâu rộng đến sức khỏe con người và môi trường.

Chất gây dị ứng là một trong những mối quan tâm. Đó là bởi vì GMO có thể tạo ra những chất dị ứng đã được biết – hoặc thậm chí là chưa biết. Nếu một người bị dị ứng với cái gì đó trong gen được đưa vào, người đó sẽ bị dị ứng với sản phẩm GMO mới đó.

Thậm chí còn có một số lo ngại rằng khi bạn đưa một gen mới vào một sinh vật, nó có thể tạo ra một chất gây dị ứng hoàn toàn mới – có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm (đặc biệt là trẻ em). Và không có cách nào tốt để thử nghiệm những loại thực phẩm GMO để đảm bảo rằng điều này sẽ không xảy ra.

“Thử nghiệm để tìm ra chất gây dị ứng là rất khó,” Jane Rissler, một nhà nghiên cứu bệnh học thực vật và là một nhà khoa học thâm niên của Liên hiệp Các khoa học Liên quan, một tổ chức lợi ích cộng đồng phi lợi nhuận, đã nói.

Ngoài ra, trong khi các nhà sản xuất và chính phủ đã hoạt động theo giả định rằng nếu các loại thực phẩm gốc là an toàn thì sản phẩm GMO tạo thành cũng sẽ an toàn; phe phản đối tin rằng giả định này có thể không nhất thiết phải đúng khi mà sinh vật đã bị thay đổi đáng kể.

Thực phẩm biến đổi gen không được thử nghiệm về độ an toàn phải không?

Thực_phẩm_biến_đổi_gen_2

Không có luật yêu cầu thử nghiệm tính an toàn cho hầu hết các loại thực phẩm biến đổi gen, Rissler nói. Các công ty sản xuất có thể kiểm tra tự nguyện và nhiều công ty đã làm điều đó, nhưng Rissler và những người khác cho rằng các công ty này không được tổ chức theo một tiêu chuẩn đủ cao, đặc biệt là bởi vì các nguy cơ của biến đổi gen phần lớn còn chưa được biết đến.

Mặc dù các chuyên gia đều đồng ý là phải có thêm những nghiên cứu bổ sung về thực phẩm biến đổi gen, cộng đồng y khoa còn cho là cũng cần thêm nhiều kiểm tra trước thị trường và việc ghi nhãn là cần thiết. Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho biết cần yêu cầu các xét nghiệm bắt buộc trước khi thực phẩm biến đổi gen được phép đưa ra thị trường tiêu thụ. Ngoài việc yêu cầu các thử nghiệm an toàn và ghi nhãn, Viện Hàn lâm Y khoa Môi trường còn kêu gọi một sự tạm ngừng đối với thực phẩm biến đổi gen.

Trên mặt trận môi trường và kinh tế, phe đối lập tin rằng GMO sẽ làm giảm tính đa dạng của thực vật và dẫn đến một vài công ty lớn thống trị sản xuất lương thực của thế giới. Các hệ sinh thái có thể bị thay đổi khi mà những loài cá bị thay đổi di truyền và những loài côn trùng có ích có thể bị tiêu diệt đi cùng với những loài côn trùng phá hoại mùa vụ.

Thực phẩm GMO cũng đặt ra một gánh nặng cho những người nông dân, khi mà cây trồng đôi khi bị nhiễm bởi GMO từ các trang trại lân cận và khó có thể phát hiện ra thành phần nhiễm vào trong các hạt giống mà họ mua.

Những người ủng hộ chỉ ra rằng GMO đã được mua bán trên thị trường từ nhiều năm trước (từ năm 1996 tại Hoa Kỳ) và không có bất kỳ hậu quả thảm khốc nào. GMO trồng ít tốn kém hơn và dùng thuốc trừ sâu ít hơn, giảm lượng độc tố đi vào trong đất, không khí và nước. Họ cũng cho rằng với sản lượng ngày càng tăng, các sản phẩm GMO thậm chí có thể giúp nuôi sống các nước đang phát triển.

Những người ủng hộ cũng tự tin rằng không có gì phải lo lắng về sức khỏe. “Thực phẩm biến đổi sinh học không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho người tiêu dùng, chúng cũng tương tự như các loại thực phẩm thông thường thôi,” phát ngôn viên của FDA Stephanie Kwisnek nói.

Kwisnek chỉ ra rằng các loại thực phẩm biến đổi sinh học được quy định bởi FDA (là cơ quan theo dõi sự an toàn của tất cả các loại thực phẩm trên thị trường), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA). Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ đảm bảo thực vật được trồng một cách an toàn và FDA sẽ đảm bảo rằng bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào được sử dụng đều phải an toàn cho con người và môi trường.

Kwisnek nói rằng trong khi thử nghiệm độ an toàn và những tư vấn về thực phẩm biến đổi gen là tự nguyện, các công ty vẫn còn có một nghĩa vụ pháp lý tuân theo đạo luật Liên bang Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm là phải đảm bảo rằng bất kỳ thực phẩm nào họ bán – thông thường hoặc biến đổi gen – đều phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn an toàn. Nếu không, FDA có quyền rút nó ra khỏi thị trường.

FDA không yêu cầu nhãn của sản phẩm phải đưa ra các thông tin về cách sản phẩm được sản xuất. Nếu một sản phẩm biến đổi sinh học dẫn đến sự khác biệt đáng kể so với sản phẩm gốc, thì khi đó việc ghi nhãn sẽ được yêu cầu, Kwisnek nói. Ví dụ: những khác biệt đáng kể này có thể là ở tính chất dinh dưỡng, hoặc sự hiện diện của một chất gây dị ứng.

Nhưng nếu không có xét nghiệm bắt buộc và ghi nhãn, giới phê bình nói rằng nó rất khó để nói liệu một thực phẩm có bị biến đổi gen hay không.

Làm thế nào tôi có thể xác định thực phẩm nào đã được biến đổi gen?

Trên thực tế, chúng ta ăn thực phẩm biến đổi gen mỗi ngày mà không biết. Đó là bởi vì các loại thực phẩm chế biến như các loại dầu thực vật và các phụ gia thực phẩm – và thậm chí cả thức ăn trẻ em – thường sử dụng các loại thực phẩm đã được biến đổi gen, và không có yêu cầu nào bắt buộc chúng phải được ghi nhãn.

Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, nhóm người tiêu dùng đã yêu cầu ghi nhãn tất cả các loại thực phẩm biến đổi gen. “Bằng cách đó, những người mà biết họ nhạy cảm sẽ ít nhất có thể để tránh các loại thực phẩm có thể gây ra dị ứng,” Rissler nói. Nếu không có nhãn, những người nhạy cảm hoặc những người không sẵn lòng dùng sản phẩm GMO sẽ không có sự lựa chọn nào cả.

Theo Trung tâm An toàn Thực phẩm, 61 quốc gia – bao gồm cả những quốc gia trong khối Liên minh châu Âu, Nga và Trung Quốc – yêu cầu ít nhất một số thực phẩm phải được ghi nhãn là có chứa GMO. Tại Hoa Kỳ, hơn 20 tiểu bang có luật tương tự như vậy.

Nhưng cuộc chiến ghi nhãn GMO còn diễn xa hơn thế. Trong năm 2012, một cuộc bỏ phiếu yêu cầu ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen đã suýt bị đánh bại ở California. Nhóm người tiêu dùng đã quy tội những thiệt hại hàng triệu đô la mà các ngành công nghiệp hóa chất và thực phẩm đã bỏ ra cho chiến dịch chống lại cuộc bỏ phiếu này.

Tôi có thể làm gì để tránh GMO?

Nếu bạn đang tìm cách để loại bỏ GMO ra khỏi chế độ ăn uống của bạn, Trung tâm An toàn Thực phẩm cung cấp những lời khuyên sau đây:

Mua thực phẩm hữu cơ. Chương trình Hữu cơ Quốc gia của USDA quy định ghi nhãn các thực phẩm hữu cơ. Thực phẩm được chứng nhận là hữu cơ thì không có chứa GMO.

Hãy tìm các loại thực phẩm được ghi nhãn “không biến đổi gen”. Một số nhà sản xuất thực phẩm tự nguyện ghi nhãn sản phẩm của họ.

Tránh những thực phẩm có nhiều khả năng được biến đổi gen. Bốn loại thực phẩm chính thường là GMO bao gồm thực phẩm chứa ngô, đậu tương, cải dầu và hạt bông. Bột ngô và bột đậu nành, dầu hạt cải và dầu hạt bông, và củ cải đường đều là thực phẩm biến đổi gen.

Ăn trái cây và rau quả tươi. Hầu hết các loại trái cây và rau quả tươi tại Mỹ là không biến đổi gen. Một vài loại trái cây và rau quả có thể được biến đổi gen bao gồm bí ngòi, bí vàng (yellow crookneck squash), ngô ngọt và đu đủ Hawaii.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_genetically-modified-foods-what-you-need-to-know_12230.bc?showAll=true

Bài viết Thực phẩm biến đổi gen – Những điều cần biết được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
5 điều bạn chưa biết về việc dùng sữa công thức https://thucphamcongdong.vn/5-dieu-ban-chua-biet-ve-viec-dung-sua-cong-thuc-1-b-b-26.html Sun, 19 Jun 2016 03:51:58 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=5995 5 điều bạn chưa biết về việc dùng sữa công thức

Có nhiều vấn đề liên quan đến việc dùng sữa công thức chứ không phải đơn giản chỉ là lựa chọn thương hiệu sữa công thức yêu thích của bạn.

Bài viết 5 điều bạn chưa biết về việc dùng sữa công thức được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
5 điều bạn chưa biết về việc dùng sữa công thức

5 điều bạn chưa biết về việc dùng sữa công thức
(Nguồn ảnh: vi.wikipedia.org)

Có nhiều vấn đề liên quan đến việc dùng sữa công thức chứ không phải đơn giản chỉ là lựa chọn thương hiệu sữa công thức yêu thích của bạn. Từ việc nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến phân của bé đến việc bé của bạn sẽ dùng bao nhiêu, chúng tôi sẽ tiết lộ một số bất ngờ mà bạn có thể gặp phải khi nuôi bé.

Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức có phân khác biệt

Các thành phần trong tã của bé bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những gì bạn cho bé ăn. Và không phải chỉ là “phân” khác nhau, mà còn có những thứ có thể gây sốc một chút – đặc biệt đối với các bậc cha mẹ chuyển từ cho bú sữa mẹ sang sữa công thức.

“Em bé của chúng tôi bắt đầu dùng sữa công thức lúc 5 tuần tuổi, và đã có sự thay đổi rất lớn trong phân của bé”, một bà mẹ nói. “Mùi, cấu trúc, độ chặt, số lượng, màu sắc và số lần, tất cả đều thay đổi!”

Tại sao có sự khác biệt đó? Như bác sĩ nhi khoa Margaret Morris giải thích, đó đơn giản là vấn đề của cơ thể thích nghi với những gì nó ăn. “Vi sinh vật của hệ tiêu hóa thay đổi phụ thuộc vào những loại thực phẩm đang chạy qua nó – và sữa công thức là một loại thực phẩm khác với sữa mẹ,” cô nói.

Nhiều bậc cha mẹ thuật lại rằng phân từ sữa công thức có mùi hơi mạnh hơn, màu sắc đậm hơn và đặc hơn so với phân từ sữa mẹ.

Trẻ không tiêu hóa sữa mẹ và sữa công thức ở mức độ giống nhau

Có phải là trẻ dùng sữa công thức thực sự kéo dài thời gian giữa các lần ăn hơn so với trẻ bú sữa mẹ không? Vâng, đúng là thế.

Dưới đây là lý do: Sữa mẹ và hầu hết sữa công thức có chứa các protein là whey và casein. Sữa mẹ chứa nhiều whey hơn, chúng dễ tiêu hóa hơn (và do đó trẻ tiêu hóa nó nhanh hơn) so với casein. Sữa công thức chứa nhiều casein, trẻ tiêu hóa chậm hơn.

Tuy nhiên, trước khi bạn hy vọng tỉnh dậy với một đêm ngon giấc, hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ là khác nhau. Jatinder Bhatia, Giám đốc của Ngành Trẻ sơ sinh tại trường Đại học Khoa học Sức Khỏe Georgia và là phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, giải thích rằng mỗi bé có nhu cầu calo, tính cách và phương thức ngủ riêng biệt. Kết quả là, một số bé dùng sữa công thức – và thức giấc – cũng thường xuyên như trẻ bú sữa mẹ.

“Con trai lớn của tôi chỉ dùng sữa công thức, và bé tỉnh dậy với thời gian biểu giống hệt với đứa con hiện tại của tôi chỉ bú sữa mẹ”, một bà mẹ của trang BabyCenter nói.

Tuy nhiên, không có nghi ngờ rằng sữa công thức mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn sữa mẹ. Vì vậy, nếu bạn dường như đang cho bé bú sữa công thức ít thường xuyên hơn một chút so với bạn của bạn đang cho con bú bằng sữa mẹ, thì cũng đừng quá lo lắng.

Em bé có thể bị dị ứng với sữa công thức

Hầu hết các bé đều tiêu hóa sữa công thức dễ dàng với nụ cười tươi sáng và một vài cái ợ mãn nguyện. Nhưng một số có thể có phản ứng dị ứng với protein sữa bò trong sữa công thức, tạo ra những trải nghiệm ít sáng sủa.

(Lưu ý: Chứng không dung nạp protein sữa khác với chứng không dung nạp lactose, chứng không dung nạp lactose thường không xảy ra cho đến cuối thời thơ ấu hay giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên.)

Việc đi tiêu của bé có thể dùng như là một đầu mối quan trọng để biết sự tiêu hóa đang diễn ra như thế nào, vì vậy nếu bạn đang tự hỏi liệu con bạn có bị dị ứng với sữa công thức hay không, kiểm tra những điều dưới đây. “Máu hoặc chất nhầy trong phân thường có nghĩa là ruột bị viêm, đó là một dấu hiệu có thể của dị ứng.” Morris nói.

Dấu hiệu quan trọng khác bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, quấy khóc khi bú hoặc da phát ban.

Việc liên tục khó chịu cũng có thể là một triệu chứng. Tất nhiên, như bất cứ phụ huynh của một bé bị đau bụng nào đều sẽ cho bạn biết, liên tục khóc không có nghĩa là bị dị ứng với sữa công thức. Tuy nhiên, như Morris nói, “Nếu một em bé liên tục không vui, có lẽ là do một nguyên nhân nào đó và dị ứng cũng rất có thể là một nguyên do. Vì vậy, điều quan trọng là phải kiểm tra nó.”

Nếu em bé của bạn bị dị ứng với sữa công thức, bác sĩ có thể khuyên bạn nên chuyển sang dùng sữa làm từ đậu nành để thay thế. Nếu em bé của bạn cũng bị dị ứng với protein đậu nành, bác sĩ có thể đề nghị dùng sữa công thức thủy phân, trong đó các protein đã được chia nhỏ thành dạng dễ tiêu hóa hơn.

“Em bé của tôi bắt đầu biểu lộ phát ban chủ yếu trên mặt và cổ của bé”, một người mẹ nói. “Tôi đã đưa bé đến gặp bác sĩ và đã được hướng dẫn để chuyển sang sữa công thức từ đậu nành. Trong vòng 24 giờ, phát ban của bé đã biến mất.”

Trẻ sơ sinh khác nhau sẽ bú ở một liều lượng khác nhau

Trong khi trao đổi những câu chuyện về việc thiếu ngủ và những cơn ói sữa với nhóm các bà mẹ của bạn, bạn nhận thấy em bé của bạn bè bạn bú từ từ 3 ounce (khoảng 90 ml) sữa. Trước khi đứa bé ấy bú được một nửa, con của bạn đã ngốn được 7 ounce (khoảng 200 ml). Bạn đã sinh một bé háu ăn?

Không. Đó chỉ là một trường hợp điển hình cho sự khác biệt cá nhân, Morris nói. “Khẩu phần của sữa công thức không phải là một kích thước phù hợp với tất cả”, cô giải thích. “Một số trẻ cần nhiều calo hơn những trẻ khác, và những gì là đủ cho sự phát triển của một đứa trẻ này có thể không đủ cho một đứa trẻ khác.”

Ngoài ra, lượng sữa bột của con bạn sẽ thay đổi trong từng bữa ăn – cũng giống như bạn có thể muốn có một món salad nhẹ cho bữa trưa nhưng thèm một bữa ăn tối nhiều hơn đáng kể. “Đừng sốc nếu em bé của bạn bú 4 ounce (khoảng 120 ml) tại một lần bú và 6 ounce (180 ml) ở lần tiếp theo.” Morris nói. Hãy để những tín hiệu của bé hướng dẫn bạn.

Mặc dù có sự khác biệt giữa các bé, tuy nhiên vẫn cần phải theo một số hướng dẫn cơ bản. Nói chung, những em bé chưa ăn đồ rắn nên dùng khoảng 160 ml sữa cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể trong mỗi 24 giờ. Vì vậy, nếu bé nặng 2,7 kg, bạn sẽ cho bé bú khoảng 430 ml sữa. Nếu bé nặng khoảng 4,3 kg, bé nên bú khoảng 670 ml một ngày.

Và đừng quên lên lịch khám đều đặn với bác sĩ của bé để theo dõi sự phát triển của bé và đảm bảo rằng mọi thứ đều bình thường.

Hầu hết các loại sữa công thức về cơ bản là giống nhau

Thật dễ bị choáng ngợp bởi sự đa dạng của các loại sữa công thức trên kệ của cửa hàng tạp hóa. Sự lựa chọn của bạn như thế nào là tốt nhất? Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng khi nói đến các chất dinh dưỡng quan trọng nhất, tất cả các loại sữa công thức đều giống nhau.

Điều này là bởi vì sữa công thức được quy định bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), trong đó yêu cầu các nhà sản xuất phải có đủ 29 chất dinh dưỡng cụ thể trong mỗi khẩu phần. Mặc dù các thương hiệu khác nhau có tên gọi, bao bì và giá cả khác nhau, không ai trong số họ được phép thay đổi các thành phần cần thiết.

Một thành phần không phải có trong tất cả các sữa công thức là axit béo DHA, một số nghiên cứu đã cho thấy DHA có thể cải thiện khả năng nhận thức và xử lý hình ảnh. Nó có trong nhiều loại sữa công thức hiện nay, nhưng không phải tất cả, vì vậy bạn có thể muốn tìm kiếm những thương hiệu có nó.

Tuy nhiên, có nhiều loại sữa công thức đặc biệt cho các tình huống cụ thể. Các loại sữa công thức được thiết kế cho trẻ sinh non và sinh thiếu cân, ví dụ, có chứa nhiều calo hơn so với các loại tiêu chuẩn. Các loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh bị trào ngược có chứa chất làm đặc từ gạo hoặc chất khác được thêm vào. Ngoài ra còn có các loại sữa công thức từ đậu nành hoặc protein thủy phân dành cho trẻ có khả năng bị dị ứng hoặc không dung nạp protein sữa.

Bậc cha mẹ nào muốn đi theo con đường hữu cơ có thể tìm thấy sữa công thức làm từ nguyên liệu hữu cơ. Sữa công thức hữu cơ cũng phải tuân theo quy định của FDA giống như các sữa công thức khác. Ngoài ra, chúng phải được chứng nhận hữu cơ bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Bạn vẫn cảm thấy lưỡng lự? Bác sĩ của bé có thể giúp bạn lựa chọn sữa công thức  phù hợp nhất với nhu cầu của bé.

Tài liệu tham khảo

http://www.babycenter.com/0_5-things-you-didnt-know-about-formula-feeding_10357994.bc

Bài viết 5 điều bạn chưa biết về việc dùng sữa công thức được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Dị ứng ở trẻ nhỏ có liên quan đến hàm lượng omega-3 và omega-6 trong máu cuống rốn https://thucphamcongdong.vn/di-ung-o-tre-nho-co-lien-quan-den-ham-luong-omega-3-va-omega-6-trong-mau-cuong-ron-7-c-3.html Mon, 23 Nov 2015 03:22:29 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=3383

Những trẻ em có tỷ lệ các axit béo không bão hòa đa trong máu cuống rốn cao có nguy cơ phát triển bệnh dị ứng đường hô hấp và dị ứng da ở những năm đầu lứa tuổi

Bài viết Dị ứng ở trẻ nhỏ có liên quan đến hàm lượng omega-3 và omega-6 trong máu cuống rốn được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>

Tạp chí PLOS ONE, số ra ngày 10/7/2013

Tóm tắt: Theo nghiên cứu mới của Malin Barman và các đồng nghiệp tại trường Đại học Công nghệ Chalmers (Thụy Điển), những trẻ em có tỷ lệ các axit béo không bão hòa đa (poly-unsaturated fatty acid – PUFA) trong máu cuống rốn cao có nguy cơ phát triển bệnh dị ứng đường hô hấp và dị ứng da ở những năm đầu lứa tuổi thiếu niên.

Những nhà nghiên cứu theo dõi các bệnh dị ứng của 800 trẻ em sinh năm 1996 và 1997 đến khi các em 13 tuổi, sau đó tiến hành phân tích máu cuống rốn của một nhóm nhỏ gồm 44 em được chẩn đoán mắc bệnh dị ứng đường hô hấp, 37 em bị phát ban da mãn tính và 48 em không bị dị ứng (mẫu đối chứng). Kết quả phân tích các mẫu máu trong cuống rốn được lưu trữ từ lúc mới sinh của nhóm nhỏ này cho thấy rằng: những đối tượng có tỷ lệ các axit béo không bão hòa đa cao khi mới sinh có nguy cơ cao bị dị ứng khi trưởng thành. Ví dụ của axit béo không bão hòa đa là axit béo omega-3 (EPA, DHA từ cá hoặc ALA từ vài loại hạt) và omega-6 (axit linoleic). Xem thêm về axit béo omega-3 và omega-6 (link qua bài 1.a.3.5- chưa đăng)

di ung duong ho hap

Nhóm trẻ em bị dị ứng ở tuổi 13 có tỷ lệ omega-3 và omega-6 trong máu cuống rốn cao hơn so với nhóm trẻ em khỏe mạnh. Ngược lại, các trẻ bị dị ứng này có hàm lượng chất béo không bão hòa đơn thấp hơn so với trẻ khỏe mạnh. Nguy cơ mắc bệnh dị ứng đường hô hấp của các trẻ có hàm lượng các axit béo bão hòa đa cao không phụ thuộc vào tiền sử dị ứng của mẹ, có nghĩa là các trẻ em này có nguy cơ mắc bệnh dị ứng đường hô hấp là như nhau dù mẹ của trẻ có bị dị ứng hay không. Nghiên cứu cho biết, “Cơ chế mà các chất béo này ảnh hưởng đến sự phát triển dị ứng vẫn chưa được biết rõ, nhưng nó có thể liên quan đến việc làm suy giảm sự kích hoạt miễn dịch ở trẻ sơ sinh, sự kích hoạt này vốn cần thiết cho sự phát triển hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh”.

Tài liệu tham khảo

http://www.sciencedaily.com/releases/2013/07/130710182936.htm

Bài viết Dị ứng ở trẻ nhỏ có liên quan đến hàm lượng omega-3 và omega-6 trong máu cuống rốn được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Những tác nhân gây dị ứng khác https://thucphamcongdong.vn/nhung-tac-nhan-gay-di-ung-khac-2-b-4.html https://thucphamcongdong.vn/nhung-tac-nhan-gay-di-ung-khac-2-b-4.html#respond Wed, 28 Oct 2015 10:19:56 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=2407 Những tác nhân gây dị ứng khác

Mặc dù chỉ 8 loại thực phẩm (sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt cây, cá, động vật có vỏ, lúa mì và đậu nành) đã chiếm gần 90% nguyên nhân gây phản ứng dị ứng.

Bài viết Những tác nhân gây dị ứng khác được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Những tác nhân gây dị ứng khác

Những tác nhân gây dị ứng khác

Mặc dù chỉ 8 loại thực phẩm (sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt cây, cá, động vật không xương sống có vỏ, lúa mì và đậu nành) đã chiếm gần 90% nguyên nhân gây dị ứng do thực phẩm, một người vẫn có thể dị ứng với hầu như bất cứ loại thực phẩm nào, ví dụ như:

  • Ngô (bắp)
  • Gelatin
  • Thịt (bò, gà, cừu, heo)
  • Các loại hạt (vừng, hướng dương và phổ biến nhất trong nhóm này là anh túc)
  • Các loại gia vị (thì là, rau mùi/ngò, tỏi, cải cay/mù tạt…)

Những nguyên nhân gây dị ứng nặng thường gặp khác bao gồm:

  • Thuốc
  • Nhựa cao su
  • Côn trùng đốt

Phản ứng dị ứng với rau và trái cây tươi, ví dụ như táo, cà rốt, đào, mận, cà chua và chuối thường được chẩn đoán là hội chứng dị ứng đường miệng.

Dị ứng thực phẩm ít gặp

Dị ứng ngô

Dị ứng với ngô thường hiếm gặp và do vậy chỉ có một số ít ca bệnh được báo cáo trong tài liệu y khoa. Tuy  nhiên những báo cáo đã chỉ ra rằng các phản ứng dị ứng do ngô có thể rất nặng. Phản ứng có thể xảy ra đối với cả ngô tươi và ngô đã nấu. Những người dị ứng với ngô nên tìm các thông tin hướng dẫn riêng cho mình từ các chuyên gia về dị ứng.

Dị ứng thịt

Dị ứng với thịt như thịt bò, gà, cừu hay thịt heo cũng rất hiếm gặp. Một người bị dị ứng với một loại thịt không cần thiết phải kiêng cữ các loại thịt khác. Làm nóng hoặc nấu chín thịt có thể làm giảm tính gây dị ứng của thực phẩm.

Vậy liệu một người bị dị ứng với sữa có nên kiêng thịt bò hay không? Không có lời khuyên dành cho những người bị dị ứng sữa nên tránh ăn thịt bò, phần lớn trong số họ có thể sử dụng thịt bò an toàn. Tuy nhiên có một nghiên cứu chỉ ra rằng gần 8% trong số 62 trẻ bị dị ứng sữa được khảo sát cũng có phản ứng dị ứng với thịt bò. Nghiên cứu này cũng gợi ý rằng thịt bò được nấu kỹ có lẽ ít gây dị ứng với những người bị dị ứng sữa.

Tương tự, những người bị dị ứng với trứng cũng được khuyên không nên kiêng thịt gà và ngược lại.

Một vài người bị dị ứng với thịt động vật có vú sẽ xuất hiện những triệu chứng dị ứng sau 3-6 giờ ăn thịt bò, thịt heo hoặc thịt cừu. Loại dị ứng này được cho là do dị ứng với một loại đường trong thịt gọi là “alpha-gal”.

Dị ứng gelatin

Gelatin là một protein được hình thành khi da hoặc mô liên kết bị đun sôi. Mặc dù hiếm song những phản ứng dị ứng do gelatin cũng đã được biết đến.

Nhiều loại vaccine chứa gelatin từ da heo (“porcine gelatin”) như là chất ổn định. Dị ứng với gelatin là nguyên nhân thường gặp trong những trường hợp dị ứng vaccine. Những người đã từng có triệu chứng dị ứng sau khi ăn gelatin nên thảo luận với nhân viên y tế trước khi chích ngừa. Nếu đã từng dị ứng nặng với gelatin thì nên tránh những loại vaccine có chứa gelatin.

Dị ứng các loại hạt

Phản ứng dị ứng với các loại hạt có thể rất nghiêm trọng. Vừng, hạt hướng dương và hạt anh túc đã được biết rằng có thể gây sốc phản vệ.

Con số ước tính tỉ lệ mắc tình trạng dị ứng với hạt vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên trong một nghiên cứu công bố năm 2010, các nhà nghiên cứu tại trường Y khoa New York’s Mount Sinai kết luận rằng khoảng 0,1% dân số có thể bị dị ứng với vừng, dựa trên một khảo sát trên toàn nước Mỹ mà ban đầu tập trung vào dị ứng với đậu phộng và các loại hạt cây.

Các loại hạt thường được sử dụng trong sản xuất bánh mì và bánh ngọt, và các chiết xuất của vài loại hạt cũng được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc tóc.

Một vài loại dầu từ hạt được tinh chế, trong quá trình này protein được loại bỏ ra khỏi dầu. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại dầu từ hạt đều được tinh chế, vì vậy những người dị ứng với hạt nên cẩn thận khi ăn những thức ăn chế biến với dầu từ hạt.

Dị ứng gia vị

Dị ứng với các loại gia vị như rau mùi, tỏi và mù tạt thường hiếm và thường ở mức độ trung bình, tuy nhiên cũng có vài trường hợp dị ứng nặng với gia vị đã được báo cáo. Một vài gia vị có phản ứng chéo với ngải cứu và phấn cây bạch dương, vì vậy những bệnh nhân nhạy cảm với những tác nhân trong không khí này có nguy cơ cao sẽ dị ứng với gia vị.

Những tác nhân dị ứng thường gặp khác

Không may là thực phẩm không phải là tác nhân duy nhất có thể gây sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng rất nặng và có thể đe dọa tính mạng. Dưới đây chúng tôi đề cập đến những nguyên nhân thường gây dị ứng nặng bao gồm thuốc, mủ cao su và côn trùng đốt.

Thuốc

Sốc phản vệ với thuốc điển hình thường xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc, nhưng cũng có thể xảy ra sau vài giờ. Có khoảng 1% dân số (ở Mỹ) có nguy cơ dị ứng với thuốc.

Theo tài liệu từ Học viện về Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch của Mỹ, “Khả năng tiến triển phản ứng dị ứng có thể tăng nếu loại thuốc đó được dùng thường xuyên, bôi ngoài da hoặc qua đường tiêm hơn là qua đường uống. Khuynh hướng di truyền của hệ thống miễn dịch đối với khả năng bị dị ứng có thể cũng quan trọng. Tuy nhiên, trái với quan niệm dân gian thông thường, tiền sử gia đình có dị ứng với một loại thuốc nào đó không có nghĩa rằng bệnh nhân đó có nguy cơ cao dị ứng với cùng loại thuốc.”

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng 90% bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin sẽ có thể dung nạp được thuốc. Những bệnh nhân cần sử dụng penicillin sẽ trải qua một quy trình gây tê dưới sự giám sát của bác sĩ nhằm thay đổi phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với kháng sinh. Nếu bạn dị ứng với bất cứ loại thuốc kháng sinh nào, bạn sẽ dễ bị dị ứng với những loại thuốc khác hơn những người không bị dị ứng thuốc.

Nếu bạn có những dấu hiệu dị ứng sau khi dùng thuốc, hãy thông báo với bác sĩ của bạn. Nếu dấu hiệu nặng, hoặc  giống như sốc phản vệ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Mủ cao su (latex)

Dị ứng mủ cao su thường được chẩn đoán ở những người có tiếp xúc với mủ cao su thường xuyên, ví dụ như nhân viên chăm sóc y tế, người làm trong ngành công nghiệp cao su hay trẻ em bị dị tật nứt đốt sống và những bệnh lý bẩm sinh khác cần phẫu thuật nhiều.

Ước tính có khoảng 1% dân số Mỹ có dị ứng với mủ cao su, nhưng con số cao hơn nhiều – khoảng 10 đến 17% – ở nhóm người làm việc trong ngành nghề chăm sóc sức khỏe.

Vài người dị ứng với mủ cao su cũng sẽ có phản ứng với một vài thực phẩm có phản ứng chéo với mủ cao su, như chuối, kiwi, bơ, hạt dẻ Châu Âu và ít gặp hơn là khoai tây, cà chua, cherry, đào, mận và những trái cây khác. Phản ứng chéo này xảy ra giữa protein có trong mủ cao su (dạng mủ cao su hay nhựa) với protein trong các loại thực vật khác.

Côn trùng đốt

Người dân Mỹ thường hay bị các loài côn trùng như ong mật, ong nghệ, ong vàng, ong bắp cày, ong vẽ và kiến lửa đốt nhiều nhất. Những triệu chứng của phản ứng sốc phản vệ do côn trùng thường xảy ra ngay sau khi bị đốt vài phút.

Phản ứng do côn trùng đốt có thể thay đổi từ nhẹ và khu trú tại chỗ đến nặng và đe dọa tính mạng. Những phản ứng tại chỗ bao gồm sưng tấy một vùng rộng hơn vết đốt (ví dụ cả cánh tay có thể bị sưng lên sau khi bị đốt ở bàn tay). Phản ứng này có thể bao gồm ói và sốt nhẹ. Vết côn trùng đốt gây ra khoảng 50 ca tử vong mỗi năm tại Mỹ.

Trong một vài trường hợp, dị ứng do côn trùng đốt có thể được điều trị với liệu pháp miễn dịch, một quy trình mà trong đó bác sĩ sẽ sử dụng nọc độc với liều tăng dần trong một thời gian để kích thích hệ miễn dịch của người bệnh.

Để giảm thiểu nguy cơ bị côn trùng đốt, tránh mặc quần áo màu sáng, có mùi thơm, nước hoa và tất nhiên tránh đi chân không, luôn cảnh giác khi nấu ăn ngoài trời, tránh những khu vực nhiều côn trùng và luôn có sẵn thuốc diệt côn trùng trong tay khi làm việc ngoài trời.

Tài liệu tham khảo

http://www.foodallergy.org/allergens/other-allergens

Bài viết Những tác nhân gây dị ứng khác được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/nhung-tac-nhan-gay-di-ung-khac-2-b-4.html/feed 0
Nhãn Kosher ở Mỹ và dị ứng thực phẩm https://thucphamcongdong.vn/nhan-kosher-o-my-va-di-ung-thuc-pham-2-b-27.html https://thucphamcongdong.vn/nhan-kosher-o-my-va-di-ung-thuc-pham-2-b-27.html#respond Mon, 26 Oct 2015 16:26:52 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=2452 Nhãn kosher ở Mỹ và dị ứng thực phẩm

Ghi nhãn kosher nhằm mục đích giúp những người theo tín ngưỡng Do Thái tuân thủ theo chế độ ăn kiêng kosher chứ không phải dành mục đích cho người bị dị ứng thực phẩm.

Bài viết Nhãn Kosher ở Mỹ và dị ứng thực phẩm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Nhãn kosher ở Mỹ và dị ứng thực phẩm

Nhãn Kosher dùng để đánh dấu những sản phẩm thực phẩm tuân thủ theo luật Do Thái giúp người Do Thái phân biệt thành phần sản phẩm và tuân thủ luật ăn kiêng của họ. Lưu ý là nhãn sản phẩm này không phải dành cho người dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, bài viết sau đây (được viết bởi Rabbi Yitzchok Lerman, một người Do Thái) phân tích những điểm trong nhãn Kosher giúp người dị ứng chọn lựa thực phẩm thích hợp cho họ (bao gồm dị ứng sữa, thịt, cá và động vật có vỏ).

Lần đầu tiên chúng tôi phát hiện con gái của chúng tôi bị dị ứng với sữa là khi cháu được sáu tuần tuổi. Vợ tôi đã quay trở lại với công việc nên chúng tôi đã trộn một ít sữa công thức được nhận từ bệnh viện vào sữa mẹ. Trong vòng nửa giờ, con gái của chúng tôi bị phát ban khắp ngực.

Bốn năm sau đó, hai con gái của chúng tôi bị dị ứng tổng cộng với sáu loại thực phẩm: trứng, sữa, đậu phộng, hạt cây, cá và mè.

Dị ứng thực phẩm là điều khó khăn lớn đối với người Do Thái, bởi vì hầu hết nền văn hóa và tín ngưỡng của chúng tôi được xây dựng xung quanh thực phẩm. Chúng tôi có các bữa ăn lớn với gia đình và bạn bè vào ngày thứ bảy (Shabbat), ngày lễ và ở hầu hết các buổi lễ đặc biệt đều có thức ăn phục vụ. Gần đây chúng tôi dự một buổi lễ đặt tên cho em bé, buổi lễ có một lượng lớn bánh ngọt có chứa sữa và các loại hạt khác nhau. Tất nhiên con tôi muốn ăn, hơn nữa mang theo bánh ngọt riêng chuẩn bị từ nhà không phải lúc nào cũng dễ dàng, bánh ngọt chế biến sẵn tại nhà lại khó có thể ngon và được ưa thích bằng các loại bánh ngọt được phục vụ tại buổi lễ.

Trước khi chúng tôi đi đến một sự kiện, chúng tôi ngồi xuống với con gái lớn của chúng tôi (cháu được ba tuổi) và nói với cháu rằng trước khi cháu ăn bất cứ thứ gì thì nên hỏi chúng tôi trước, bởi vì các loại hạt và sữa sẽ gây cho cháu khó chịu và bị tiêu chảy. Chúng tôi luôn cẩn trọng, tôi và vợ tôi mỗi người luôn để mắt trông chừng đến một đứa. Tôi chắc rằng nhiều bạn đã từng trải nghiệm và có thể tưởng tượng, có một chút khó khăn để giao tiếp với bạn bè và tận hưởng buổi lễ khi phải luôn trông chừng bọn trẻ.

Chúng tôi LUÔN LUÔN mang theo bộ tiêm tự động epinephrine và thuốc kháng histamin bên người, vì ngay cả những tương tác chéo nhỏ nhất cũng có thể gây ra dị ứng (như chúng tôi đã không may từng gặp phải).

Là người Do Thái chính thống chúng tôi giữ một chế độ ăn uống đặc biệt gọi là “Kosher.” Tôi và vợ tôi rất ngạc nhiên khi nhận ra rằng chế độ ăn kiêng của chúng tôi thực sự giúp giữ con gái của chúng tôi an toàn. Nhưng bạn không cần phải là người Do Thái để tận hưởng những lợi ích này, chỉ cần biết cách vận dụng khái niệm Kosher là bạn có thể thay đổi cách mà bạn mua thực phẩm.

Nhãn kosher ở Mỹ và dị ứng thực phẩm

Tổ chức Nghiên cứu và Giáo dục về Dị ứng thực phẩm FARE (Food Allergy Research and Education) đã tham kho ý kiến ​​vi Hi đng Kosher quc tế và biên son mt s li khuyên cho vic làm thế nào đ gii mã nhãn Kosher:

Nhãn Kosher có thể là một chỉ dẫn đầu tiên để nhận định một loại thực phẩm có chứa chất gây dị ứng cho bạn hay không, điều quan trọng cần lưu ý là các quy định Kosher khác với các quy định ghi nhãn thực thi bởi FDA và USDA. Theo các tiêu chuẩn Kosher, nếu một sản phẩm chứa ít hơn 1/60 của thành phần không phải Kosher, nó vẫn đủ điều kiện để dán nhãn Kosher. Ghi nhãn Kosher nhằm mục đích giúp những người theo tín ngưỡng Do Thái tuân thủ theo chế độ ăn kiêng Kosher chứ không phải dành mục đích cho người bị dị ứng thực phẩm. Vì vậy, mặc dù các sản phẩm Kosher phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, bạn cũng nên đọc kỹ tất cả các nhãn và gọi điện cho các nhà sản xuất để đặt câu hỏi nếu bạn không chắc chắn liệu một sản phẩm là an toàn cho bạn hay không.

Trong đầu những năm 1920, Liên minh Chính thống của giáo đoàn Do Thái ở Mỹ thành lập một tổ chức nhằm giám sát các sản phẩm để đảm bảo rằng chúng là Kosher và tổ chức này hiện đang là cơ quan cấp chứng nhận lớn nhất cho các sản phẩm Kosher. Có bao giờ bạn thắc mắc về ký hiệu “U” trong hình tròn được in trên các sản phẩm của bạn có ý nghĩa gì chưa? Nó là biểu tượng Kosher đầu tiên của tổ chức.

Có hàng trăm các tổ chức và biểu tượng chứng nhận Kosher, phần lớn là đáng tin cậy và hoạt động trên cùng một tiêu chuẩn. Các tổ chức này có quyền truy cập vào danh sách tất cả các thành phần được sử dụng để đảm bảo rằng chúng là Kosher. Sau đó, trong suốt cả năm, hàng ngàn giám sát viên được cử đi kiểm tra không báo trước tại nhiều công ty và các nhà máy trên thế giới để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn Kosher được thực hiện.

Một trong những điều luật của Kosher là không được ăn sữa và các sản phẩm thịt với nhau. Chúng không thể được sản xuất chung, nấu chung, phục vụ chung hoặc ăn cùng nhau. Biểu tượng Kosher được thiết kế để giúp người tiêu dùng tìm thấy những sản phẩm tuân theo quy tắc Kosher và có thể hữu ích cho bạn nếu bạn bị dị ứng với sữa hoặc thịt.

Nguyên tắc áp dụng với các biểu tượng Kosher như sau:

  • Nếu chỉ có một chữ “U” bên trong một vòng tròn (viết tắt như là “OU”) thì sản phẩm đó đáp ứng tiêu chuẩn Kosher và được coi như không chứa sữa và không chứa thịt. Theo các tiêu chuẩn Kosher, sản phẩm của bạn phải có một thời gian chờ là 24 giờ cũng như tuân thủ các quy trình vệ sinh nhất định trước khi có thể được chứng nhận là sản phẩm không chứa sữa và không chứa thịt để nhận được chứng nhận này. Trong ngôn ngữ Kosher, các sản phẩm có nhãn “OU” được gọi là “Pareve” hay “Parve”, tiếng Đức cổ của người Do Thái có nghĩa là “trung tính“.
  • Một lưu ý quan trọng về nhãn “OU” là đối với các thiết bị coi là “nhiễm” sữa hoặc thịt, sản phẩm cần được đun nóng đến một nhiệt độ nhất định. Điều này có thể cho phép các sản phẩm vẫn được dán nhãn “OU” ngay cả khi chúng đã được sản xuất trên thiết bị mà trước đây được sử dụng cho nguyên liệu sữa hoặc thịt, nếu chúng được sản xuất ở nhiệt độ lạnh. Ví dụ, nếu sô cô la nóng có chứa sữa đã được đổ vào một khuôn nhưng đã chưa được đun nóng đến nhiệt độ đủ cao, sau đó một sản phẩm sô cô la không có sữa được sử dụng trong cùng khuôn trên thì vẫn được dán nhãn “OU”. Vì lý do này, phải luôn luôn kiểm tra các nhãn khuyến cáo và gọi điện cho các nhà sản xuất nếu có thắc mắc.
  • Nếu sản phẩm có dán nhãn “OUD”, nhãn đó có nghĩa là nó có chứa thành phần sữa hoặc được sản xuất trên thiết bị đã tiếp xúc với sữa và nó cũng là Kosher. Cách phân loại này có thể gây nhầm lẫn, vì biểu tượng này có thể được tìm thấy trên các sản phẩm được cho rằng không chứa sữa. Ví dụ, sữa đậu nành có thể được xử lý trên cùng một dây chuyền với một sản phẩm có chứa sữa sau khi các dây chuyền được làm sạch hoàn toàn. Mặc dù sữa đậu nành có thể xem là an toàn cho những người bị dị ứng với sữa, trừ phi nhà sản xuất phải chờ 24 giờ trước khi sản xuất sữa đậu nành, nếu không họ không thể sử dụng các biểu tượng “OU” và phải thay bằng “OUD”.
  • Các biểu tượng “OUM” có nghĩa là nó có chứa các thành phần thịt hoặc được xử lý chung thiết bị với thịt, nhưng nó cũng là Kosher. Mặc dù bị dị ứng với thịt là rất hiếm, biểu tượng này có thể giúp đỡ những người bị dị ứng thịt xác định được sản phẩm để tránh.
  • Đối với những người bị dị ứng với cá, biểu tượng “OUF” chỉ ra rằng các sản phẩm có thành phần cá. Tuy nhiên, chỉ vì sản phẩm được dán nhãn “OU” không có nghĩa là nó hoàn toàn không chứa cá. Như đã đề cập ở trên, miễn là các sản phẩm chứa ít hơn 1/60 thành phần cá, nó có thể được dán nhãn là “OU”.
  • Đối với những người bị dị ứng với động vật có vỏ, sản phẩm Kosher không chứa bất kỳ động vật có vỏ nào. Vì vậy, bất kỳ sản phẩm nào có nhãn Kosher trên đó gần như có thể xem là an toàn.

Bây giờ chúng ta đã hiểu rõ hơn về nhãn Kosher, vậy từ đâu chúng ta bị dị ứng thực phẩm? Vâng, hãy nghĩ theo hướng này; nếu một sản phẩm là thịt Kosher, hoặc nếu bạn bước vào một nhà hàng thịt Kosher, bạn có thể khá tự tin rằng các sản phẩm sẽ không chứa sữa. Nếu một “bữa ăn Kosher” được cung cấp, hầu như nó sẽ không có chứa tí nào của sữa và ngược lại. Tuy nhiên, bạn nên luôn cẩn thận kiểm tra với nhà hàng hoặc nhà sản xuất để đảm bảo rằng bữa ăn của bạn hoặc một sản phẩm bạn đang tiêu thụ là không chứa sữa.

Ngày nay, một phần ba đến một nửa của các loại thực phẩm bày bán trong các siêu thị điển hình của Mỹ là Kosher. Tôi chắc rằng nếu bạn nhìn vào kho thức ăn của bạn, bạn sẽ thấy rằng ít nhất 60% sản phẩm ở nhà được chứng nhận Kosher. Vì vậy, lần tới khi bạn đi mua sắm hoặc đi du lịch, hãy để ý những biểu tượng Kosher để giúp bạn nhanh chóng xác định sản phẩm có thể an toàn cho bạn và gia đình.

Rabbi Yitzchok Lerman là mt giáo sĩ Do Thái, hin đang ging dy ti trường Trung hc YTTL Queens, bang New York. Rabbi Lerman sng Brooklyn cùng vi v Bina và hai cô con gái. Thông tin này đã được xut bn dưới s tư vn ca Hi đng Kosher quc tế.

Tài liệu tham khảo

http://blog.foodallergy.org/2014/03/26/kosher-labeling-and-food-allergies/

Bài viết Nhãn Kosher ở Mỹ và dị ứng thực phẩm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/nhan-kosher-o-my-va-di-ung-thuc-pham-2-b-27.html/feed 0
Giải đáp các câu hỏi thường gặp về FALCPA https://thucphamcongdong.vn/giai-dap-cac-cau-hoi-thuong-gap-ve-falcpa-2-b-26.html https://thucphamcongdong.vn/giai-dap-cac-cau-hoi-thuong-gap-ve-falcpa-2-b-26.html#respond Mon, 26 Oct 2015 15:58:38 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=2435 FALCPA Luật Ghi nhãn Thực phẩm Dị ứng và Bảo vệ Người tiêu dùng của Mỹ

Luật Ghi nhãn Thực phẩm Dị ứng và Bảo vệ Người tiêu dùng của Mỹ (FALCPA) năm 2004 đã được thông qua. FALCPA quy định việc khai báo chất gây dị ứng phải được viết bằng tiếng Anh.

Bài viết Giải đáp các câu hỏi thường gặp về FALCPA được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
FALCPA Luật Ghi nhãn Thực phẩm Dị ứng và Bảo vệ Người tiêu dùng của Mỹ

Tác giả: Martin Hahn, Esq. và Meg McKnight, Esq.

Martin Hahn và Meg McKnight là hai chuyên gia về luật thực phẩm tại Công ty luật Hogan & Hartson, L.L.P, Washington, DC.

Luật Ghi nhãn Thực phẩm Dị ứng và Bảo vệ Người tiêu dùng của Mỹ (FALCPA) năm 2004 đã được thông qua nhằm đảm bảo rằng các cá nhân, đặc biệt là phụ huynh của các trẻ em bị dị ứng thực phẩm và những người cung cấp thực phẩm cho những trẻ em này, có thể xác định dễ dàng và chính xác thành phần thực phẩm mà có thể gây ra phản ứng dị ứng. FALCPA quy định việc khai báo chất gây dị ứng phải được viết bằng tiếng Anh. Dưới đây là giải đáp cho các câu hỏi thường gặp (FAQ) về FALCPA, thông tin thêm về FAQ có thể được tìm đọc trên trang FDA (tiếng Anh).

FALCPA Luật Ghi nhãn Thực phẩm Dị ứng và Bảo vệ Người tiêu dùng của Mỹ

  1. Những điều chỉnh trong việc ghi nhãn (sản phẩm) sau khi luật FALCPA được thông qua?

FALCPA yêu cầu chất gây dị ứng có trong các sản phẩm thực phẩm phải được khai báo bằng tiếng Anh rõ ràng theo một trong hai cách:

  • Ghi chữ “có chứa”, mà theo sau là tên của nguồn thực phẩm phát sinh chủ yếu các chất gây dị ứng, ngay sau hoặc liền kề với danh sách thành phần, với kích thước chữ không nhỏ hơn so với cỡ chữ của mục danh sách các thành phần (ví dụ, “có chứa sữa và lúa mì”)
  • Liệt kê tên thông dụng hay phổ biển của các chất gây dị ứng trong danh sách các thành phần, theo sau là tên của nguồn thực phẩm phát sinh các chất gây dị ứng được đặt trong ngoặc đơn vuông (ví dụ, “hương liệu tự nhiên [trứng, đậu nành]”).

Tên của chất gây dị ứng chỉ cần xuất hiện một lần trong khai báo thành phần. Ví dụ, một sản phẩm có chứa cả sữa và một thành phần có nguồn gốc từ sữa, như huyết thanh sữa (whey), nên được đặt tên như sau: “sữa, đạm natri casein, huyết thanh sữa” hoặc “hương liệu tự nhiên (sữa), đạm natri casein, huyết thanh sữa.”

Trong trường hợp các loại hạt và hải sản, luật yêu cầu khai báo các loại cụ thể của hạt (ví dụ, quả óc chó, hạnh nhân, hạt điều), cá (ví dụ, cá tuyết, cá ngừ), hay của động vật có vỏ (tôm, tôm hùm).

  1. Thời điểm Luật có hiệu lực?

Luật có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.

  1. Luật có qui định hình phạt cụ thể đối với các trường hợp không tuân thủ?

Có. Một công ty sẽ bị xử phạt dân sự hoặc hình sự theo Luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm liên bang nếu một trong các sản phẩm thực phẩm đóng gói của công ty không tuân thủ các yêu cầu về ghi nhãn của FALCPA. Ngoài ra, các sản phẩm thực phẩm có chứa chất gây dị ứng không được khai báo có thể sẽ bị thu hồi.

  1. Tại sao Luật này chỉ áp dụng cho một số chất gây dị ứng nhất định?

Đã có hơn 160 loại thực phẩm được xác định trong các tài liệu khoa học có thể gây dị ứng thực phẩm. Khi soạn thảo cách dùng các thuật ngữ trong FALCPA, Quốc hội đã giới hạn việc yêu cầu ghi nhãn đối với 8 “chất gây dị ứng thực phẩm chính”, tương ứng với 90% các bệnh dị ứng thực phẩm ở Hoa Kỳ. Tám loại thực phẩm hay nhóm thực phẩm này gồm sữa, trứng, cá (ví dụ như cá vược, cá bơn, cá tuyết), động vật giáp xác có vỏ (ví dụ như cua, tôm hùm, tôm), hạt cây (ví dụ như hạnh nhân, quả hồ đào, quả óc chó), lúa mì, hạt đậu phộng và hạt đậu nành hoặc một thành phần có chứa một loại đạm có nguồn gốc từ một trong những thực phẩm này.

Trong khi các chất gây dị ứng khác không phải tuân thủ các yêu cầu ghi nhãn của FALCPA, 8 chất gây dị ứng này và các thành phần có nguồn gốc chủ yếu từ 8 chất này phải được khai báo trong báo cáo thành phần nguyên liệu. Điều quan trọng là bạn cần đọc kỹ toàn bộ các thành phần của sản phẩm, bởi nếu bạn bị dị ứng với một chất không thuộc nhóm 8 chất ở trên (như hạt mè hoặc hạt thuốc phiện) thì chất đó không bắt buộc phải liệt kê trong mục “có chứa” xuất hiện trên một số bao bì sản phẩm.

  1. Nếu một nhà sản xuất lựa chọn mục khai báo “có chứa”, tôi có thể cho rằng mục đó chứa tất cả các chất gây dị ứng và chỉ cần để ý tới mục “có chứa” này?

FALCPA yêu cầu các công ty phải sử dụng một trong hai (không phải cả hai) cách, hoặc khai báo “Có chứa” hoặc liệt kê tên tiếng Anh thông dụng (của nguồn thực phẩm gây dị ứng) trong báo cáo thành phần. Bất kể các công ty chọn cách nào, thì đều phải liệt kê tất cả 8 chất gây dị ứng có trong thực phẩm cụ thể. Chúng tôi khuyến cáo những cá nhân bị dị ứng thực phẩm và những người chăm sóc họ xem lại cả hai mục “khai báo thành phần” và “có chứa”.

  1. Làm thế nào tôi có thể biết một sản phẩm đạt các tiêu chuẩn của FALCPA hay không?

Trong giai đoạn chuyển tiếp này, không có cách nào để xác định xem liệu các thực phẩm được dán nhãn theo FALCPA hay không. Bạn có thể trực tiếp liên hệ với một nhà sản xuất để có được thông tin cụ thể về một sản phẩm cụ thể.

  1. FALCPA có áp dụng đối với các công ty địa phương sản xuất các nhãn hàng nội bang?

Luật này áp dụng cho tất cả các sản phẩm thực phẩm theo quy định của FDA và được yêu cầu phải có khai báo thành phần. Trong khi FDA về mặt kỹ thuật chỉ có thẩm quyền đối với các sản phẩm được đưa vào thương mại liên bang, rất khó để hình dung một sản phẩm được sản xuất nội bang sẽ không thuộc quyền tài phán của FDA. Mặc dù có giải thích rộng rãi của FDA về “thương mại liên bang”, có thể các loại thực phẩm sản xuất địa phương không phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về ghi nhãn của FDA, bao gồm FALCPA. Bạn nên đọc kỹ mục khai báo thành phần của tất cả các loại thực phẩm và liên hệ với nhà sản xuất nếu có thắc mắc.

  1. Nếu một sản phẩm mà người bị dị ứng đã sử dụng trong nhiều năm nhưng nay (với các luật dán nhãn mới) được cho là một chất gây dị ứng, bạn chỉ đơn giản dừng cung cấp sản phẩm này cho họ?

Chỉ có bạn và bác sĩ của bạn mới có thể xác định xem bạn nên ăn thực phẩm nào. Tuy nhiên, bạn không nên giả định rằng bạn có thể tiếp tục ăn một món ăn đơn giản chỉ vì nó vẫn an toàn với bạn từ trước tới nay. Công thức tạo sản phẩm thực phẩm có thể đã thay đổi, các nhà sản xuất có thể đã nhận được thông tin mới chỉ ra rằng một chất gây dị ứng chính hiện nay có thể có mặt trong thực phẩm, hoặc các nhà sản xuất có thể khai báo thêm các chất gây dị ứng chính vì FALCPA không có ngoại lệ đối với một chất gây dị ứng chính với hàm lượng nhỏ được cho là không quan trọng. Đúng là không thể phân biệt được trường hợp nào với trường hợp nào. Cách an toàn nhất là tránh tất cả các loại thực phẩm nào có khai báo chứa chất dị ứng chính.

  1. Với cách ghi nhãn thực phẩm mới, làm thế nào để chúng ta biết liệu một chất gây dị ứng đã tồn tại và đã được an toàn, hoặc nếu nó là một thành phần bổ sung mới?

Như đã giải thích ở trên, không có cách nào để biết được thông tin này ngoài việc liên hệ trực tiếp tới các nhà sản xuất.

  1. Chất lecithin đậu nành an toàn với con tôi. Gần đây tôi nhìn thấy một số nhãn liệt kê đậu nành trong bản khai báo các chất gây dị ứng, nhưng lecithin đậu nành là thành phần đậu nành duy nhất trong danh sách của tất cả các thành phần. Tôi có thể hiểu rằng lecithin đậu nành là nguồn gốc của dị ứng, hoặc có thể sản phẩm còn có một thành phần khác của đậu nành không an toàn?

Bạn không thể cho rằng lecithin đậu nành là thành phần đậu nành duy nhất có trong sản phẩm. FALCPA không yêu cầu mỗi thành phần có nguồn gốc từ một chất gây dị ứng chính phải được định rõ bằng một cái tên tiếng Anh thông dụng mà chỉ cần tên tiếng Anh của chất gây dị ứng đó xuất hiện một lần. Trong trường hợp cụ thể trên, thực phẩm đó có thể chỉ chứa lecithin đậu nành là thành phần đậu nành duy nhất hoặc cũng có thể chứa cả một thành phần khác có nguồn gốc từ đậu nành.

  1. Liệu các sản phẩm sản xuất sau tháng 01 năm 2006 sẽ phải ghi nhãn nếu sản phẩm đó được thực hiện trên cùng một dây chuyền như đậu phộng hay các chất gây dị ứng khác, hay loại bỏ sự cần thiết với khai báo “có thể chứa”?

Không. FALCPA không thiết lập các tiêu chuẩn cho khai báo “có thể chứa”, các cách khai báo ghi nhãn khuyến cáo khác, hay giải quyết việc sử dụng chung dây chuyền. Tuy nhiên FALCPA hiện đã yêu cầu FDA trình ra Quốc hội về vấn đề này.

  1. FALCPA sẽ ngăn chặn sự khác biệt giữa danh sách các thành phần và các biểu tượng đạt tiêu chuẩn Kosher? Tôi đã có một hộp bánh quy với một biểu tượng Kosher “D”, nhưng khi tôi gọi cho nhà sản xuất thì họ nói với tôi là không có sữa trong sản phẩm. Tôi nên tin vào cái gì?

Cách ghi nhãn Kosher không thể được sử dụng như một hướng dẫn để xác định liệu một sản phẩm nào đó có chứa sữa hay không.

  1. FALCPA sẽ áp dụng đối với thực phẩm nhập khẩu?

FALCPA áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm đóng gói (trừ thịt, thịt gia cầm và một số sản phẩm nhất định từ trứng) được bán tại Hoa Kỳ, cho dù chúng được sản xuất tại Hoa Kỳ hay ở nước ngoài và nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

  1. Liệu FALCPA sẽ áp dụng đối với thịt hoặc các đồ uống có cồn?

Không. FALCPA không áp dụng cho việc ghi nhãn sản phẩm được quy định bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), chẳng hạn như thịt và sản phẩm gia cầm, hay các sản phẩm được quy định bởi Cục Thương mại và Thuế Rượu – Thuốc lá (ATTB), chẳng hạn như rượu chưng cất, rượu vang và bia. USDA và ATTB đã chỉ ra sự cần thiết trong việc sửa đổi các quy định của mình để phù hợp với các yêu cầu về ghi nhãn của FALCPA. Cho đến bây giờ, thịt và các sản phẩm gia cầm và đồ uống có cồn sẽ không phải tuân thủ các yêu cầu ghi nhãn chất gây dị ứng vào ngày 01 tháng 01 năm 2006.

  1. Sử dụng thuật ngữ “không chứa sữa” (dairy-free) theo FALCPA như thế nào?

FDA có quy định cho việc sử dụng thuật ngữ “không phải sữa” (non-dairy) nhưng lại không có quy định cụ thể cho thuật ngữ “không chứa sữa” (dairy-free). FALCPA không thay đổi các yêu cầu đối với việc sử dụng thuật ngữ “không phải sữa” và thuật ngữ này sẽ tiếp tục xuất hiện trên các sản phẩm có chứa các đạm casein làm nguyên liệu. Các loại đạm casein phải được liệt kê trong khi báo thành phần và được đặt trong ngoặc đơn tròn như “(một chất dẫn xuất từ sữa)”. Tìm hiểu thêm về thuật ngữ “không phải sữa” và “không chứa sữa” tại đây.

  1. Tôi nghe nói sẽ có một quá trình yêu cầu, theo đó, nếu một công ty có thể chứng minh rằng lượng chất gây dị ứng không đủ để tạo ra phản ứng dị ứng thì thành phần này không phải liệt kê trên nhãn.

Luật quy định ba cách để có thể được miễn ghi nhãn một chất gây dị ứng thực phẩm chính:

  • Thứ nhất là, miễn cho tất cả các loại dầu tinh chế cao cấp.
  • Thứ hai là, một thông báo tiền thị trường (trước khi cung cấp ra thị trường) có thể được nộp khi (i) chứng cứ khoa học cho thấy rằng các thành phần thực phẩm không chứa chất đạm gây dị ứng hoặc (ii) FDA đã xác định thông qua quá trình thẩm định phụ gia thực phẩm rằng thành phần đó không gây ra một phản ứng dị ứng có nguy cơ đối với sức khỏe con người.
  • Thứ ba là, một thỉnh cầu có thể nộp lên yêu cầu miễn trừ cho một thành phần có nguồn gốc từ một chất gây dị ứng thực phẩm chính, chứng minh rằng thành phần này không gây ra một phản ứng dị ứng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
  1. Tại sao một công ty sẽ không muốn ghi nhãn một chất gây dị ứng phổ biến?

Mục đích chính của luật này là cung cấp cho các cá nhân bị dị ứng thực phẩm các thông tin dễ hiểu và chính xác về thành phần của các sản phẩm thực phẩm, nhờ đó họ có thể chọn cho mình những loại thực phẩm không gây ra rủi ro từ các phản ứng dị ứng.

Có những thành phần có nguồn gốc từ chất gây dị ứng chính có thể chứa hàm lượng rất nhỏ các chất đạm gây dị ứng. Khi các chất đạm gây dị ứng ở mức thấp này, người ta tin rằng những người bị dị ứng thực phẩm có thể ăn một cách an toàn thực phẩm đó. Ví dụ, có những nghiên cứu lâm sàng chứng minh rằng những người bị dị ứng thực phẩm có thể dùng các loại dầu tinh chế cao cấp một cách an toàn, dù những loại dầu này có thể chứa một lượng rất nhỏ chất đạm. Quốc hội đã miễn yêu cầu ghi nhãn chất gây dị ứng đối với các loại dầu tinh chế cao cấp này.

Trong trường hợp không được miễn trừ, có thể có một sự gia tăng đáng kể trong việc ghi nhãn chất gây dị ứng. Lạc, đậu nành và lúa mì có thể được khai báo trên nhiều sản phẩm có chứa bột ngũ cốc bởi vì quá trình tiếp xúc chéo diễn ra ở các trang trại. Cũng có thể có một sự gia tăng đáng kể số lượng các bao bì ghi nhãn “đậu nành” từ lecithin đậu nành. Lecithin đậu nành được sử dụng trong các ngành công nghiệp bánh nướng vì nó ngăn các sản phẩm bánh nướng không dính vào chảo, băng chuyền và các bề mặt tiếp xúc thực phẩm khác.

Một công ty có thể muốn tránh ghi nhãn đối với một chất gây dị ứng được sử dụng ở hàm lượng rất thấp bởi vì nó sẽ hạn chế một cách không cần thiết chế độ ăn uống vốn đã rất nghiêm ngặt của người bị dị ứng thực phẩm.

Tài liệu tham khảo

http://www.foodallergy.org/falcpa-faq

Bài viết Giải đáp các câu hỏi thường gặp về FALCPA được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/giai-dap-cac-cau-hoi-thuong-gap-ve-falcpa-2-b-26.html/feed 0
Trước khi bạn đi ăn tiệm https://thucphamcongdong.vn/truoc-khi-ban-di-an-tiem-2-b-29.html https://thucphamcongdong.vn/truoc-khi-ban-di-an-tiem-2-b-29.html#respond Sat, 10 Oct 2015 03:11:26 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=1992 Trước khi đi ăn ngoài

Khi bạn có dị ứng với thực phẩm nhưng muốn đi ăn bên ngoài, lập kế hoạch trước là rất quan trọng. Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn có một bữa ăn hoàn hảo.

Bài viết Trước khi bạn đi ăn tiệm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Trước khi đi ăn ngoài

Khi bạn có dị ứng với thực phẩm nhưng muốn đi ăn bên ngoài, lập kế hoạch trước là rất quan trọng. Làm theo những mẹo dưới đây, bạn sẽ biết cần phải làm gì trước khi ra ngoài để thưởng thức một bữa ăn hoàn hảo hơn.

Lựa chọn nhà hàng

  • Hỏi xung quanh: Bác sĩ chuyên khoa dị ứng hoặc là những người, những gia đình có kinh nghiệm về dị ứng thực phẩm có thể cho bạn lời khuyên. Để biết một nhà hàng cụ thể nào đó có là lựa chọn tốt hay không, lên website hoặc xem trước thực đơn. FARE có sẵn cơ sở dữ liệu của nhà hàng mới  trên safefare.org (ở Hoa Kỳ).
  • Chọn một nhà hàng phù hợp nhất cho bạn. Tránh các chọn lựa rủi ro, bao gồm:
    • Buffet: với nhiều loại thức ăn để quá gần nhau, rủi ro do sự tiếp xúc ngẫu nhiên và tương tác chéo cao.
    • Tiệm bánh: đây là nơi có rủi ro do tương tác chéo cao, vì nhiều loại được làm từ một số trong số 8 loại dị nguyên hàng đầu và nhiều loại thì không được đóng gói.
    • Nhà hàng với những món được chế biến sẵn: các nhân viên có thể không có một danh sách chính xác về các thành phần trong một món trước khi chế biến. Vì những chiếc đĩa không được chuẩn bị từ đầu, bạn không thể yêu cầu đầu bếp loại bỏ các thành phần có vấn đề từ một món mà nó sẽ không an toàn để ăn theo cách này hay cách khác.
    • Nhà hàng được biết là sử dụng dị nguyên trong nhiều món. Ví dụ như, đậu phộng và các loại đậu khác thường được dùng nhiều trong ẩm thực Châu Á. Trong các quán kem, việc dùng chung muỗng làm gia tăng rủi ro tương tác chéo. Nếu bạn bị dị ứng với cá hoặc tôm cua, cần tránh xa các nhà hàng hải sản.
  • Xem xét các chuỗi nhà hàng, đặc biệt là khi đi du lịch. Mỗi nhà hàng có thể dùng thành phần và cách chuẩn bị thức ăn giống nhau,và làm tăng số lượng nhận biết dị ứng.
  • Nếu như bạn có kế hoạch tham dự một sự kiện ẩm thực mà thức ăn sẽ được chuẩn bị trước, bạn nên hỏi xem có thể cung cấp một lựa chọn không dị ứng hay không.

Chuẩn bị cho việc đi ăn bên ngoài

  • Gọi trước và hỏi người quản lí: Đầu bếp Joel Schaefer đã đưa một số mẹo và mẫu câu hỏi để gọi nhà hàng (tham khảo Cách đặt món tại nhà hàng khi bạn bị dị ứng).
  • Chọn đúng thời điểm: Chọn một ngày và thời gian khi nhà bếp của nhà hàng không quá bận. Thời gian tốt nhất cho bữa ăn ở một nhà hàng bất kì là một giờ đầu tiên khi nhà hàng bắt đầu phục vụ. Nhân viên nhanh nhẹn và chú ý hơn, và nhà bếp cũng sạch sẽ hơn nhiều. Nếu có thể bạn nên lập kế hoạch đi ăn sớm.
  • Mang theo thẻ đầu bếp: Thẻ này có kích cỡ bỏ vừa ví của bạn, liệt kê danh sách những món ăn mà bạn dị ứng và điều kiện nấu những món ăn của bạn phải sạch và an toàn để tránh tương tác chéo (tham khảo Ngăn ngừa tương tác chéo).
  • Chuẩn bị sẵn: Dù bạn cẩn thận lên kế hoạch hay bạn cảm thấy an toàn tại một nhà hàng nào đó, đừng bao giờ rời khỏi nhà mà không đem theo dụng cụ tiêm tự động epinephrine và thuốc bổ sung, và phải chắc rằng bạn có mang theo thẻ y khoa (ví dụ gắn trên vòng tay hay trang sức khác).

Tài liệu tham khảo:

 http://www.foodallergy.org/managing-food-allergies-at/dining-out/before-you-go

Bài viết Trước khi bạn đi ăn tiệm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/truoc-khi-ban-di-an-tiem-2-b-29.html/feed 0
Những mẹo để tránh dị ứng thực phẩm https://thucphamcongdong.vn/nhung-meo-de-tranh-di-ung-thuc-pham-2-b-25.html https://thucphamcongdong.vn/nhung-meo-de-tranh-di-ung-thuc-pham-2-b-25.html#respond Mon, 05 Oct 2015 11:33:52 +0000 http://thucphamcongdong.vn/?p=1746 Mẹo tránh dị ứng thực phẩm

Luật pháp Hoa Kỳ qui định tất cả những sản phẩm thực phẩm chịu sự kiểm soát của Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì nếu thành phần có “chất gây dị ứng...

Bài viết Những mẹo để tránh dị ứng thực phẩm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
Mẹo tránh dị ứng thực phẩm

Luật pháp Hoa Kỳ qui định tất cả những sản phẩm thực phẩm chịu sự kiểm soát của Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì nếu thành phần có “chất gây dị ứng thực phẩm chính” (sữa, lúa mì, trứng, đậu phộng, các loại hạt, cá, động vật có vỏ và đậu nành) thì phải ghi thông tin về chất đó trên sản phẩm. Đối với các loại hạt cây, cá và động vật giáp xác thì thông tin cụ thể về loại hạt và cá phải được liệt kê.

Cần đọc kỹ tất cả thông tin trên nhãn mác trước khi mua và sử dụng bất kì sản phẩm nào.

Hãy cẩn thận với những chất có thể là chất gây dị ứng không ngờ tới, ví dụ như một số thành phần được liệt kê dưới đây.

*Chú ý: Danh sách sau đây không có ý kết luận những chất gây dị ứng luôn luôn có trong những loại thức ăn này. Mục đích của danh sách này nhằm nhắc nhở người dùng phải luôn đọc kĩ nhãn mác sản phẩm và đưa ra câu hỏi về thành phần thực phẩm.

meo tranh di ung thuc pham

Dành cho chế độ ăn không có sữa

Bạn cần tránh những thực phẩm có sữa hoặc bất kì thành phần nào dưới đây:

– Bơ, chất béo từ bơ (butter fat), dầu từ bơ (butter oil) và các chế phẩm khác của bơ (butter acid, butter ester, buttermilk).

– Casein, casein thủy phân và các dạng muối của casein (caseinate), phô mai, phô mai tươi, kem, sữa đông (curd), sữa trứng (custard), diacetyl, bơ loãng (ghee), sữa hỗn hợp của sữa nguyên kem và sữa tươi (half-and-half).

– Lactalbumin, lactalbumin phosphate, lactoferrin, lactose, lactulose, sữa (ở mọi dạng, bao gồm sữa đặc, sữa bột, sữa đặc không đường, sữa dê và sữa động vật khác, sữa ít béo, sữa mạch nha, sữa béo, sữa không béo, sữa không kem, sữa nguyên kem …), protein sữa thủy phân, bánh pudding, Recaldent® (là một loại sản phẩm từ sữa có chứa casein phosphopeptide), rennet casein, kem chua, kem chua đặc, sữa chua, sữa chua đặc, tagatose, whey và các sản phẩm khác từ sữa.

Đôi khi sữa cũng có trong một số sản phẩm dưới đây:

Hương bơ nhân tạo, bánh nướng, kẹo caramel, sô cô la, chế phẩm giống hoặc canh trường vi khuẩn tạo axit lactic, hoặc canh trường vi khuẩn khác, thịt hộp, bánh mì kẹp xúc xích, xúc xích, bơ thực vật, nisin, các sản phẩm không chứa sữa, kẹo nougat.

Bạn luôn phải nhớ điều này:

  • Những người dị ứng với sữa bò thường được khuyên tránh sử dụng sữa từ động vật nuôi khác. Ví dụ, protein sữa dê tương tự với protein sữa bò, do đó có thể gây ra phản ứng dị ứng đối với những người bị dị ứng sữa.

Dành cho chế độ ăn không có trứng

Bạn cần tránh những thức ăn có chứa trứng hay bất kì thành phần nào dưới đây:

Albumin (hay còn gọi là albumen), trứng (dạng khô, dạng bột, dạng rắn, lòng trắng, lòng đỏ), thức uống làm từ sữa và trứng (eggnog), globulin, livetin, lysozyme, mayonnaise, meringue (bột meringue), surimi, vitellin, hoặc những thành phần khác mà tên gọi bắt đầu bằng “ovo” hay “ova” (mang nghĩa “từ trứng”, ví dụ như ovalbumin).

Đôi khi trứng cũng có trong những sản phẩm sau đây:

Các loại bánh nướng, bánh mì, thức uống có bọt (thức uống có cồn, một số loại cà phê), các sản phẩm thay thế trứng, cơm chiên, kem, lecithin, bánh hạnh nhân, kẹo xốp tan (marshumallow), thịt xay nướng hoặc thịt viên, kẹo nougat, mì ống.

Bạn luôn phải nhớ điều này:

  • Những người dị ứng với trứng không nên ăn trứng vịt, trứng gà tây, trứng ngỗng, hay trứng chim cút,… vì chúng có thể gây ra phản ứng chéo với trứng gà.
  • Mặc dù lòng trắng trứng mới chứa những protein gây dị ứng, tuy vậy những người dị ứng trứng tuyệt đối tránh tiêu thụ trứng hoàn toàn (lòng đỏ lẫn lòng trắng).

Dành cho chế độ ăn không chứa lúa mì

Bạn không nên ăn những thức ăn có lúa mì hay bất kì thành phần nào dưới đây:

Vụn bánh mì, bulgur, chiết xuất từ ngũ cốc, club wheat, món couscous (làm từ bột mì, thịt và rau), bột tẩm (để chiên, nướng) (cracker meal), durum, einkorn, emmer (tên gọi các loại lúa mì), bột ngũ cốc, bột mì (trong bánh mì, bánh kem, durum, bột mì bổ sung dinh dưỡng, bột mì nguyên cám, bột mì giàu gluten, bột mì giàu protein, bột làm bánh ngọt, bột mì trộn sẵn, bột mì mịn, bột nghiền, bột mì nguyên cám),  lúa mì thủy phân, protein Kamut®, bột matzoh (hay được gọi là matzo, matzah hoặc matza), mì ống, mì căn, bột báng làm từ lúa mì, triticale (tên 1 loại lúa mì), bột mì căn, lúa mì (cám, lúa mì cứng, mầm, gluten, cỏ, mạch nha, tinh bột), cám từ lúa mì thủy phân, dầu mầm lúa mì, cỏ lúa mì, protein chiết xuất từ lúa mì và tất cả các loại hạt lúa mì.

Đôi khi lúa mì có thể có trong một số sản phẩm sau:

Xi rô đường glucose, yến mạch, nước tương (xì dầu), tinh bột bao gồm cả tinh bột hồ hóa, tinh bột biến tính, thức ăn chế biến từ tinh bột, tinh bột thực vật, surimi.

Dành cho chế độ ăn không chứa đậu nành

Bạn cần tránh những thức ăn có chứa đậu nành hay bất kì thành phần nào dưới đây:

Đậu nành Nhật (edamame), tương Miso, natto (đậu nành lên men), đậu nành (albumin đậu nành, phô mai đậu nành, xơ đậu nành, bột đậu nành, đậu nành mảnh, kem đậu nành, sữa đậu nành, hạt, mầm đậu nành, sữa chua đậu nành), đậu tương (dạng đông hoặc dạng hạt rời), protein đậu nành (hàm lượng cao, thủy phân, hoặc tinh chất), ngoài ra còn có nước tương đậu nành (soyu), nước tương tamari, tempeh (tương nén), protein sợi đậu nành (TVP), đậu phụ, đậu hũ.

Đôi khi đậu nành cũng có trong một số sản phẩm sau:

Các món ăn châu Á, canh rau củ, chất tạo đặc từ thực vật, tinh bột thực vật.

Bạn cần nhớ những điều sau:

  • Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, dầu đậu nành tinh luyện không nằm trong danh sách bị dán nhãn là chất gây dị ứng. Nghiên cứu cho thấy hầu hết những người bị dị ứng đậu nành vẫn an toàn khi sử dụng dầu đậu nành tinh luyện cao (không phải dưới dạng ép lạnh, ép thường hay ép xay thô).
  • Hầu hết những người dị ứng đậu nành vẫn an toàn khi ăn thức ăn có lecithin từ đậu nành.
  • Bạn cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng những thành phần được nêu ở trên.

Dành cho chế độ ăn không có động vật có vỏ

Bạn không nên ăn những động vật có vỏ hay bất kì thành phần nào sau đây:

Hàu, cua, tôm các loại (tôm sông, tôm đất, tôm sú, tôm hùm…), khuyết, tép, một số loài tôm nhuyễn thể.

Theo luật phân loại thực phẩm thì những loài động vật thân mềm không được xem là nguyên nhân gây dị ứng chính và do đó có thể không được ghi đầy đủ trên nhãn sản phẩm.

Bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo bạn tránh những loài thân mềm hoặc thức ăn chứa những thành phần sau

Bào ngư, con trai, nghêu, sò, ốc, hến và các loại có vỏ khác, sò nứa, mực nang, mực ống, ốc đá (ốc đá lapas, ốc vú nàng), bạch tuộc, hàu, ốc mỡ, hải sâm, nhím biển (cầu gai), ốc sên, ốc biển lớn.

Đôi khi một số loài động vật có vỏ cũng có trong một số sản phẩm sau:

Súp Bouillabaisse, mực của mực nang, thuốc glucosamine, nước hầm cá, hương liệu hải sản (chiết xuất từ cua hoặc sò), surimi.

Bạn cần nhớ những điều sau đây:

  • Bất kì món ăn nào được phục vụ trong các nhà hàng hải sản đều có thể chứa protein từ loài động vật có vỏ do tương tác chéo.
  • Đối với một số người dị ứng, phản ứng có thể xảy ra ngay cả khi họ chỉ hít phải mùi thức ăn hay trong quá trình chế biến, xử lí cá và động vật có vỏ.

Dành cho chế độ ăn không có hạt cây

Bạn cần tránh những thức ăn chứa các loại hạt hay bất kì thành phần nào dưới đây:

Hạnh nhân, hạt nhân tạo, hạt dẻ gai, hạt dẻ Brazil, bí hồ lô, hạt điều, hạt dẻ nâu, hạt chinquapin, dừa*, gianduja từ trái phỉ (một loại hạt sô cô la hỗn hợp), hạt bạch quả, hạt hồ đào, hạt vải, hạt vải thiều, hạt mác ca, bánh/bột hạnh nhân, hạt nangai, chiết xuất hạt tự nhiên (hạnh nhân, hồ đào), bơ từ hạt (bơ hạt điều), đậu phộng, bột từ hạt xay nhuyễn (bột hạnh nhân),  hạt mảnh, hạt hồ đào, sốt pesto, hạt pili, hạt thông (còn được gọi dưới những tên khác như pignoli, pigñolia, pignon, piñon và pinyon), quả hồ trăn, hạt mỡ, quả óc chó.

Đôi khi những loại hạt cây có thể có trong một số sản phẩm sau:

Hương liệu chiết xuất từ quả óc chó đen, chiết xuất hạt tự nhiên, chiết xuất hạt chưng cất, chiết xuất rượu từ hạt, dầu từ hạt (dầu quả óc chó, dầu hạnh nhân), hương liệu chiết xuất từ quả óc chó.

Bạn cần nhớ những điều sau:

  • Món Mortadella có thể chứa hạt hồ trăn.
  • Hiện nay không có bằng chứng nào cho thấy dầu dừa và dầu/bơ từ hạt mỡ có thể gây dị ứng.
  • Nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân dị ứng hạt cây tránh ăn đậu phộng.
  • Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu một số hạt nào đó chưa được liệt kê ở bài này.

* Quả dừa, một loại quả có hạt cứng, thường không được xếp vào danh mục tránh sử dụng đối với người bị dị ứng hạt cây. Tuy nhiên tháng 10 năm 2006, Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì đã xếp dừa là một loại hạt cây. Những tài liệu y khoa ghi nhận một số ít trường hợp bị dị ứng với dừa và phần lớn xảy ra ở những người không bị dị ứng với những hạt cây khác. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nó.

Dành cho chế độ ăn không có đậu phộng

Bạn không nên ăn đậu phộng hay bất kì thành phần nào dưới đây:

Các loại hạt nhân tạo, đậu phộng rang tẩm muối đường, dầu đậu phộng ép lạnh, ép thường hoặc ép xay thô, đậu phộng bọc sô cô la sữa (goobers), các loại hạt mọc dưới đất, hạt hỗn hợp, đậu phộng còn nguyên vỏ, hạt xay, hạt mảnh (hạt được dập nhỏ), bơ đậu phộng, bột đậu phộng, protein đậu phộng thủy phân.

Đôi khi đậu phộng có thể có trong một số sản phẩm sau:

Các món ăn châu Phi, châu Á (đặc biệt ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam), và Mexico; các món bánh nướng (bánh ngọt, bánh qui), kẹo (bao gồm cả kẹo sô cô la), tương ớt, trứng cuộn, sốt enchilada, bánh hạnh nhân, sốt mole và kẹo nougat.

Bạn luôn phải nhớ những điều sau:

  • Mandelonas chính là đậu phộng được ngâm trong hương liệu hạnh nhân.
  • FDA loại trừ dầu đậu phộng được tinh luyện ra khỏi danh sách chất gây dị ứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết những người dị ứng vẫn có thể dùng dầu đậu phộng tinh luyện (không phải dầu dạng được ép lạnh, ép thường hay éo xay thô) mà không có phản ứng gì. Tuy vậy, hãy tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Một nghiên cứu cho thấy, không giống như những cây họ đậu khác, hạt đậu lupine có khả năng cao gây ra phản ứng chéo với đậu phộng.
  • Dầu Arachis là dầu đậu phộng.
  • Nhiều bác sĩ khuyên những người dị ứng đậu phộng cũng cần tránh sử dụng các loại hạt cây khác.
  • Hạt hướng dương thường được sản xuất trên cùng thiết bị với đậu phộng.
  • Một số loại bơ thay thế như bơ đậu nành hoặc bơ hạt hướng dương thường được sản xuất trên cùng thiết bị với những hạt cây khác, một vài trường hợp có cả hạt đậu phộng. Bạn nên liên hệ với nhà sản xuất trước khi sử dụng những sản phẩm của họ.

Dành cho chế độ ăn không có cá

Đôi khi cá có thể có trong những thực phẩm sau:

Sốt thịt nướng, súp Bouillabaisse, salad Caesar, trứng cá muối, thức ăn chiên kĩ, hương liệu cá, bột cá, cá hun khói, bột gelatin từ cá (kosher gelatine, marine gelatine), dầu cá, nước mắm giả cá và chất keo lấy từ động vật có vỏ cứng, dạ dày cá tuyết, nước mắm làm từ dạ dày cá (fish maws), nước hầm cá, bột cá, nước mắm (nước chấm làm từ cá của Việt Nam), bánh pizza (loại có lớp phủ là cá cơm), trứng cá, một số loại nước sốt salad, hương liệu hải sản, sụn cá mập, vây cá mập, surimi, sushi, sashimi (thịt cá sống), sốt Worcestershire.

Bạn cần phải nhớ những điều sau:

  • Bạn không nên đến những cửa hàng hải sản nếu bạn bị dị ứng cá. Cho dù bạn yêu cầu những món không có cá trong thực đơn, tương tác chéo với protein của cá vẫn có khả năng xảy ra.
  • Ẩm thực châu Á hay dùng nước mắm như là gia vị cơ bản khi chế biến món ăn. Bạn nên cân nhắc khi ăn những món này.
  • Protein trong cá có thể thoát ra bên ngoài, bay theo hơi nước trong quá trình chế biến chúng và có thể gây ra phản ứng dị ứng. Tránh xa khu vực chế biến thức ăn khi cá đang được chế biến.

Tài liệu tham khảo:

http://www.foodallergy.org/document.doc?id=133

Bài viết Những mẹo để tránh dị ứng thực phẩm được xuất bản tại Thực phẩm Cộng đồng.

]]>
https://thucphamcongdong.vn/nhung-meo-de-tranh-di-ung-thuc-pham-2-b-25.html/feed 0